Xây dựng và phát triển hạ tầng du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 78 - 79)

6. Cấu trúc của đề tài

3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DU LỊCH HUYỆN LỆ

3.3.6. Xây dựng và phát triển hạ tầng du lịch

- Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống siêu thị, chợ trên địa bàn theo Quyết

định phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.

Nâng cao chất lượng các loại hình thương mại dịch vụ có tiềm năng trên địa bàn. Xây dựng các cửa hàng bán hàng lưu niệm, bán hàng tiểu thủ công nghiệp, làg nghề tại các điểm du lịch. Khuyến khích , hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu hàng hóa, sản phẩm của địa phương.

- Củng cố, hoàn thiện hạ tầng, tăng phương tiện giao thông đảm bảo phục vụ an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu đi lại cho du khách, xây dựng bến xe trung tâm huyện, tăng phương tiện công cộng như mở tuyến xe bus từ thành phố Đồng

Hới đến Lệ Thủy để thuận lợi cho khách du lịch đến Lệ Thủy. Xây dựng thêm bãi

đỗ xe tại các điểm du lịch để phục vu du khách.

- Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ bưu chính viễn thơng, phủ sóng rộng khắp các vùng và các dịch vụ tín dụng, ngân hàng như tăng thêm các cột ATM để phục vụ du khách.

- Khuyến khích đầu tư, hình thành các khu vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm về đêm để tăng lượng khách lưu trú tại huyện.

- Hướng dẫn các doanh nghiệp dịch vụ du lịch nâng cáo chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có, khuyến khích đàu tư xây dựng mới, mở rộng quy mô, tăng cường chất lượng dịch vụ của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các khu, điểm du lịch đáp ứng yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt khi huyện đăng cai tổ chức các sự kiện của tỉnh và khu vực.

- Xây dựng các chương trình kích cầu du lịch, vận động các doanh nghiệp thương mại, các làng nghề truyền thống tham gia để thu hút khách du lịch, nâng cao khả năng chỉ tiêu của du khách, đặc biệt trong mùa thấp điểm.

- Xây dựng mơ hình sản xuất gắn với du lịch: khôi phục phát triển các làng nghề thủ công truyền thống tạo điểm tham quan cho khách du lịch, khách vừa tìm hiểu quá trình sản xuất ra sản phẩm vừa trực tiếp mua hàng hoặc đặt hàng tại chỗ theo yêu cầu như : nghề làm nón, chiếu cói, nghề đan lát, nghề mộc mỹ nghệ.

- Cải tiến, đa dạng hóa mẫu mã, thiết kế, kích cỡ các loại sản phẩm đề đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, với nhiều mục đích tiêu dùng khác nhau. Sản xuất các mặt hàng lưu niệm nhỏ, gọn, thuận tiện cho việc di chuyển của du khách, quảng bá được hình ảnh du lịch của các điểm du lịch địa phương.

- Nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, nhà hàng: hệ thống nhà nghỉ, khách sạn phải đảm bảo số lượng phòng cũng như chất lượng dịch vụ phải đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

- Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 78 - 79)