43dịng suối thượng nguồn sơng Sêrêpok.

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 51 - 54)

dịng suối thượng nguồn sơng Sêrêpok.

* Đặc điểm khí hậu

Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên trung phần, thời tiết khí hậu vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao ngun. Trong năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa nắng.

Nằm trong “kiểu vùng khí hậu Tây Nguyên” nên khí hậu Bn Ma Thuột là sự kết hợp khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa phía Nam Việt Nam với tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm và cịn chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khơ nóng. Hàng năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, tập trung 90% lượng mưa cả năm, khí hậu ẩm và dịu mát; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa khơng đáng kể, khí hậu mát và lạnh, độ ẩm thấp.

* Thuỷ văn:

Trên địa bàn Thành phố có sơng Sêrêpok chảy qua phía Tây chiều dài khoảng 23 km, còn lại chủ yếu là mạng lưới suối nhỏ thuộc lưu vực sơng Sêrêpok. Hầu hết các con suối này có lưu lượng nhỏ, độ dốc dòng chảy lớn, mực nước thay đổi theo mùa: mùa mưa nước dâng cao, tốc độ dịng chảy lớn, mùa khơ hầu hết các con suối đều cạn kiệt.

Ngồi ra, Thành phố cịn có hệ thống hồ chứa nước lớn, tuy vậy có ít hồ tự nhiên, nhiều hồ nhân tạo, lớn nhất là hồ Ea Kao dung tích 15.106 m3, cao trình 500 m. Lưu lượng nước của các hồ, suối cũng thay đổi theo mùa: vào cuối mùa mưa nước lên cao cực đại, cuối mùa khô nước xuống cực tiểu (tháng 5).

* Các nguồn tài nguyên: - Tài nguyên đất

44

các nhóm đất có ở Việt Nam, trong đó nhóm đất Bazan là loại đất phù hợp với nhiều loại cây cơng nghiệp dài ngày, trong đó cây cà phê Robusta cho năng suất cao và phẩm chất tốt. Ngồi ra các loại đất khác cũng thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây ăn quả, đến các loại cây cơng nghiệp ngắn ngày như mía, bơng vải, đậu đổ các loại, ngơ, lúa nước cho năng suất cao.

- Tài nguyên nước

Thành phố Bn Ma Thuột nói riêng và vùng Tây nguyên nói chung có tổng trữ lượng nguồn nước mặt ít, chỉ có sơng Sêrêpok chảy qua với chiều dài khoảng 23 km, hồ Ea Kao và một số các hồ ao, con suối nhỏ. Nước suối có độ tổng khống hố nhỏ, phản ứng trung tính, sử dụng tốt trong nơng nghiệp.

Nguồn nước sinh hoạt lấy từ nguồn nước ngầm có chất lượng cao, thành phố đã xây dựng hồn thành và đưa vào sử dụng cơng trình cấp nước sạch bằng nguồn vốn do Đan Mạch tài trợ. Tuy nhiên do diện tích trồng cà phê tăng nhiều trong những năm gần đây, nhu cầu về nước tưới trong mùa khô lớn, việc khai thác nước ngầm bừa bãi, đã dẫn đến mức nước ngầm ngày càng xuống sâu. Vì vậy trong tương lai cần có chương trình nghiên cứu cụ thể, sát thực tế để có những đề xuất thích hợp tránh gây tác động xấu đối với môi trường.

- Tài nguyên rừng

Rừng tự nhiên gồm có các loại cây ưu thế như: Dầu Trà beng, Cà chít, Cẩm liên, Bằng lăng, Cam xe, Lịng mức lơng. Kiểu rừng này bị tác động bởi nạn chặt phá rừng bừa bãi, hiện có cấp đường kính trung bình 7 - 10 cm chất lượng kém, giá trị kinh tế thấp.

Rừng trồng bao gồm các loại cây như Sao đen, Sao xanh, Thông 3 lá, Tếch, Muồng đen, Bạch Đàn, Xà Cừ. Rừng trồng phịng hộ với các loại cây như Thơng 3 lá, Bạch Đàn, Keo lá tràm, Muồng đen, Dầu rái.

45

Các chương trình nghiên cứu thăm dị khống sản tại Thành phố và các vùng phụ cận cho thấy kết quả như sau:

- Sét gạch ngói: bao gồm như sét Châu Sơn, sét Mai Hắc Đế, sét Ea Kao, sét Chưplom. Sét các khu vực nói trên đều đạt chỉ tiêu công nghiệp (ngoại trừ sét Châu Sơn), tuy nhiên sét chỉ làm được gạch, khơng làm được ngói.

- Đá Bazan (xây dựng thông thường) ở các khu vực sau: mỏ đá cầu 14 trữ lượng khoảng 3 - 4 triệu m3, Buôn Ky trữ lượng 3 triệu m3, các mỏ cịn lại có trữ lượng khoảng 8 triệu m3.

- Tài nguyên du lịch

Trên địa bàn thành phố có nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh, các thác nước và các hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo phục vụ du lịch thể thao, cưỡi ngựa, săn bắn, cắm trại.

Các buôn làng đồng bào dân tộc ít người với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống, độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu cần; du lịch sinh thái tham quan thác nước, suối, hồ đập, vườn, rừng; du lịch văn hóa; tham gia các lễ hội của các đồng bào dân tộc, lễ hội đâm trâu, lễ hội đua voi … những tiềm năng trên là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tour du lịch của thành phố nếu được gắn kết với các tuyến du lịch của tỉnh Đắk Lắk đến Nha Trang, Đà Nẵng, Bình Thuận, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh sẽ tạo nên hành trình du lịch hấp dẫn đối với du khách. Đây là yếu tố có thể khai thác phát triển du lịch.

- Tài nguyên nhân văn

Lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất, con người Buôn Ma Thuột gắn liền với lịch sử và phát triển Đắk Lắk cùng dân tộc Việt Nam. Các dân tộc trong Thành phố tuy khơng hình thành nên những bộ tộc người riêng biệt nhưng mỗi dân tộc lại tập trung ở một số vùng nhất định.

46

Trên địa bàn Thành phố Bn Ma Thuột có 40 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc anh em trên tồn quốc. Trong đó dân tộc Kinh chiếm khoảng 85%, 15% còn lại là người dân tộc khác. Trong nhóm dân tộc bản địa, người Ê đê chiếm số lượng lớn nhất, sau tới dân tộc Tày, Thái, Hoa, Gia Rai … Cộng đồng các dân tộc ở Thành phố với những truyền thống, văn hoá cổ truyền riêng của từng dân tộc đã hình thành nên một nền văn hố rất đa dạng, phong phú và có những nét độc đáo, trong đó nổi lên bản sắc văn hố truyền thống của các dân tộc Êđê, Gia rai và một số dân tộc thiểu số khác.

Tập quán sản xuất của mỗi dân tộc có những nét đặc trưng riêng nhưng qua quá trình giao lưu phát triển kinh tế giữa các vùng, giữa các dân tộc đã hình thành nên nhiều ngành nghề mang tính dân tộc. Đây thực sự là tiềm năng, thế mạnh đưa thành phố Buôn Ma Thuột phát triển trong tương lai [21].

Một phần của tài liệu Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)