pháp luật và chính sách về giáo dục nghề nghiệp
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN cả nước đã và đang được các cấp có thẩm quyền tiếp tục xây dựng đồng bộ, hoàn thiện; làm cơ sở cho việc thực hiện đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT; góp phần xây dựng và hồn thiện các quy định về thành lập trường, mở mã ngành, tuyển sinh và đào tạo TCN…
Cơ sở pháp lý về GDNN thông qua các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu là:
+ Luật Giáo dục - 2019 (Luật số 43/2019/QH14) đã được Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XIV thơng qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 đã có những quy định mới, mở rộng hành lang pháp lý, tháo gỡ vướng mắc, thơng thống cơ chế để định hướng cho nền giáo dục Việt Nam đi đúng hướng trong quá trình hội nhập và phát triển.
+ Từ ngày 01/7/2015, Luật Giáo dục nghề nghiệp bắt đầu có hiệu lực có những “điểm mới” quan trọng so với Luật Dạy nghề trước đây. Hệ thống GDNN mới bao gồm: Trình độ sơ cấp; trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng.
Luật quy định rõ cơ sở GDNN bao gồm: Trung tâm GDNN (là sự thống nhất của trung tâm kỹ thuật, tổng hợp, hướng nghiệp và trung tâm dạy nghề), trường trung cấp (là sự thống nhất của trường trung cấp chuyên nghiệp và trường TCN) và trường CĐ (là sự thống nhất của CĐ chuyên nghiệp và CĐ nghề) [23].
+ Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ- TB&XH ban hành ngày 28/12/2016 Quy định về điều lệ trường trung cấp.
+ Thông tư 03/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 01/03/2017 Quy định về quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ CĐ.
18
+ Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 26/12/2018 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 42/2015/TT- BLĐTBXH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo trình độ sơ cấp.
+ Thông tư số 43/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 20/10/2015 quy định về đào tạo thường xuyên.
+ Thông tư số 08/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 10/3/2017 quy định chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhà giáo GDNN. + Thông tư số 10/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 13/3/2017 quy định về mẫu bằng tốt nghiệp trung cấp, CĐ, việc in, quản lý, cấp phát, thu hồi, hủy bỏ bằng tốt nghiệp trung cấp, CĐ.
+ Thông tư số 31/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 28/12/2017 quy định về đào tạo trình độ CĐ, trung cấp, sơ cấp theo hình thức đào tạo vừa học vừa làm.
Căn cứ các khung pháp lý chủ yếu nêu trên, các cấp QLNN cần quan tâm quán triệt, ban hành các văn bản chỉ đạo-hướng dẫn và tổ chức thực hiện để những chủ trương, kế hoạch và các yêu cầu của nhà nước được đi vào thực tiễn. - Chính sách về GDNN là một bộ phận hợp thành trong hệ thống các chính sách cơng của nhà nước; là tập hợp các quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả ĐTN đáp ứng sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Vai trị của chính sách trong QLNN về GDNN thể hiện sự quan tâm đúng mực của Đảng, Nhà nước đến lĩnh vực GDNN, góp phần nâng cao dân trí, bảo vệ chế độ chính trị, cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế và bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có chun mơn, kỹ thuật cao…Những chính sách chủ yếu là:
+ Ngồi các chính sách hiện hành chung đối với cán bộ cơng chức, viên chức cịn có các chính sách đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên công tác trong GDNN như thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 quy định chế
19
độ làm việc của nhà giáo GDNN… Đặc biệt, Thông tư số 03/2018/TT- BLĐTBXH ngày 15/6/2018 của Bộ LĐ-TB&XH quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành GDNN.
+ Về xã hội hóa GDNN có Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao…
+ Đối với học viên của các hệ ĐTN: Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/10/2015 quy định các chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên học trình độ trung cấp, cao đẳng; Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/10/2015 quy định về chính sách nội trú; Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH ngày 28/12/2016 về Chính sách ĐTN đối với người hồn thành nghĩa vụ…