Nội dung Nghiên cứu tình hình sâu bệnh hại của các dòng giống cam quýt

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 67 - 69)

cam quýt

Theo tiêu chuẩn nghành “ Quy định về công tác điều tra phát hiện sinh vật hại cây trồng “ do Bộ NN và PTNN ban hành năm 2003 (Quyết định số 82/2003/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

QD /BNN). Mỗi vườn điều tra 10 điểm ngẫu nhiên theo đường chéo góc lặp lại và không lặp lại (không cố định điểm điều tra, cây điều tra).

Thời gian điều tra: định kỳ 15 ngày/lần và điều tra bổ sung vào các thời kỳ xung yếu( các đợt lộc, hoa, quả).

Cách điều tra: quan sát, phát hiện, thu thập mẫu sâu hại. Nhìn bằng mắt: Quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như: héo ngọn, héo cành, lá có vết hại hoặc biến dạng, thân có lỗ đục,...

- Thành phần sâu, bệnh hại:

Đối với từng loại sâu bệnh hại chính theo dõi. Tỷ lệ % tuổi sâu = Tổng số sâu ở pha phát dục

x 100 Tổng số sâu sống điều tra

Tỷ lệ bệnh % = Tổng số cây (lộc, hoa, quả) bị bệnh

x 100 Tổng số cây (lộc, hoa, quả) điều tra

Chỉ số bệnh % = Tổng số lá ở mỗi cấp bệnh x cấp tương ứng x 100 Tổng số lá điều tra x cấp cao nhất

Phương pháp theo dõi: Quan sát bằng mắt.

- Sâu đục thân, đục cành: Điều tra 20 cành của 5 cây. - Sâu hại lá: điều 100 lá lấy đồng đều trên cả vườn.

Phương pháp theo dõi bệnh: Theo dõi bằng mắt. Mỗi tháng theo dõi một lần. - Bệnh hại lá: Lấy ngẫu nhiên 50 lá để điều tra.

- Bệnh trên cành, trên thân: Điều tra 20 cây.

- Bệnh trên quả: Điều tra 20 quả lấy đồng đều trên các cây trong vườn

2.4.5. Nội dung 5

Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, thời gian xử lý Colchicine đến khả năng tạo thể tứ bội từ mầm hạt cây cam quýt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chọn ngẫu nhiên 30 hạt đã bóc vỏ cho một công thức. Đảm bảo số hạt được chọn phải đồng đều, chọn hạt vừa phải.

* Các công thức thí nghiệm:

- Mầm hạt được xử lý Colchicine với các thời gian (6h; 12h) ở các nồng độ (0,005%; 0,01%; 0,02%). Các thời gian ( 6h; 12h; 24h; 48h) ở 3 nồng độ khác nhau ( 0,05%; 0,1%; 0,2%), tổng số 30 công thức thí nghiệm, và 2 công thức đối chứng ở 0% cho 2 dòng.

* Phương pháp xử lý:

- Pha dung dịch mẹ: Hoà tan 0,4g Colchicine vào trong 196 ml nước cất tạo 200ml dung dịch mẹ 0,2%. Dung dịch này để trong bóng tối. Từ dung dịch mẹ pha loãng ra các nồng độ cần dùng: 0,05%; 0,1%; 0,2%.

- Hạt đã bóc vỏ được gieo trong hộp nhựa trải giấy thấm nước, để ở nhiệt độ 250C sau 1 tuần hạt nảy mầm dài 0,5cm thì tiến hành xử lý Colchicine.

- Hạt được gieo trong các đĩa Petri trải giấy thấm mỏng, nhúng ngập hạt trong dung dịch sau đó dùng giấy bạc bọc kín đĩa Petri để tránh dung dịch bốc hơi. Đưa trên máy lắc lắc nhẹ 20 - 40 vòng / phút.

- Sau các thời gian thí nghiệm, hạt được lấy ra khỏi đĩa và được rửa sạch bằng nước cất nhiều lần (3 - 5 lần). Để khô hạt và gieo trên đĩa Petri có đặt giấy thấm và ổn định ẩm độ 100%.

- Sau 1 - 2 tuần hạt nảy mầm đưa trồng trong bầu đất 12cm x 6cm. Sau khi cây mọc từ 2 - 4 tuần tiến hành đánh giá kết quả xử lý:

* Các chỉ tiêu theo dõi: - Tỉ lệ sống (%)

- Tỉ lệ nhị bội (%). - Tỉ lệ tứ bội (%)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông - sinh học và khả năng tạo cây tứ bội của một số dòng giống cam quýt tại thái nguyên (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)