Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 46 - 56)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

2.1. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1.2.2.Tài nguyên du lịch nhân văn

Huyện Lệ Thủy có 8 di tích được bộ văn hóa, thể thao và du lịch ra quyết định cơng nhận đó là: Chùa An Xá, Chiến thắng Xuân Bồ, Miếu thành hoàng Mỹ Thổ - Trung Lực, Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh, Lăng Mộ và miếu thờ Hoàng Hối Khanh, Vụ thảm sat Mỹ Trạch, Trạm thông tin A72, Trận địa Đại đội nữ pháo binh Ngư Thủy.

Và 4 di tích được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng đó là: Xã chiến đấu Hưng Đạo, Nơi thành lập lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Bình, Đền thờ Dương Văn An, Lăng mộ Võ Xuân Cảnh.

Đó là những tiền đề để có thể phát triển được du lịch nhân văn khám phá

được những nét văn hóa lịch sử của quê hương Lệ Thủy nói riêng và Quảng Bình nói chung.

a. Di tích lịch sử - văn hóa

- Lăng mộ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh

Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh là một điểm tham quan vô cùng khiêm tốn nằm trên một ngọn đồi cao thuộc huyện Lệ Thuỷ. Nơi đây như một dấu ấn nhắc nhớ về ông - một vị quan có cơng dưới thời chúa Nguyễn, là tấm gương anh dũng và can trường quyết tâm đẩy lùi giặc ngoại xâm, bảo vệ trọn vẹn lãnh thổ nước nhà. Ông được phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, được liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu.

Nguyễn Hữu Cảnh sinh năm 1650 tại thơn Phước Long, Chương Tín, huyện Phong Lộc (nay là xã Vạn Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ơng được

phong tước Lễ Thành Hầu, Khai Quốc Công Thần, liệt vào hạng Thượng Đẳng Công Thần và thờ ở Thái Miếu. Ông mất ngày 9 tháng 5 Canh Thìn (1770), an táng tại Cù Lao Phố cạnh dinh Trấn Biên, Đồng Nai. Đến năm 1802, di hài của Nguyễn Hữu Cảnh được hậu duệ cải về an táng tại xã Trường Thủy.

Hiện nay trong khuôn viên Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở Quảng Bình cịn tấm bia đá rất có giá trị. Bia mộ Nguyễn Hữu Cảnh cao khoảng 1,2m, được tạc bằng đá xanh (cẩm thạch). Sau khi ông mất nhân dân miền Nam nói chung và nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lập miếu thờ ông ở nhiều nơi.

Dù mấy thế kỷ đã đi qua xong tên tuổi và sự nghiêp của Nguyễn Hữu Cảnh còn mãi khắc ghi với người dân Việt nói chung và nhân dân Quảng Bình nói riêng.

“Cơng Lễ Thành Hầu đi mở đất Nghìn năm con cháu mãi cịn ghi”

Nhưng hiện tại thì ở nơi đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú và các dịch vụ bổ sung khác. Vì vậy chính quyền tỉnh Quảng Bình đã đầu tư để xây dựng và tôn tạo khu vực lăng mộ, mở rộng thêm các dịch vụ du lịch, bến bãi đỗ xe nhằm phục vụ nhu cầu khách du lịch.

- Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Từ khi còn sống, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là thần tượng là anh hùng của biết bao người, đến khi Ông khơng cịn, những dấu ấn về Ông trở thành kỷ niệm vô giá mà nhiều người trân trọng giữ lại như món q q khơng gì thay thế

được, dẫu là những kỷ niệm giản dị và rất đỗi mộc mạc chân thành. Có dịp đi du

lịch Quảng Bình, ghé lại thăm Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp, mọi kỷ niệm giản dị nhưng quý giá về Ông lại như những thước phim sống động ùa về gần gũi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị của Việt Nam. Ông là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, là người chỉ huy đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam. Người dân Việt Nam khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì thường nhắc đến với niềm yêu mến sự cảm phục, sự ngưỡng mộ và sự tự hào.

Sự ra đi của Đại Tướng là một tổn thất rất lơn cho dân tộc Việt Nam nói chung và cho huyện Lệ Thủy nói riêng. Với niềm kính u, sự ngưỡng mộ vơ bờ bến, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cũng với chính quyền huyện Lệ Thủy đã trùng tu lại ngôi nhà gắn với tuổi thơ Đại tướng để trở thành nhà lưu niệm. Và cũng để tạo điều kiện cho du khách khi về thăm nhà Đại tướng có thể hiểu biết nhiều hơn nữa về cuộc đời cũng như sự nghiệp và con người của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Nhà Đại tướng nằm ở bên bờ sông Kiến Giang thuộc làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy của tỉnh Quảng Bình, Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp không chỉ là một điểm tham quan, mà còn là một bảo tàng quý lưu giữ hiện vật lẫn giá trị tinh thần của một đại tướng của lòng dân. Nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp là ngôi nhà gỗ 3 gian, 2 chái nằm giữa một khu vườn nhiều cây xanh. Một cảm giác n bình, ấm áp níu giữ bước chân người. 5 cuốn sổ lưu bút khổ 30 x 45 dày khoảng 100 mm chật cứng những dịng chữ chứa chan tình cảm kính u, trân trọng của đồng bào, chiến sĩ khắp cả nước.

Được xây dựng lại trên nền ngôi nhà cổ cả 100 năm tuổi của nhà Đại tướng,

với chất liệu gỗ ở chính quê hương Lệ Thủy, căn nhà như ấm áp và thấm đẫm cái tình hơn, cái tình của q hương với Đại tướng và cái tình của chính Ơng với mảnh

đất này. Điều ấy đã thổi hồn cho không gian Nhà lưu niệm, một giá trị đáng trân

quý, mà khơng có gì có thể thay thế hay làm đổi khác và mọi du khách xa gần ngưỡng vọng Ông khi đến thăm đều có thể cảm nhận được. Trong căn nhà đơn sơ, các vật dụng trong nhà cũng rất đơn sơ từ bàn ghế, chiếc giường chiếu cói đến bàn thờ, di ảnh,…đều thể hiện tính cách và tư tưởng sống rất giản dị của Đại tướng. Những hiện vật và hình ảnh này, khiến cho du khách không khỏi bồi hồi xúc động, về một anh hùng quân sự thời chiến và một tấm gương sáng của Đại tướng trong cuộc sống đời thường.

Trong ngơi nhà ấy, có 3 thế hệ đã hy sinh quên mình cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Đó cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời và có những kỷ niệm tuổi thơ. Đại tướng từng nói: “Quê hương, gia đình chính là nơi hun đúc ý chí, nhân cách và quyết định con đường đi của tôi”

- Chùa An Xá

Khiêm tốn khép mình bên bờ tả ngạn của dịng Kiến Giang n bình, chùa An Xá tọa lạc tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy. Gọi là chùa nhưng nơi đây khơng có sư sãi trụ trì, chỉ có cụ ơng Trần Xứ là người trong thơn được dân làng tín nhiệm giao cho việc trơng coi và hương khói trong chùa. Chùa An Xá được thành lập vào những năm đầu của thế kỷ XIX, thuộc hệ phái Phật giáo Đại thừa hay Bắc tơng (đạo được truyền lên phía bắc). Đây là giáo phái chuyên xây dựng chùa chiền theo lối kiến trúc truyền thống của người Việt và không chỉ thờ Bồ tát, Phật, La hán mà còn chủ định tơn vinh các vị đạo hạnh khác có thể khơng cùng tôn giáo.

Chùa An Xá là một trong những cơng trình văn hóa Phật giáo hiếm hoi trên đất Quảng Bình cịn giữ được gần như nguyên bản kiểu cách thiết kế của một ngôi chùa cổ. Án ngữ trước mặt tiền ngơi chùa là bức bình phong được xây dựng bằng gạch đá vững chắc. Ngoài ý nghĩa về phong thủy nhằm cản bớt hỏa khí xâm nhập quá mạnh vào chùa có thể gây tổn hại đến chủ nhân, ở khía cạnh khác, bức bình phong này cịn có ý nghĩa thẩm mỹ, trang trí. Xét bố cục, bình phong là một bức tường nhỏ, cố định chắn ngang trước cơng trình nhưng kiểu dáng và cách thức trang trí trên đó thì mn hình vạn trạng.

Ở chùa An Xá đó là một bức bình phong kiểu cuốn thư được biến thể với hình mặt rồng đắp nổi bao qt hết phần chính diện. Hai đi bức cuốn thư là hai con hạc chễm chệ trên lưng hai con rùa đứng đối diện với nhau, biểu thị cho vẻ hài hòa của đất trời, sự trường thọ và thịnh vượng.

Tiền sảnh là điểm nhấn nổi bật nhất trong không gian nhỏ hẹp của chùa An Xá được bố trí bằng 3 lối cửa ra vào cao rộng bằng nhau. Bờ tường của bức tiền sảnh chia làm 3 phần, tất cả các chi tiết điêu khắc đều ưu ái cho phần trung tâm với ba chữ “An Xá Tự” và các họa tiết đắp nổi cơng phu hình long, ly (lân hay kỳ lân), quy, phụng (phượng), là bộ tứ linh phổ biến trong điêu khắc dân gian của người Việt. Với cách bài trí cân đối và giản dị đó, chùa An Xá vừa mang đến vẻ đẹp thanh tịnh, thoát tục của chùa chiền vừa toát lên sự vững chãi, trong sáng của một căn cứ lịch sử ở giữa lòng dân.

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1954-1975), chùa An Xá tiếp tục là căn cứ để các cán bộ cách mạng hội họp, mưu tính kế sách kháng chiến. Địch đã đánh hơi được điều đó và cho máy bay càn quét khiến ngôi chùa phải gánh gồng nhiều thương tích trên mình. Hịa bình lập lại, chùa được chính quyền và con em An Xá tu bổ lại nguyên bản như thiết kế ban đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mỗi dịp Tết độc lập (2-9 hàng năm), sân chùa An Xá lại rộn ràng lên vì chức sắc và gái trai trong làng đều tề tựu về đây để cân chỉnh lại “nôốc” bơi cũng như bắt đầu luyện tập phục vụ cho ngày hội đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang. Chùa An Xá đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào ngày 2-12-1992.

Giữa bao kỳ quan, thắng cảnh mà Quảng Bình đang có, chùa An Xá vẫn giữ được khơng gian trầm lắng và thu hút nhiều du khách thập phương nhờ dấu ấn lịch

sử đậm nét và vẻ đẹp tiềm ẩn chan hịa giữa sơng nước và ruộng đồng mà khơng

phải điểm đến nào cũng có được.

b. Lễ hội

- Lễ hội đua thuyền truyền thống ngày 2 - 9

Lệ Thủy với sông Kiến Giang thơ mộng, hiền hòa đã từng là nguồn cảm hứng cho biết bao thi sĩ, nhạc sĩ và cũng để lại cho du khách bốn phương ấn tượng đặc biệt mỗi khi có dịp về thăm mảnh đất đã sinh ra Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhưng điều đáng nói khơng chỉ ở vẻ đẹp của dịng sơng q mà con sơng này gắn với một lễ hội rất đặc biệt, mang đậm nét văn hóa xứ Lệ - Lễ hội đua thuyền (mà nhân dân Lệ Thủy quen gọi là hội bơi trải).

Lễ hội đua thuyền có từ bao giờ, q trình hình hành và phát triển của nó như thế nào thì khơng phải ai cũng biết, ngay cả những người dân quê nơi đây cũng chỉ lưu truyền những câu chuyện truyền miệng do các thế hệ trước để lại mà thôi. Như vậy, đến nay vẫn chưa thể biết chính xác thời điểm ra đời cụ thể của lễ hội độc đáo này. Tuy nhiên, qua một số tài liệu lịch sử và thông qua sự suy đốn lơgíc về mặt sử học cho phép chúng ta xác định một cách tương đối về thời điểm hình thành của lễ hội đua thuyền.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, hội đua thuyền toàn huyện được tổ chức lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1946.Từ đó về sau ngày ấy trở thành ngày hội đua thuyền truyền thống toàn huyện. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), nhân dân xã Phong Thủy (nay là 3 xã An Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy) đưa thuyền từ căn cứ Bang - Rợn về mở hội đua thuyền mừng chiến thắng (dù đồn giặc Pháp ở Tuy Lộc chưa kịp rút). Trong kháng chiến chống Mỹ, có hai lần tổ chức cuộc đua. Một cuộc đua của xã An Thủy tổ chức vào năm 1970. Một cuộc đua thuyền toàn huyện tổ chức vào năm 1973, chào mừng Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc bấy giờ vào thăm Lệ Thủy.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, hội đua thuyền toàn huyện được tổ chức lần đầu tiên nhân dịp kỷ niệm Cách mạng tháng 8 và Quốc khánh 2/9/1946.Từ đó về sau ngày ấy trở thành ngày hội đua thuyền truyền thống toàn huyện. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), nhân dân xã Phong Thủy (nay là 3 xã An Thủy, Phong Thủy, Lộc Thủy) đưa thuyền từ căn cứ Bang - Rợn về mở hội đua thuyền mừng chiến thắng (dù đồn giặc Pháp ở Tuy Lộc chưa kịp rút). Trong kháng chiến chống Mỹ, có hai lần tổ chức cuộc đua. Một cuộc đua của xã An Thủy tổ chức vào năm 1970. Một cuộc đua thuyền toàn huyện tổ chức vào năm 1973, chào mừng Tổng Bí thư Lê Duẩn lúc bấy giờ vào thăm Lệ Thủy.

Ngày lễ Quốc khánh 2/9 lại về, “Đến hẹn lại lên”, người dân Lệ Thủy ở khắp mọi miền Tổ quốc đang hướng về ngày hội, ngày tết độc lập - một nét văn hóa độc đáo, một ngày hội ý nghĩa, là niềm tự hào riêng có của mảnh đất và con người xứ Lệ.

- Lễ hội bái vọng Thành hoàng làng Thượng Phong

Ở Lệ Thủy không phải làng nào cũng có Thành hồng. Các vị thần hoàng được thờ thường là “phúc thần” - vị thần giáng phúc cho nhân dân. Nói đến hội thờ Thần hoàng ở Lệ Thủy phải kể đến lễ hội thờ Thần hồng thơn Thượng Phong ( Phong Thủy) - Danh tướng Hoàng Hối Khanh. Đây cũng coi là Thần hoàng của hầu hết các làng ở phía hữu ngạn sơng Kiến Giang.

Lễ hội thường được tổ chức vào dịp lễ Tết Nguyên Đán, Lễ Hạ Nguyên (15/10ÂL) và ngày giỗ tổ của ngài (6/6 ÂL). Mỗi dịp lễ hội thường kéo dài trong

hai ngày và nhìn chung là diễn ra rất rầm rộ, nhộn nhịp với các cuộc tế lễ, rước thần và sau đó là dịp để lễ hội vui chơi ( như bơi trải, cờ người, hò khoan, võ dân tộc,…). Cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế, nhu cầu tâm linh và văn hóa của con người ngày càng cao. Do đó để tưởng nhớ cơng ơn các vị Thành hồng làng, người dân tổ chức lễ hội một cách trọng thể, tôn nghiêm hơn. Đây cũng là dịp để du khách gần xa hiểu thêm về văn hóa truyền thống của người dân xứ Lệ.

- Hị khoan Lệ Thủy

Nói đến Quảng Bình là nói đến khúc ruột miền Trung, nơi có chiều ngang hẹp nhất đất nước, một bên là Trường Sơn uy nghiêm, một bên là biển xanh cát trắng,

đó là nơi đằng đẵng thời gian hơn 300 năm mang nỗi đau của chiến tranh, nơi gió

lào thổi dạt bờ tre. Nhưng nơi đó, bên dịng Kiến Giang cuộc sống vẫn tươi xanh, vẫn vang vọng giọng hò khoan ngọt ngào mà rắn rỏi.

Di sản hò khoan Lệ Thủy là nét văn hóa rất độc đáo của Quảng Bình. Hị khoan Lệ Thủy bắt nguồn từ lao động sản xuất và đã lưu truyền từ nhiều đời nay. Những giai điệu hò khoan Lệ Thủy đã lên sân khấu lớn và biểu diễn nhiều nơi, là món ăn tinh thần khơng thể thiếu được đối với người dân Quảng Bình.

Hị khoan Lệ thủy bất nguồn từ lao động sản xuất, con người cần có sự hợp lực với nhau tạo thành sức mạnh để chống chọi với thiên nhiên,cùng nhau sản xuất, sự nhịp nhàng, mạnh mẽ hay khoan thai tùy từng hồn cảnh, có lúc lay lắt xót xa, thương u nhớ nhung xa cách.. Tỏ tình nhắn gửi thuơng yêu, hay hờn trách có khi khích bác thói hư tật xấu của nhau nhưng rất là Văn hóa..tất cả đã biến hóa vào trong các điệu hò Lệ Thủy.Trước đây người ta hò mái chè, mái nện lúc cất nhà, quết vôi " giã vơi với mật mía làm vật liệu xây nhà", nện móng xây dựng đền chùa; mái nhì lúc cày ruộng, chèo đị một mình thong thả; hị mái ruỗi, mái ba lúc chèo đị, chèo nơốc-kết đưa đám... Vào những dịp lễ hội (xuân thu nhị kỳ), nam thanh nữ tú thôn mạc đêm đêm đua tài đối đáp bắt miệng, "đâm bắt, xoi tỳ xỷ tướng" hoặc theo

đề tài có sẵn quy ước hị khoan có lối: Nhân nghĩa, Xa Cách, Bồn Bạ Hò Kiều,...

Con người Lệ Thủy thơng minh nhưng cũng dí dỏm, đa tình và lãng mạn, tạo cho Hò khoan Lệ Thủy đã đến trình độ điêu luyện, luyến láy tinh vi khiến người nghe dễ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 46 - 56)