CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 31 - 36)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1. Thực tiễn hoạt động du lịch ở Việt Nam

Trải qua hai cuộc chiến tranh đất nước ta đã bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế suy sụp, dân ta nghèo khổ, các nước còn e dè trong quan hệ với ta. Trước tình hình đó nước ta cần phát triển kinh tế, khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Đảng và nhà nước đã nhận thức được tầm quan trọng của mỗi ngành trong đó có ngành du lịch.

Đảng và nhà nước đã xác định “du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp quan trọng mang nội dung văn hố sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao; phát triển du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng của nhân dân và khách du lịch quốc tế, góp phần nâng cao dân trí, tạo việc làm và phát triển kinh tế xã hội của đất nước” (Trích pháp lệnh du lịch 2/1999) và coi “phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội nhằm góp phần thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước” (Trích chỉ thị 46/CTTW ban bí thư trung ương đảng khoá VII, 10/1994) và “phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn” (Trích văn kiện đại hội đảng khố IX).

Du lịch đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Tình đến thời điểm này, hoạt động du lịch đã mang lại doanh thu hàng tỉ USD và nộp vào ngân sách nhà nước hàng ngàn tỉ đồng. Hàng năm các ngành cố gắng xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ về cho đất nước và du lịch là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Bởi du lịch là một ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hố cơng nghiệp, tiêu dùng… được trao đổi qua con đường du lịch, các hàng hố được xuất khẩu mà khơng phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Mặt khác, du lịch cịn là ngành “xuất khẩu vơ hình” hàng hố du lịch. Đó là cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, giá trị của di tích lịch sử, văn hố…

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, tiềm năng ấy thể hiện ở các thế mạnh sau:

- Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địa, vừa có hải giới rộng lớn, là cửa ngõ đi ra Thái Bình Dương của một số nước và của vùng Đông Nam Á. Nước ta nằm ở vành đai nhiệt đới bắc bán cầu,

đúng vào khu vực gió mùa Đơng Nam Á, do đó, mang lại đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa Châu Á. Nhờ đó mà Việt Nam có hệ thống động thực vật phong phú, đa dạng. Việt Nam cịn có những danh thắng đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, phố cổ Hội An, cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng ngồi ra cịn có di sản văn hoá thế giới phi vật thể là nhã nhạc Huế. Chúng ta còn thu hút du khách nước ngoài bằng hàng loạt các điểm du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền tổ quốc: Bản Gốc, Mẫu Sơn, Sa Pa, Thác Mơ, hồ Ba Bể, vườn quốc gia Ba Vì, Mai Châu, Tam Cốc- Bích Động, Cát Tiên, khu ngập nước Văn Long, Bà Nà, Đồng Tháp Mười, địa đạo Củ Chi, U Minh… Hiện nay, du lịch sinh thái đang được nhiều du khách quan tâm nên đây là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam khai thác tiềm năng sẵn có. Mặt khác lãnh thổ nước ta kéo dài từ Bắc vào Nam tiếp giáp với biển cũng tạo cho chúng ta những bãi biển cát mịn và đẹp như Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu…

- Ngoài những thắnh cảnh tươi đẹp, Việt Nam cịn có rất nhiều các làng nghề, lễ hội truyên thống. Tiềm năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của nước ta rất lớn, mỗi làng nghề gắn với một vùng văn hố, hệ thống di tích và truyền thống riêng, với cung cách sáng tạo sản phẩm riêng của mình. Du khảo hết các làng nghề truyền thống, du khách có thể thấy rõ bản sắc cũng như đặc trưng của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Hiện nay, cả nước đã có hơn 2000 làng nghề thủ cơng thuộc 11 nhóm nghề chính như: cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân gian. Đi dọc Việt Nam du khách có thể thấy nhiều vùng quê mà mật độ làng nghề truyền thống dày đặc rải từ bắc vào nam. Những cái nôi của làng nghề là Hà Nôi, Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Thừa Thiên Huế… Thực tế, hiện nay du khách muốn đến tận làng nghề nhìn cảnh cây đa, bến nước, sân đình, thăm các di tích của một làng nghề truyền thống Việt Nam, tìm hiểu các vị tổ làng nghề hoặc các danh nhân văn hoá. Làng nghề truyền thống Việt Nam chứa đựng tiềm năng dồi dào về du lịch còn bởi vì du khách muốn đến tận nơi xem các công đoạn nghệ nhân làm ra sản phẩm và cũng muốn tận tay tham gia làm sản phẩm theo trí tưởng tượng của riêng mình. Tìm hiểu về văn hố và truyền thống làng nghề là điều mà du khách trong và ngoài nước quan tâm.

- Việt Nam cịn có các tài ngun có giá trị lịch sử, các tài ngun có giá trị văn hố thu hút khách du lịch với mục đích tham quan, nghiên cứu. Với lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã tạo dựng được một nền văn hố phong phú và độc đáo. Khơng những vậy 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên một mảnh đất, lại có bao phong tục, tập quán, lễ hội khác nhau tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm du lịch Việt Nam.

- Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Đặc biệt con người Việt Nam thân thiện, hiếu khách đã tạo sự thoải mái cho du khách.

Chính tất cả những tiềm năng trên là một nền tảng để du lịch Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước trên thế giới. Nhưng vấn đề là chúng ta tận dụng những tiềm năng đó như thế nào nó phụ thuộc vào cách làm của chúng ta.

Trong thời gian qua du lịch Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể: Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt Nam là 6,8 triệu lượt, khách nội địa đạt 32,5 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000 đến 70.000 tỷ đồng năm 2009, 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của Việt Nam. Năm 2013, số khách quốc tế đến Việt Nam là 7,57 triệu lượt, khách nội địa đạt 35 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng.

Theo Tổng cục du lịch Việt Nam, năm 2014 ngành du lịch Việt Nam thu hút gần 8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số dự kiến năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế, 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020.

Tuy nhiên, ngành du lịch Việt Nam từ nhiều năm nay, cũng đang bị báo động về nạn "chặt chém", bắt nạt du khách, hạ tầng cơ sở yếu kém và chất lượng dịch vụ kém, quản lý kém, tạo ấn tượng xấu với du khách. Từ hơn 20 năm phát triển du lịch, Việt Nam chỉ chú trọng khai thác thiên nhiên và thiếu định hướng chiến lược phát triển, đầu tư một cách bài bản cho du lịch, và kém xa các nước khác trong khu vực. Và vẫn chưa có được một sân khấu, nhà hát biểu diễn nghệ thuật dân tộc nào đủ tầm

1.2.2. Thực tiễn hoạt động du lịch ở tỉnh Quảng Bình

Quảng Bình có rất nhiều tiềm năng phát triển du lịch:

Cách Đà Nẵng gần 300km về phía bắc, Quảng Bình là điểm giao thoa hội tụ của nhiều luồng văn hoá, đồng thời là chiến trường ác liệt trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc nên ngày nay cịn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hoá của nhiều thời đại khác nhau. Quảng Bình mang nét đặc trưng của khu vực Bắc Trung bộ, là địa phương có nhiều dân tộc cư trú nên truyền thống văn hoá khá phong phú, kho tàng văn hoá văn nghệ dân gian đa dạng.

Với đường bờ biển dài 116,04km, Quảng Bình hồn tồn có cơ sở vững chắc

để phát triển hình thức du lịch nghỉ mát, một trong những phân nhánh chính, đem

lại doanh thu cao của ngành du lịch. Quảng Bình là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với những phong cảnh kỳ thú, trong đó phải kể đến Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Động Phong Nha có chiều dài 13.000m gồm 14 hang đẹp do con sơng ngầm hồ tan đá vơi tạo thành như hang Cà Ròn, hang Tối, hang Vòm... các hang

động có chiều cao từ 10 đến 40m, ngay ở cửa hang có nhiều nhũ đá rủ xuống rất

đẹp, càng vào sâu bên trong, cảnh trí tự nhiên càng huyền ảo, đi vào động phải đi

bằng thuyền và có đèn chiếu sáng. Đây là một lợi thế để phát triển du lịch khám phá, mạo hiểm -một trào lưu du lịch mới trên thế giới và trong nước hiện nay.

Về di tích lịch sử - văn hố thì có chùa Hoằng Phúc, Quảng Bình Quan, Luỹ Đào Duy Từ, Thành Đồng Hới, Rào Sen, Thành Nhà Ngô, thành quách của thời Trịnh - Nguyễn, nhiều địa danh nổi tiếng như Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ Chí Minh v.v... Quảng Bình là vùng đất văn vật, có di chỉ văn hố Bàu Tró, trống đồng Phù Lưu cùng thời với nền văn hóa

Đơng Sơn. Nhiều danh nhân tiền bối học rộng, đỗ cao và nổi tiếng xưa và nay trên

nhiều lĩnh vực quân sự, văn hoă - xã hội như Dương Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên Giáp...

Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ động thực vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm. Nếu phát

triển bền vững được đặc điểm này, chúng ta hoàn tồn có thể thiết lập được hình thức du lịch sinh thái ở nơi đây.

Tận dụng những lợi thế của tỉnh nhà, trong thời gian vừa qua hoạt động du lịch ở Quảng Bình ngày càng phát triển nhờ sự đầu tư và xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhờ vậy hiệu quả mà du lịch mang lại rất thiết thực.

Trong giai đoạn 2000 -2010, khách du lịch đến với Quảng Bình có chiều hướng tăng trưởng nhanh chóng, từ 242,96 nghìn lượt khách năm 2000 lên 857,79 nghìn lượt khách năm 2010, năm 2011 là 900 nghìn lượt khách và năm 2012 lần đầu tiên Quảng Bình đón trên 1 triệu lượt khách, tốc độ tăng trưởng ở mức cao trong suốt thời kỳ. Đến năm 2013, tỉnh Quảng Bình đón được 1,2 triệu lượt khách, tăng 15% so với năm 2012. Năm 2015, Quảng Bình đón trên 3 triệu lượt khách và kèm theo đó là doanh thu về du lịch tăng nhanh.

Số lượng khách du lịch ngày càng tăng làm doanh thu từ du lịch cũng tăng lên qua các năm. Năm 2009 đạt 353,59 tỉ đồng, Doanh thu từ du lịch của tỉnh năm 2013 tăng lên 1.200 tỉ đồng và đến năm 2015 doanh thu đạt 3.300 tỉ đồng. Điều này cho thấy những bước phát triển vượt bậc của ngành du lịch tỉnh Quảng Bình, đóng góp ngày càng lớn vào tổng thu ngân sách của tỉnh.

Do vậy, cần phải đẩy mạnh xúc tiến quảng bá du lịch ra nước ngoài và làm giàu kinh nghiệm để phát triển hơn nữa du lịch tỉnh Quảng Bình. Quảng Bình sẽ tiếp tục là địa chỉ hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước, quốc tế đến để tận hưởng và khám phá vẻ đẹp huyền bí mà địa phương đang sở hữu.

CHƯƠNG 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)