CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 71 - 72)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY

Không phải bàn cãi nhiều về thế mạnh sản xuất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy bởi không nhiều vùng quê sở hữu được những đồng lúa trĩu vàng, thẳng cánh có bay như nơi đây. Và khơng chỉ có thế, tên gọi Lệ Thủy đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn bởi một tiềm năng khác đang được đánh thức: du lịch. Với đặc điểm địa hình hội tụ đủ các yếu tố rừng núi, sơng ngịi, đồng bằng, bờ biển và một hệ thống đường giao thơng thuận lợi, Lệ Thủy đang có những thế mạnh riêng về du lịch mà không nhiều địa phương khác sánh được. uả thực như vậy, bởi không ai có thể phủ nhận Lệ Thủy là vùng đất “địa linh nhân kiệt” gắn với tên tuổi của những nhân vật kiệt xuất có công lớn với quê hương qua các thời kỳ lịch sử, như: Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có cơng đầu mở cõi phương Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng tài ba nổi tiếng thế giới... Ngoài ra, Lệ Thủy cũng là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, như: Chùa Hoằng Phúc với bề dày hơn 700 năm tuổi, Miếu Thần Hoàng - nơi ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên phía Nam Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Đặc biệt, những năm trở lại đây, tên gọi Lệ Thủy được nhắc đến nhiều hơn, gắn với những địa danh có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái, như: Suối nước nóng Bang, Bàu Sen...Và hơn thế nữa, văn hóa truyền thống với những bản sắc riêng của Lệ Thủy, như: làn điệu hò khoan 9 mái, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, lễ hội chùa Hoằng Phúc... đang hứa hẹn một tiềm năng phát triển du lịch to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đang tập trung mọi nguồn lực, khai thác tối đa để phát triển kinh tế.

con đường rợp bóng cây, tiếng trẻ con nơ đùa lẫn trong tiếng cười sảng khối của các bác nơng dân sau một ngày vất vả việc đồng áng. Hệ thống các làng nghề truyền thống của huyện Lệ Thủy cũng rất đa dạng với nhiều sản phẩm gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Dịng sơng Kiến Giang hiền hòa tắm mát ruộng đồng mùa lúa trổ bông hay rộn ràng tiếng mái chèo khua nước hòa trong điệu hò khoan của các mẹ, các chị mỗi mùa gặt. Từ bao đời nay, dòng Kiến Giang đã trở thành một phần máu thịt của người dân Lệ Thủy. Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống làm nức lịng người dân cả nước. Vì thế, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống là điều mà các thế hệ lãnh đạo huyện Lệ Thủy vẫn ln trăn trở.

Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh cũng như huyện Lệ Thủy và để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 1198/KH-UBND về việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển du lịch trên địa bàn. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phát triển dịch vụ, du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã có định hướng xây dựng huyện trở thành điểm

đến du lịch quan trọng, thu hút khách du lịch, ngày một hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Đây là những yếu tố thuận lợi cho du lịch Lệ Thủy nâng cao vị thế của mình, dần xây dựng huyện không chỉ là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước mà trở thành điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo và mến khách. Đến năm 2020, xây dựng thương hiệu du lịch Lệ Thủy và đưa du lịch Lệ Thủy phát triển thành điểm du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 71 - 72)