ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 67)

3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

- Với những tiềm năng du lịch vốn có của mình, huyện Lệ Thủy đã sớm khai thác để tạo nên những điểm du lịch nổi bật thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghĩ dưỡng.

- Huyện đã xây dựng được các tuyến du lịch liên tỉnh, tạo sự đa dạng cho loại hình du lịch. Từ đó thu hút được các doanh nghiệp và công ty lữ hành đưa khách du lịch đến với huyện.

- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch được tỉnh quan tâm đúng mức. Từ đó chỉ đạo cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện cùng thực hiện.

- Hoạt động lưu trú trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư xây dựng và nâng cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến với huyện. Hệ thống khách sạn đã áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ như Lễ tân, bàn, buồng, bar, bếp. Một số khách sạn đã áp dụng các công nghệ mới như thanh toán, đặt phòng qua mạng…mang lại sự thuận tiện cho du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch.

- Bằng nguồn vốn từ Chương trình phát triển du lịch của Tỉnh, kinh phí của các doanh nghiệp và tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, các tổ chức quốc tế, hằng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành và nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng, cử cán bộ, công chức đi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hội thảo trong nước và nước ngoài…Nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch, dịch vụ du lịch tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và huyện.

- Công tác bảo vệ môi trường du lịch đã được chú trọng. UBND huyện tổ chức các hội thảo, tập huấn về chủ đề môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng gắn với việc chấn chỉnh các hoạt động vi phạm môi trường…nhờ đó đã tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức về môi trường, cải thiện rõ rệt về môi trường du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đã tăng cường sự phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch, bảo đảm an ninh trật tự, môi trường du lịch, cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh hiệu quả.

2.3.2. Hạn chế

Trong những năm qua, du lịch đã có những bước phát triển mạnh, dần vươn lên khẳng định được mình là một trong những ngành kinh tế thế mạnh của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch thời gian qua có nhiều tồn tại và hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và phát triển thiếu bền vững cần được khắc phục, đó là:

- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn đơn điệu, chưa khai thác được các tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, thiếu các loại hình du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng suy giảm ngày lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, thiếu các khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách.

- Nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch đã được cấp phép đầu tư khu du lịch và khách sạn nhưng triển khai chậm hoặc không triển khai thi công, thời gian kéo dài, chất lượng không đảm bảo do khâu giải phóng mặt bằng, do năng lực tài chính của các đơn vị đầu tư hạn chế, một số công trình phục vụ du lịch của nhà nước liên quan tiến độ chậm làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch.

- Đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mô vừa và nhỏ, năng lực

cạnh tranh yếu, chưa đủ sức vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

- Sự đầu tư mất cân đối giữa cơ sở lưu trú và hạ tầng du lịch, các tổ chức, cá nhân tập trung đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ theo hình thức tự phát để tranh thủ sự tăng trưởng của khách du lịch đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ khách dẫn đến hiệu quả kém và ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

- Đội ngũ nhân lực còn thiếu và yếu. Cán bộ có đủ năng lực quản lý kinh doanh còn ít, đội ngũ nhân viên phục vụ tính chuyên nghiệp chưa cao, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp và ứng xử còn hạn chế.

- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch mặc dù đã có bước chuyển biến tích cực nhưng còn manh mún, tính chuyên nghiệp chưa cao và thiếu một chiến

- Vấn đề ô nhiễm môi trường du lịch tại các khu du lịch điểm du lịch hiện nay đáng báo động.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn những vấn đề bất cập, tổ chức bộ máy biên chế của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. việc phối hợp quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch giữa các cấp, ngành và địa phương còn lung túng và thiếu chặt chẽ.

· Nguyên nhân 1. Khách quan

- Tính mùa vụ du lịch của huyện cao, mùa mưa kéo dài 5 tháng ( từ tháng 10 của năm trước đến tháng 2 của năm sau) làm giảm lượng khách đến tham quan du lịch trong thời gian này.

- Tiềm lực về kinh tế thấp, việc huy động các nguồn lực bên trong cho việc đầu tư phát triển du lịch còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

2. Chủ quan

- Nhận thức của cộng đồng về vai trò, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố còn nhiều hạn chế, nhất là phát triển du lịch bền vững, trách nhiệm của các cấp, ngành và các địa phương đối với phát triển du lịch chưa được phát huy đầy đủ.

- Chưa có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, việc xây dựng quy chế quản lý và khai thác tài nguyên du lịch chưa được triển khai, hạ tần du lịch còn thiếu và chưa đồng bộ.

- Công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược lâu dài. - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn những vấn đề bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. CƠ SỞ CỦA VIỆC ĐƯA RA ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY

Không phải bàn cãi nhiều về thế mạnh sản xuất nông nghiệp của huyện Lệ Thủy bởi không nhiều vùng quê sở hữu được những đồng lúa trĩu vàng, thẳng cánh có bay như nơi đây. Và không chỉ có thế, tên gọi Lệ Thủy đang ngày càng được nhắc đến nhiều hơn bởi một tiềm năng khác đang được đánh thức: du lịch. Với đặc điểm địa hình hội tụ đủ các yếu tố rừng núi, sông ngòi, đồng bằng, bờ biển và một hệ thống đường giao thông thuận lợi, Lệ Thủy đang có những thế mạnh riêng về du lịch mà không nhiều địa phương khác sánh được. uả thực như vậy, bởi không ai có thể phủ nhận Lệ Thủy là vùng đất “địa linh nhân kiệt” gắn với tên tuổi của những nhân vật kiệt xuất có công lớn với quê hương qua các thời kỳ lịch sử, như: Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có công đầu mở cõi phương Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị tướng tài ba nổi tiếng thế giới...Ngoài ra, Lệ Thủy cũng là mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh, như: Chùa Hoằng Phúc với bề dày hơn 700 năm tuổi, Miếu Thần Hoàng - nơi ra đời của Chi bộ Đảng đầu tiên phía Nam Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp... Đặc biệt, những năm trở lại đây, tên gọi Lệ Thủy được nhắc đến nhiều hơn, gắn với những địa danh có thể phát triển loại hình du lịch sinh thái, như: Suối nước nóng Bang, Bàu Sen...Và hơn thế nữa, văn hóa truyền thống với những bản sắc riêng của Lệ Thủy, như: làn điệu hò khoan 9 mái, lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang, lễ hội chùa Hoằng Phúc... đang hứa hẹn một tiềm năng phát triển du lịch to lớn mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện đang tập trung mọi nguồn lực, khai thác tối đa để phát triển kinh tế.

con đường rợp bóng cây, tiếng trẻ con nô đùa lẫn trong tiếng cười sảng khoái của các bác nông dân sau một ngày vất vả việc đồng áng. Hệ thống các làng nghề truyền thống của huyện Lệ Thủy cũng rất đa dạng với nhiều sản phẩm gắn liền với đời sống người dân nơi đây. Dòng sông Kiến Giang hiền hòa tắm mát ruộng đồng mùa lúa trổ bông hay rộn ràng tiếng mái chèo khua nước hòa trong điệu hò khoan của các mẹ, các chị mỗi mùa gặt. Từ bao đời nay, dòng Kiến Giang đã trở thành một phần máu thịt của người dân Lệ Thủy. Đây cũng là nơi diễn ra lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống làm nức lòng người dân cả nước. Vì thế, bảo tồn và phát huy những nét văn hóa truyền thống là điều mà các thế hệ lãnh đạo huyện Lệ Thủy vẫn luôn trăn trở.

Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của tỉnh cũng như huyện Lệ Thủy và để khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, Ban Thường vụ Huyện ủy và UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 1198/KH-UBND về việc triển khai công tác thông tin tuyên truyền các nhiệm vụ phát triển du lịch trên địa bàn. Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015-2020 xác định phát triển dịch vụ, du lịch, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã có định hướng xây dựng huyện trở thành điểm

đến du lịch quan trọng, thu hút khách du lịch, ngày một hoàn thiện hơn về cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch. Đây là những yếu tố thuận lợi cho du lịch Lệ Thủy nâng cao vị thế của mình, dần xây dựng huyện không chỉ là điểm dừng chân của du khách trong và ngoài nước mà trở thành điểm du lịch hấp dẫn, độc đáo và mến khách. Đến năm 2020, xây dựng thương hiệu du lịch Lệ Thủy và đưa du lịch Lệ Thủy phát triển thành điểm du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Bình.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ THỦY ĐẾN 2020 3.2.1. Định hướng chung 3.2.1. Định hướng chung

- Phát triển du lịch đưa huyện Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, tương ứng với tiềm năng và lợi thế của tỉnh.

- Đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch để dịch vụ, du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần vào tăng trưởng kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tý trọng GDP du lịch, từng bước xây dựng điểm đến, xây dựng thương hiệu du lịch mang đặc trưng riêng của Lệ Thủy.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xã hội hóa du lịch, phát huy vai

trò và nâng cao lợi ích, chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư và huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển du lịch.

- Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng hoàn thiện các sản phẩm, chú trọng phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và nâng cao sức cạnh tranh.

- Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ du lịch, tạo dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc có tính cạnh tranh cao và hấp dẫn khách du lịch. Đưa du lịch Lệ Thủy phát triển thành điểm du lịch phía Nam của tỉnh Quảng Bình.

3.2.2. Định hướng cụ thể

- Tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2016 - 2020 là 15%/năm, trong đó:

+ Tốc độ tăng trưởng khách quốc tế trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020 là 15,4%/năm.

+ Tốc độ tăng trưởng khách nội địa trung bình năm giai đoạn 2016 - 2020 là 14,8%/năm.

- Tổng lượng khách đến với huyện trung bình đạt 30.000 lượt khách/năm - Thời gian lưu trú trung bình:

+ Năm 2016: đối với khách quốc tế là 1,2 ngày, khách nội địa là 1,5 ngày + Năm 2020: đối với khách quốc tế là 2 ngày, khách nội địa là 3 ngày - Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch:

+ Năm 2016: có 35 cơ sở lưu trú du lịch + Năm 2020: có 45 cơ sở lưu trú du lịch - Lao động ngành du lịch:

+ Năm 2016, dịch vụ - du lịch tạo việc làm cho 11.000 lao động, trong đó 10% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch.

+ Năm 2020, dịch vụ - du lịch tạo việc làm cho 15.000 lao động, trong đó 50% lao động trực tiếp làm việc trong lĩnh vực dịch vụ du lịch đã qua đào tạo chuyên ngành về du lịch.

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ

THỦY

3.3.1. Tăng cường, nâng cao công tác quản lý quy hoạch

Công tác quy hoạch cần được coi là một trong những công tác quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lệ Thủy đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 phù hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Triển khai quy hoạch xây dựng các điểm du lịch địa phương, hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận Hò khoan Lệ Thủy là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.

Phối hợp với các ban ngành cấp tỉnh rà soát, thiết kế và phê duyệt các quy hoạch xây dựng điểm du lịch địa phương, các khu vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng Bang, Khu nghỉ dưỡng FLC và du lịch văn hóa, tâm linh phía Nam của tỉnh.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý cần tập trung vào một số biện pháp: - Nâng cao nhận thức về du lịch và du lịch bền vững của các đối tượng quản lý cũng như các chủ thể quản lý.

- Công bố quy hoạch hệ thống quy hoạch phát triển du lịch từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết nhằm tạo lập tính minh bạch cho môi trường quản lý.

- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch ( quy chế quản lý các khu du lịch, quy chế quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch v.v…) nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để tham mưu cho

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 67)