6. Cấu trúc của đề tài
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY ĐẾN 2020
3.2.1. Định hướng chung
- Phát triển du lịch đưa huyện Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương ứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.
- Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch để dịch vụ, du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tý trọng GDP du lịch, từng bước xây dựng điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Lệ Thủy.
- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơng tác xã hội hóa du lịch, phát huy vai
trị và nâng cao lợi ích, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.
- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng hồn thiện các sản phẩm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh.
- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Đưa du lịch Lệ Thủy phát triển thành điểm du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Bình.
3.2.2. Định hướng cụ thể
- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 là 15%/năm, trong đó:
+ Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020 là 15,4%/năm.
+ Tốc độ tăng trưởng khách nội địa trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020 là 14,8%/năm.
- Tổng lượng khách đến với huyện trung bình đạt 30.000 lượt khách/năm - Thời gian lưu trú trung bình:
+ Năm 2016: đối với khách quốc tế là 1,2 ngày, khách nội địa là 1,5 ngày + Năm 2020: đối với khách quốc tế là 2 ngày, khách nội địa là 3 ngày - Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch:
+ Năm 2016: có 35 cơ sở lưu trú du lịch + Năm 2020: có 45 cơ sở lưu trú du lịch - Lao động ngành du lịch:
+ Năm 2016, dịch vụ - du lịch tạo việc làm cho 11.000 lao động, trong đó 10% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.
+ Năm 2020, dịch vụ - du lịch tạo việc làm cho 15.000 lao động, trong đó 50% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đã qua đào tạo chuyên ngành về du lịch.