ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 71)

6. Cấu trúc của đề tài

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.1. Kết quả đạt được

- Với những tiềm năng du lịch vốn có của mình, huyện Lệ Thủy đã sớm khai thác để tạo nên những điểm du lịch nổi bật thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan, nghĩ dưỡng.

- Huyện đã xây dựng được các tuyến du lịch liên tỉnh, tạo sự đa dạng cho loại hình du lịch. Từ đó thu hút được các doanh nghiệp và công ty lữ hành đưa khách du lịch đến với huyện.

- Công tác quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch được tỉnh quan tâm đúng mức. Từ đó chỉ đạo cho Phịng Văn hóa - Thơng tin huyện cùng thực hiện.

- Hoạt động lưu trú trong những năm qua có những bước phát triển đáng kể. Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật được đầu tư xây dựng và nâng cấp, từng bước hoàn thiện cơ sở đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến với huyện. Hệ thống khách sạn đã áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ như Lễ tân, bàn, buồng, bar, bếp. Một số khách sạn đã áp dụng các công nghệ mới như thanh tốn, đặt phịng qua mạng…mang lại sự thuận tiện cho du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động du lịch.

- Bằng nguồn vốn từ Chương trình phát triển du lịch của Tỉnh, kinh phí của các doanh nghiệp và tranh thủ sự hỗ trợ giúp đỡ của Tổng cục Du lịch, các tổ chức quốc tế, hằng năm đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành và nhân viên phục vụ khách sạn, nhà hàng, cử cán bộ, công chức đi đào tạo, tập huấn nghiệp vụ du lịch, bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia các hội thảo trong nước và nước ngồi…Nhờ đó chất lượng nguồn nhân lực du lịch trong những năm gần đây đã được cải thiện đáng kể.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển du lịch, dịch vụ du lịch tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý và đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh và huyện.

- Công tác bảo vệ môi trường du lịch đã được chú trọng. UBND huyện tổ chức các hội thảo, tập huấn về chủ đề môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp và cộng đồng gắn với việc chấn chỉnh các hoạt động vi phạm mơi trường…nhờ đó đã tác động tích cực đến việc nâng cao nhận thức về môi trường, cải thiện rõ rệt về môi trường du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch và tuyến du lịch.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch đã có những chuyển biến tích cực. Các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương đã tăng cường sự phối hợp trong quản lý hoạt động du lịch, bảo đảm an ninh trật tự, môi trường du lịch, cải cách thủ tục hành chính, tạo hành lang pháp lý và môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh hiệu quả.

2.3.2. Hạn chế

Trong những năm qua, du lịch đã có những bước phát triển mạnh, dần vươn lên khẳng định được mình là một trong những ngành kinh tế thế mạnh của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch thời gian qua có nhiều tồn tại và hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh và phát triển thiếu bền vững cần được khắc phục, đó là:

- Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn đơn điệu, chưa khai thác được các tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, thiếu các loại hình du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng suy giảm ngày lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, thiếu các khu vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách.

- Nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch đã được cấp phép đầu tư khu du lịch và khách sạn nhưng triển khai chậm hoặc không triển khai thi công, thời gian kéo dài, chất lượng không đảm bảo do khâu giải phóng mặt bằng, do năng lực tài chính của các đơn vị đầu tư hạn chế, một số cơng trình phục vụ du lịch của nhà nước liên quan tiến độ chậm làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch.

- Đa số các doanh nghiệp hoạt động du lịch có quy mơ vừa và nhỏ, năng lực

cạnh tranh yếu, chưa đủ sức vươn ra thị trường trong nước và quốc tế.

- Sự đầu tư mất cân đối giữa cơ sở lưu trú và hạ tầng du lịch, các tổ chức, cá nhân tập trung đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ theo hình thức tự phát để tranh thủ sự tăng trưởng của khách du lịch đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ khách dẫn đến hiệu quả kém và ảnh hưởng đến môi trường du lịch.

- Đội ngũ nhân lực còn thiếu và yếu. Cán bộ có đủ năng lực quản lý kinh doanh cịn ít, đội ngũ nhân viên phục vụ tính chuyên nghiệp chưa cao, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp và ứng xử cịn hạn chế.

- Cơng tác tun truyền quảng bá, xúc tiến du lịch mặc dù đã có bước chuyển biến tích cực nhưng cịn manh mún, tính chun nghiệp chưa cao và thiếu một chiến

- Vấn đề ô nhiễm môi trường du lịch tại các khu du lịch điểm du lịch hiện nay đáng báo động.

- Công tác quản lý nhà nước về du lịch còn những vấn đề bất cập, tổ chức bộ máy biên chế của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh, huyện chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. việc phối hợp quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch giữa các cấp, ngành và địa phương còn lung túng và thiếu chặt chẽ.

· Nguyên nhân 1. Khách quan

- Tính mùa vụ du lịch của huyện cao, mùa mưa kéo dài 5 tháng ( từ tháng 10 của năm trước đến tháng 2 của năm sau) làm giảm lượng khách đến tham quan du lịch trong thời gian này.

- Tiềm lực về kinh tế thấp, việc huy động các nguồn lực bên trong cho việc đầu tư phát triển du lịch cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn.

2. Chủ quan

- Nhận thức của cộng đồng về vai trị, vị trí của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố còn nhiều hạn chế, nhất là phát triển du lịch bền vững, trách nhiệm của các cấp, ngành và các địa phương đối với phát triển du lịch chưa được phát huy đầy đủ.

- Chưa có nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch, việc xây dựng quy chế quản lý và khai thác tài nguyên du lịch chưa được triển khai, hạ tần du lịch cịn thiếu và chưa đồng bộ.

- Cơng tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược lâu dài. - Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn những vấn đề bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)