Tài nguyên du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 39 - 46)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

a. Địa hình

Lịch sử phát triển phức tạp của địa chất kiến tạo cùng với kết quả của các quá trình ngoại sinh đã tạo nên những đặc điểm riêng của địa hình. Do nằm phía Đơng của dãy Trường Sơn nên địa hình hẹp và dốc dần từ Tây sang Đông. Huyện Lệ Thủy là một huyện ven biển, có đồng bằng thấp trũng nằm giữa những cồn cát ven biển và vùng đồi núi phía Tây và Nam. Các dạng địa hình chính của huyện là:

- Địa hình núi cao: chiếm phần lớn diện tích của huyện, độ cao trung bình từ

600 -700 mét. Độ dốc từ 20 -250, nhiều hẻm vực và có độ chia cắt tương đối mạnh, dạng địa hình này phân bố chủ yếu ở phía Tây của huyện.

- Địa hình đồi thấp thoải: gồm các dãy đồi thấp dọc đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và các đồi cát ven quốc lộ 1A tạo thành hình chữ U bao vậy vùng đồng bằng của huyện.

- Vùng đồng bằng: nằm ở hạ lưu sông Kiến Giang, với độ cao trung bình 5m uốn lượn theo mức độ thấp dần ra phía phá Hạc Hải chủ yếu ở các xã Tân Thủy, Dương Thủy, Mỹ Thủy, An Thủy, Hồng Thủy, Xuân Thủy.

- Các thung lũng: xen giữa vùng đồi núi có các thung lũng như thung lũng Cẩm Ly, Lèn Bạc khá bằng phẳng tiếp giáp với vùng đồng bằng qua cã Phú Thủy.

- Địa hình ven biển: Dọc theo bờ biển huyện Lệ Thủy có những cồn cát và dãi đất trắng vàng giáp vùng đồng bằng, ổn định, địa hình thấp và bằng phẳng cao từ 2 - 5m, với các bãi biển đẹp. Vùng này có các xã như: Ngư Thủy Bắc, Ngư Thủ Trung, Ngư Thủy Nam, Cam Thủy, Hưng Thủy, Thanh Thủy.

Nhìn chung, địa hình đa dạng và tương đối bằng như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông đi lại thuận tiện. Phục vụ cho phát triển du lịch của huyện. Ngồi ra với các dạng địa hình đa dạng như vậy nó sẽ tạo nên nhiều cảnh quan đẹp thu hút khách du lịch như: Nước khoáng Bang, Bàu Sen, biển Ngư Thủy…đó là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch.

b. Khí hậu

Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Ngồi ra khí hậu cịn mang tính chất chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và khí hậu có một mùa đơng lạnh của miền Bắc.

Khí hậu của huyện có sự phân hóa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 với khí hậu nóng, kèm theo các đợt gió Tây Nam (gió Lào) làm cho nhiệt

độ có thể lên tới 400C. Đây là thứ gió mang lại khơng khí dễ chịu cho người dân

trong những ngày hè oi ả. Đã là người dân Lệ Thuỷ khơng ai khơng có cái kỷ niệm giàu tâm thức về những giấc ngủ ban trưa ngon lành trên chiếc chõng tre dưới rặng tre bên vườn nhà hay trong bóng mát của cây đa làng với những ngọn gió nồm nam mát rượi. Vào khoảng tháng 5 trên địa bàn huyện thưởng xảy ra các đợt lũ Tiểu Mãn. Vào khoảng cuối tháng 9 đầu tháng 10 thường có các trận bão kèm theo mưa lớn gây ngập úng nhiều nơi. Mùa bão của huyện thường tập trung vào các tháng 9,10,11. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió lạnh, nhiệt độ có khi xuống dưới 150C. Trong mùa đơng ở Lệ Thuỷ khơng chỉ có các đợt gió mùa đơng - bắc mà cịn những đợt gió đơng hay gió đơng - nam xen kẽ giữa các đợt gió mùa đơng - bắc, thảng hoặc có những đợt gió trái thổi từ hướng tây rất khó chịu. Vậy thế nên người Lệ Thuỷ có câu ca rất tình si:

“Anh về để áo lại đây

Để đêm em đắp, kẻo ngọn gió tây lạnh lùng...”

Nhiệt độ trung bình năm khoảng 24,60C, lượng mưa trung bình năm khoảng 2000 - 2200mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 85%.

Với điều kiện khí hậu như vậy cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết khiến hoạt động du lịch của huyện gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại.

c. Thủy văn

- Về sông, suối:

Huyện chỉ có sơng Kiến Giang là con sơng chính ngồi ra cịn có một hệ thống suối nhỏ chằng chịt phân phối trên địa bàn huyện.

Sông Kiến Giang là hợp lưu của nhiều nguồn sông suối phát nguyên từ vùng núi phía Tây Nam huyện Lệ Thủy đổ về Luật Sơn (xã Trường Thủy, Lệ Thủy) chiều dài sông Kiến Giang đo được 69km. Đặc điểm chung của sông, suối trên địa bàn huyện là chiều dài ngắn, dốc, độ uốn lưu vực lớn, lưu vực nhỏ, lịng sơng, suối dốc nên tốc độ dòng chảy lớn nhất là về mùa lũ. Có khả năng ni trồng thủy sản và xây dựng các đập hồ thủy lợi để phục vụ cho sản xất nông nghiệp và công nghiệp, thuận lợi cho giao thông vận tải đường sông, ổn định môi trường trong lành.

Sông Kiến Giang nổi tiếng với lễ hội đua thuyền truyền thống hàng năm. Đây là một hoạt động thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi đến với huyện Lệ Thủy. Bên cạnh đó, con sơng này nước chảy hiền hòa quanh năm nên có thể phát triển giao thông vận tải đường sông giúp thuận tiện cho việc đi lại tham quan du lịch. Cũng như tìm hiểu thêm nhiều nét văn hóa của con người xứ Lệ bên đôi bờ sông Kiến Giang.

- Hồ:

Hồ ở huyện rất nhiều trong đó nổi bật nhất là hồ An Mã, hồ Cẩm Ly, hồ Phú Hòa, Bàu Sen, Bàu Dum. Những hồ (bàu, vực ao…) trên là nước hồ nước ngọt có khả năng ni trồng thủy sản và cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Ngồi ra những hồ này cịn có giá trị về tham quan du lịch.

Một số hồ của huyện có giá trị lớn cho việc phát triển du lịch mà đặc biệt là du lịch sinh thái, tham quan nghĩ dưỡng. Nếu như được đầu tư khai thác đúng hướng thì sẽ rất phát triển.

d. Sinh vật

Tồn huyện có 107.990 ha đất rừng ( năm 2014), chiếm khoảng 76% tổng diện tích tự nhiên. Rừng ở Lệ Thủy kiểu rừng nhiệt đới ẩm thường xanh nửa rụng lá, vùng núi cao có thể gặp các loại rừng lá kim á nhiệt đới. Thảm thực vật rừng rất đa dạng và phong phú, có nhiều loại gỗ quý như: lim xanh, sến, táu, đinh hương, gụ…Và nhiều loại muông thú quý hiếm như: hổ, báo, hươu đen, trĩ…Rừng trồng phần lớn là thông nhựa, phi lao, bạch đàn và keo các loại. Đất có khả năng lâm nghiệp còn khoảng trên 3.500 ha, trong đó có 245 ha bãi cát ven biển cần được trồng rừng phi lao phòng hộ chống cát bay, cát lấp.

Thảm thực vật ngồi các giá trị kinh tế và tác động phịng hộ giữ đất, giữ nước là nơi trú ẩn, sinh sống của các lồi động vật thì nó cũng là đối tượng tham quan hấp dẫn khách du lịch ưa thích loại hình du lcihj sinh thái, tham quan, nghiên cứu hoặc săn bắn…

e. Một số địa điểm du lịch tự nhiên ở huyện Lệ Thủy

- Suối nước nóng khống Bang

Suối nước khống nóng Bang thuộc xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, cách thành phố Đồng Hới 60km về phía Tây Nam. Dòng suối thường bốc hơi tạo thành làn sương mờ ảo giăng mắc khắp không gian khiến cho du khách đến đây cứ nghĩ mình đang lạc vào chốn bồng lai.

Trên cung đường từ Bắc vào Nam hầu như tỉnh nào cũng có suối nước nóng, có thể kể ra đây như: Suối nước nóng Kim Bơi (Hịa Bình), Phú Lâm (Tuyên Quang), Tiên Lãng (Hải Phòng), Kênh Gà (Ninh Bình), Thanh Tân (Thừa Thiên Huế), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu)… Khánh Hịa có Đảnh Thạnh khá nổi tiếng, có cả cơ sở tắm bùn qui mô sau Tháp Bà Nha Trang. Hầu hết các suối đều có nhiệt độ trung bình từ 50 - 800C. Tuy nhiên có một suối nước nóng ở Quảng Bình có nhiệt độ trên 1000C, đó là Suối Bang.

Nếu đi từ quốc lộ 1, suối Bang cách huyện lỵ Lệ Thủy khoảng 30km, nhưng nên đến suối Bang theo đường Hồ Chí Minh kết hợp các điểm du lịch khác của Quảng Bình. Từ cầu Xuân Sơn bắc ngang sông Son xuôi về Nam khoảng 60km, tới ngã ba Thạch Bàn rẽ phải thêm 12km là tới mỏ nước khống nóng suối Bang. Đến đây du khách như lạc vào cảnh bồng lai giữa thiên nhiên đầy sương khói do hơi nước từ nguồn suối Bang tạo nên.

Đường vào suối Bang hẹp, quanh co và dốc, trải nhựa, cảnh trí đẹp như thơ.

Nằm ở xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy, tồn cảnh suối Bang cịn ngun nét hoang sơ kỳ bí. Dịng suối lặng lẽ, khiêm tốn uốn lượn thấp thoáng giữa các triền cây, nồng nàn mùi lưu huỳnh đặc trưng. Dịng nước trong veo, im lìm chảy tuy nhiên bạn chớ có dại dột rửa tay, rửa chân vì các đoạn suối nhỏ ở đây đều nóng trên 80 độ C.Thi thoảng cạnh dịng chảy nhơ lên những ụ đất, nước đang sôi sùng sục ở nhiệt độ trên

1000C. Ai đó đã cơi thành hốc hoặc khéo léo đặt mấy hịn đá làm ơng táo để luộc trứng, luộc gà, luộc củ và nấu cơm.

Điều lạ là dưới suối, giữa dịng nước nóng đang nghi ngút khói, một số cây bụi vẫn vươn mình xanh ngắt. Hai bên suối là rừng nguyên sinh chập chùng. Xi dịng suối khoảng 300m là bãi tắm nước nóng tự nhiên. Tại đây dịng suối nóng hịa chung suối lạnh, nước chỉ còn trên 40 độ C. Khách có thể ngâm, tắm, bơi thỏa thích mà khơng thấy gị bó. Được biết, trong kháng chiến chống Mỹ bộ đội ta đã sử dụng suối Bang để phục hồi sức khỏe sau những trận đánh hoặc những chặng đường dài.

Thêm điều kỳ lạ nữa là bên cạnh suối Bang nóng là một dịng suối Bang lạnh nước trong và mát rượi, có thể nhìn rõ từng đàn cá nhỏ bơi lội tung tăng. Lòng suối tồn đá cuội. Có người gọi là đá trứng, đủ kích cỡ từ trứng cút, trứng gà đến trứng đà điểu. Bãi tắm mê ly này có độ sâu thoai thoải vào mùa hè khoảng 1,5m.

Chứa nhiều nguyên tố vi lượng q hiếm, nước khống suối Bang đóng chai đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Với ưu thế là suối khống có độ nóng nhất Việt Nam, có bãi ngâm tắm nóng tự nhiên nằm giữa rừng núi rừng hoang dã và những đồi thông xanh tươi. Suối Bang không chỉ là nơi lý tưởng xây dựng du lịch sinh thái suối - rừng kết hợp dã ngoại với nghỉ dưỡng, chữa bệnh mà còn là điểm tốt nhất để phục chế lại đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại với nhiều hoạt động của một thời oanh liệt.

Ngoài nguồn nước khoáng kỳ diệu, suối Bang còn là một địa điểm thu hút khách du lịch tham quan du lịch. Nếu Phong Nha hấp dẫn khách bởi kiến trúc thiên nhiên kỳ vĩ thì suối Bang lại lơi cuốn du khách bởi cảnh sắc nên thơ huyền ảo.

- Bàu Sen

Nếu bạn từng biết đến Bàu Sen ở Mũi Né, chắc hẳn khi nói đến Bàu Sen ở Lệ Thủy, Quảng Bình, bạn sẽ có những hình dung ban đầu. Cũng như ở Mũi Né, danh thắng đất Lệ Thủy là một hồ nước ngọt giữa muôn trùng cát trắng, nằm ngay sát biển thuộc xã Sen Thuỷ, cách Đồng Hới gần 50km.

Mang vẻ đẹp nguyên sơ nhưng Bàu Sen luôn nhuốm màu huyền thoại. Nhiều người kể rằng, xưa có con sơng đào từ Lệ Thủy đổ ra biển để quan quân vi hành.

quen gọi là Bàu Sen. Mặc dù thực hư câu chuyện ra sao chưa rõ nhưng hiện giờ phía biển gần hồ có một khu làng mang tên làng Lấp.

Lại có truyền thuyết cho rằng Bàu Sen là hồ nước không đáy, có mạch ngầm thơng với Bàu Tró ở Đồng Hới - cũng là một hồ nước ngọt, theo kiểu "bình thơng nhau". Bởi lẽ tuy nằm giữa những đồi cát trập trùng, nắng gió chang chang, khơng có nguồn nước đổ vào nhưng bàu lúc nào cũng đầy ắp nước. Thực chất, nguồn nước ở đây là từ các đồi cát bao bọc quanh bàu. Vào mùa mưa, cát ngấm no nước rồi lặng lẽ làm đầy mặt hồ suốt mùa hè đỏ lửa. Cứ thế mặt hồ ln xanh rì màu nước mát, xoa dịu cái nóng khắc nghiệt cho mảnh đất miền Trung. Mặc dù tên gọi Bàu Sen nhưng giờ đây hiếm thấy sen xuất hiện ở hồ. Thay vào đó, du khách ngang qua lại ấn tượng với sự biến đổi không ngừng theo nhịp bước thời gian.

Khi mặt trời ló rạng, sương mai lãng đãng phủ khắp mặt hồ như choàng manh áo mỏng. Trưa đến, hồ bát ngát ánh vàng của những tia nắng chói chang chiếu thẳng. Chiều về, những tia nắng quái chiều hôm làm rực hồng màu nước. Đêm đến, màu u tịch nhưng lấp lánh ánh trăng sao bao phủ khắp mặt hồ.

Ngoài bữa tiệc ánh sáng trên mặt hồ, Bàu Sen cịn đãi khách nhiều món ngon từ cá. Dọc quốc lộ 1 đoạn ven Bàu Sen là hàng loạt quán lá đơn sơ phục vụ thực khách qua đường. Bạn có thể tạt vào bất kỳ quán nào, rồi chọn cá từ lồng nhốt dưới lòng hồ, chủ quán sẽ chế biến theo yêu cầu của bạn. Trong đó, nổi tiếng nhất và đã thành thương hiệu Bàu Sen là món cháo cá. Khơng cầu kỳ chế biến, cháo cá Bàu Sen hấp dẫn thực khách bởi sự tươi ngon chất chứa hương vị đồng quê dân dã. Tô cháo nóng hổi khiến người ăn phải vừa thổi vừa húp, đến tốt mồ hơi mà vẫn xt xoa khi thưởng thức từng mảng cá trứng óng vàng trong bát.

Ngồi cá, thịt gà Bàu Sen cũng rất được lòng du khách. Gà ở đây được nuôi ở làng, kiếm ăn nhờ vào hạt thóc lép của ruộng nghèo quê cát nên khá nhỏ, thường gọi là gà kiến, gà cỏ, nhưng thịt chắc và thơm. Gà vườn chỉ cần luộc, muối ớt lá chanh, khách xé ăn mà nhớ mãi. Khác với nhiều quán ven đường làm ăn chộp giật, các quán gần Bàu Sen quanh năm chẳng hề thay đổi từ mái lá, ghế bàn đến hương đồng gió nội của các món ăn.

Bởi vậy, nếu có dịp xi ngược Bắc - Nam, bạn hãy nhớ ghé lại Bàu Sen để thử cảm giác về với thiên nhiên, đồng ruộng, với cát trắng muôn trùng và hơn cả là để thưởng thức các món ăn nức tiếng nơi đây.

- Hồ An Mã

Hồ An Mã từ Trung tâm huyện Lệ Thuỷ, theo đường Quy Hậu đi Văn Thuỷ, ngược vào vùng Bến Tiến (Văn Thuỷ) sẽ đến hồ An Mã. Hồ An Mã có dung tích nước 62 triệu m3 và diện tích mặt hồ rộng gần 300 ha. Đây là hồ chứa lớn nhất ở Quảng Bình nằm ở đầu nguồn sơng Kiến Giang thuộc huyện Lệ Thuỷ.

Đến với hồ An Mã, cùng với việc du thuyền ngắm cảnh hồ, du khách được chiêm ngưỡng núi An Mã phơi mình thoai thoải trên 3 ngọn đồi tà nối tiếp nhau, thân phủ những tầng tầng rừng thông hơn 50 tuổi. Xa xa trông như một tấm thảm màu tuyệt đẹp, giống như ba yên ngựa khổng lồ.

Bây giờ đứng trên đỉnh An Mã, trong tầm mắt là màu xanh của non nước, của nước hồ An Mã bao la… Có lẽ nhiều người thắc mắc về cái “công năng” của hồ chứa này? Thật đơn giản với những người dân vùng giữa huyện Lệ Thuỷ, nhưng với những người khác là hơi lạ. Bởi hồ An Mã hầu như khơng có hệ thống kênh dẫn nước (chính xác là có kênh dẫn nhưng chỉ tưới cho một diện tích rất nhỏ…) như một hồ chứa thuỷ lợi truyền thống, mà nước lại chảy trở lại sông Rào Con như chuyện dã tràng?

Rào Con là một nhánh của sơng Kiến Giang. Kiến Giang có hai nhánh chính là Rào Con và Rào Mệ (có nơi gọi là Rào Nậy). Rào Con ở về phía nam, cịn Rào Mệ

ở phía tây. Hiển nhiên theo cách gọi cũng đã thể hiện rõ nhánh sông nào lớn hơn.

Rào Mệ với lưu vực rộng lớn kéo sang tận biên giới Việt - Lào, sở hữu vùng rừng núi hùng vĩ. Còn Rào Con đi qua vùng rừng nghèo, trung du… nhỏ hẹp hơn.

Ngày nay, cùng với khu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, du lịch sinh thái suối nước khống nóng Bang, hồ An Mã thực sự là điểm tham quan lý tưởng cho du

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)