Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 26)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1.5.2. Nhóm các nhân tố kinh tế xã hội

a. Dân cư và lao động

Dân cư là lực lượng sản xuất quan trọng của xã hội.Cùng với hoạt động lao động sản xuất, dân cư cịn có nhu cầu nghỉ ngơi và du lịch. Nhu cầu du lịch của con người tùy thuộc vào đặc điểm xã hội, nhân khẩu của dân cư. Việc nắm vững số dân, thành phần dân tộc, đặc điểm nhân khẩu, sự phân bố và mật độ dân cư có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển du lịch. Cần phải nghiên cứu, phân tích kết cấu dân cư theo nghề nghiệp, lứa tuổi để xác định nhu cầu du lịch, vì đây là nhân tố có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển.

Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự tăng dân số, tăng mật độ, độ dài tuổi thọ, sự phát triển của đơ thị hóa,..liên quan mật thiết với sự phát triển ngành du lịch.

b. Kinh tế

Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát triển du lịch là điều kiện kinh tế. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc

Hội đồng kinh tế và xã hội Liên hợp quốc, một đất nước có thể phát triển du lịch

một cách vững chắc nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch.

Kinh tế và phát triển ln có mối quan hệ hữu cơ, nghịch thuận lẫn nhau. Trong quá trình phát triển của mình, du lịch luôn xem kinh tế là một trong những nguồn lực quan trọng. Sự tác động tới điều kiện kinh tế tới phát triển du lịch thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau. Du lịch là ngành dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển

tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, điều kiện kinh tế đóng vai trị góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch.

c. Văn hóa

Trình độ văn hóa cao tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch. Phần lớn những người tham gia vào các chuyến du lịch là những người có trình độ văn hóa nhất định. Ngồi nhu cầu thư giãn họ cịn có nhu cầu tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa,…nơi họ đến. Một đất nước mà người dân có trình độ văn hóa cao thì số khách du lịch di ra ngồi tăng lên khơng ngừng với cường độ cao. Bên cạnh đó, trình độ văn hóa của người dân sở tại thấp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch. Việc phát triển du lịch phải mang dấu ấn của con người, tức là con người thơng qua trí tuệ của mình để đưa ra các biện pháp, cách thức phát triển du lịch. Một quốc gia giàu có về tài nguyên du lịch nếu không biết sử dụng trí óc con người để phát huy hết giá trị của các tài nguyên thì cũng như “muối bỏ bể:. Ngược lại, những quốc gia nghèo về tài nguyên những biết phát huy hợp lí sẽ thu hút được lượng khách rất lớn và ngành du lịch sẽ phát triển bền vững.

d. Chính trị xã hội

Để du lịch khơng ngừng phát triển và trở thành nền kinh tế mũi nhọn của đất

nước, sự phối hợp chặt chẽ giữa quốc phòng và an ninh với các hoạt động du lịch có ý nghĩa cực kì quan trọng. Sự đảm bảo vững chắc về quốc phịng và an ninh tạo mơi trường ổn định cho đất nước và khách tham quan. Bầu chính trị hịa bình, hữu nghị sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một thế giới bất ổn về chính trị, xung

đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch tức là nó khơng

làm trịn “sứ mệnh” đối với du lịch, gây tâm lí hồi nghi, sợ hãi cho du khách.

e. Chính sách hỗ trợ của Nhà nước

Các nước trên thế giới hiện nay rất quan tâm đến vấn đề du lịch, các nước đều đưa du lịch vòa trong kế hoạch phát triển hàng năm, thậm chí cịn xem du lịch như là cơng cụ để phát triển kinh tế và văn hóa xã hội của đất nước. Đối với các nước phát triển, du lịch quốc tế như là một công cụ thuận lợi để cải thiện cán cân

thanh toán quốc tế nên Nhà nước ln khuyến khích việc tiếp cận du khách quốc tế, đưa ra nhiều chính sách, chủ trương và các hoạt động hấp dẫn nhằm thu hút, lội kéo khách du lịch quốc tê vào trong nước đồng thời hạn chế nhân dân đi du lịch nước ngoải.

Tuy nhiên, việc phát triển ngành du lịch không chỉ dựa vào việc lôi kéo khách du lịch quốc tế mà lượng khách du lịch trong nước cũng chiếm một phần không nhỏ trong việc tăng thu ngân sách Nhà nước. Vì thế Nhà nước ta đã có nhiều chính sách

đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển du lịch cho các địa phương như: hỗ trợ tiền

thuê đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch, hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp để đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở du lịch, hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ về đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Ngoài ra, Nhà nước còn kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng các khu du lịch mang tính quốc tế đồng thời tận dụng khai thác tiềm năng du lịch sẵn có như các kỳ quan thiên nhiên, các thắng cảnh đẹp, khai thác du lịch sinh thái, đồng quê, các khu di tích lịch sử, lễ hội…cũng là một trong những nhân tố điều kiện thúc đẩy du lịch phát triển.

Như vậy, một đất nước, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của con người dân khơng thấp nhưng chính quyền địa phương khơng có những chính sách hỗ trợ cho các hoạt động du lịch thì hoạt động này không thể phát triển được.

1.1.5.3. Nhóm nhân tố cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật phục

vụ du lịch

a. Cơ sở hạ tầng (CSHT): Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trị đặc biệt đối với việc đẩy mạnh phát triển du lịch

v Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan trọng hàng đầu

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định. Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải.

Thơng qua mạng lưới giao thơng thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện tượng phổ biến trong xã hội.

Mỗi loại giao thơng có những đặc trưng riêng biệt. Giao thông bằng ô tô tạo điều kiện cho khách dễ dàng đi theo lộ trình lựa chọn. Giao thông đường sắt rẻ tiền nhưng chỉ đi theo những tuyến cố định. Giao thông đường hàng không rất nhanh, rút ngắn thời gian đi lại nhưng đắt tiền. Giao thơng đường thuỷ tuy chậm nhưng có thể kết hợp với việc tham quan giải trí… dọc theo sông hoặc ven biển.

Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay đã có một số phương tiện giao thơng được sản xuất với mục đích chủ yếu phục vụ du lịch.

Nhìn chung, mạng lưới giao thơng vận tải trên thế giới và từng quốc gia không ngừng được hồn thiện. Điều đó đã giảm bớt thời gian đi lại, tăng thời gian nghỉ ngơi và du lịch.

v Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Nó là điều kiện cần để đảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong nước và quốc tế

Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thơng tin liên lạc đảm nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.

Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch khơng thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc.

v Các cơng trình cung cấp điện, nước

Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, đi lại… du khách cịn có nhu cầu đảm bảo về điện, nước để cho quá trình sinh hoạt được diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.

Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.

b. Cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT)

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trị hết sức quan trọng trong q trình tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hố du lịch địi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, cơng trình đặc biệt…Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các cơng trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hố du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia phục vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng cơng suất các cơng trình phục vụ du lịch. Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ sở này.

Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm. Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm du lịch.

Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các cơng trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng.

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam

Trải qua hai cuộc chiến tranh đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế suy sụp, dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta. Trước tình hình đó nước ta cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đảng và nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của mỗi ngành trong đó có ngành du lịch.

Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hoá sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảng khố VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khố IX).

Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tình đến thời điểm này, hoạt động du lịch đã mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hố cơng nghiệp, tiêu dùng… được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hoá được xuất khẩu mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác, du lịch còn là ngành “xuất khẩu vơ hình” hàng hố du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hố…

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đơng Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu,

đúng vào khu vực gió mùa Đơng Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Việt Nam cịn có những danh thắng đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng ngồi ra cịn có di sản văn hố thế giới phi vật thể là nhã nhạc Huế. Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, Cát Tiên, khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, U Minh… Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nên đây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có. Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…

- Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam cịn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hoá, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn 2000 làng nghề thủ công thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt Nam du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc rải từ bắc vào nam. Những cái nôi của làng nghề là

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 26)