cho lai tạo.
Bảng 3.15: Kết quả độ nảy mầm của hạt phấn qua thời gian bảo quản
STT TT
CT
dòng
Khi hoa nở Sau 10 ngày Sau 20 ngày Sau 30 ngày Sau 40 ngày Sau 50 ngày A/B % A/B % A/B % A/B % A/B % A/B %
11 2XB 366/1126 32,5 297/1156 25,7 192/1216 15,8 19/1262 1,5 7/1000 0,7 0/1000 0,0 1 2XB 366/1126 32,5 297/1156 25,7 192/1216 15,8 19/1262 1,5 7/1000 0,7 0/1000 0,0 2 2 TN7 611/1162 52,5 550/1324 41,6 301/1325 22,7 72/1326 5,4 0/1000 0,0 0/1000 0,0 3 3 TN5 538/1153 46,7 380/1132 33,6 217/1239 17,5 36/1009 3,6 17/1125 1,5 2/1000 0,2 4 4 TN8 415/1236 33,6 298/1154 25,8 167/1125 14,8 38/1352 2,8 9/1136 0,8 0/1000 0,0 5 5 XB-106 40/1243 3,2 15/1059 1,4 0/1000 0,0 0/1000 0,0 0/1000 0,0 0/1000 0,0 Ghi chú: CT: Công thức A: Số hạt phấn nảy mầm B: Tổng số hạt phấn quan sát
Độ nảy mầm của hạt phấn là một yếu tố quan trọng trong việc lai, tạo giống. Biết được độ nảy mầm của hạt phấn ta có thể chủ động trong công tác lai tạo, và đặc biệt là tìm ra được nguồn hạt phấn tốt để có thể làm cây trồng thụ phấn cho vườn cam quýt. Nhiều nghiên cứu cho biết nguồn hạt phấn có ảnh hưởng đến chất lượng quả, năng suất quả ở khả năng nâng cao tỷ lệ đậu quả và cho quả không hạt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.15 ta nhận thấy: Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn đạt cao nhất khi hoa nở và giảm dần theo thời gian bảo quản. Khi hoa nở dòng TN7 có độ nảy mầm hạt phấn đạt tỷ lệ cao nhất chiếm 52,5%; tiếp đến là dòng TN5 đạt 46,7%; dòng TN8 đạt 33,6%; dòng 2XB đạt 32,5% cuối cùng là dòng XB - 106 đạt 3,2%.
Tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn giảm mạnh sau 20 ngày, các dòng TN7, TN5, TN8 và 2XB có độ nảy mầm hạt phấn giao động từ 15,8 - 22,7%, cao nhất vẫn là dòng TN7 chiếm 22,7%. Hạt phấn của dòng XB - 106 hoàn toàn mất sức nảy mầm sau 20 ngày bảo quản. Sau 40 ngày bảo quản độ nảy mầm hạt phấn của các dòng dao động từ 0,7 - 1,5%. Hạt phấn của dòng TN7 không còn khả năng nảy mầm sau 40 ngày bảo quản, Sau 50 ngày bảo quản duy nhất chỉ còn hạt phấn của dòng TN5 vẫn có khả năng nảy mầm và đạt tỷ lệ 0,2%, hạt phấn của các dòng còn lại hoàn toàn mất sức nảy mầm.
Theo Froelicher và các cs cho biết khả năng được thụ phấn ở cây cam quýt là rất cao vì số lượng hạt phấn bám vào chân côn trùng là khoảng 5 vạn hạt cho 1 lần côn trùng đậu vào hoa. Với số lượng hạt phấn lớn thì tỷ lệ nảy mầm hạt phấn là 0,1% cũng đủ khả năng cho đậu quả [36].
Như vậy, trong điều kiện thí nghiệm chúng ta có thể bảo quản nguồn hạt phấn từ 15 đến 50 ngày sau khi hoa nở tuỳ từng dòng, giống, điều này rất có ý nghĩa đối với các dòng, giống có thời gian nở hoa khác nhau mà chúng ta vẫn có thể tiến hành các thí nghiệm lai giữa các giống với nhau. Các nguồn hạt phấn thí nghiệm đều có khả năng nảy mầm tốt, không ảnh hưởng gì đến quá trình thụ phấn, thụ tinh vì theo tác giả Nattancourt khi nghiên cứu quá trình thụ phấn, thụ tinh ở cây ăn quả cam quýt đã nhận định rằng: yếu tố quan trọng hình thành quả và hạt là do quá trình tương tác giữa hạt phấn và nhuỵ hoa cái quyết định, tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn không ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh, trừ khi tỷ lệ nảy mầm của hạt phấn quá thấp ở mức phần nghìn. Số liệu thu được ở bảng 3.15 cho thấy tỷ lệ nảy mầm hạt phấn của các dòng khá cao. Đây sẽ là cơ sở khoa học rất có ý nghĩa đối với các nhà tạo giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn