thiện văn bản quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách về đào tạo trung cấp nghề
3.2.1.1. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đào tạo
trung cấp nghề
Đắk Lắk cần tăng cường xây dựng chương trình, đề án phát triển GDNN có lộ trình cụ thể đến năm 2025, 2030. Để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch số 2417/KH-UBND ngày 01/04/2019 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng GDNN, Sở LĐ-TB&XH cần chủ động phối hợp với các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, dự án phát triển GDNN đã được phê duyệt; chỉ đạo các cơ sở GDNN trên địa bàn chuyển hướng đào tạo từ cung theo năng lực sẵn có sang đáp ứng cầu của thị trường lao động.
75
Một là, rà soát và điều chỉnh danh mục các ngành nghề đào tạo cho phù
hợp với nhu cầu nhân lực của tỉnh. Hiện nay, Đắk Lắk là một trong những vùng trọng điểm phát triển cây hoa màu, cần củng cố và tăng chỉ tiêu đào tạo các lĩnh vực liên quan như điều dưỡng, nông lâm nghiệp và trồng trọt.
Hai là, xây dựng kế hoạch điều chỉnh, sắp xếp, sáp nhập hợp lý các cơ
sở GDNN. Trên cơ sở đó, cơ cấu lại hoặc giải thể các trường trung cấp, trường CĐ trong tỉnh Đắk Lắk hoạt động kém hiệu quả hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động GDNN.
Ba là, cần xây dựng cơ chế, giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh hơn nữa việc
phân luồng người học trung cấp từ cấp THCS lên các cấp cao hơn, tạo ra sự cân đối tương đối hợp lý cung - cầu trong đào tạo các trình độ trung cấp và nhu cầu sử dụng lao động của tỉnh Đắk Lắk theo chiến lược phát triển kinh tế mà tỉnh đề ra.
3.2.1.2. Hoàn thiện văn bản quản lý chỉ đạo về đào tạo trung cấp nghề
Một là, tiến hành rà soát hệ thống văn bản quản lý - chỉ đạo về GDNN.
Tổ chức quán triệt, triển khai, công khai, phổ biến về Luật GDNN và các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu về GDNN cho cán bộ quản lý tại các trường đào tạo TCN. Đăng tải các văn bản hướng dẫn thi hành trên các trang thơng tin điện tử, báo chí, bản tin để phổ biến các văn bản này rộng rãi tại các trường đào tạo TCN trong tỉnh Đắk Lắk.
Trong đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cần triển khai văn bản chỉ đạo các trường TCN đổi mới chương trình đào tạo theo phương thức tích lũy mơ đun, tín chỉ; tiếp tục đào tạo cho học viên của các nghề trọng điểm của tỉnh. Đồng thời, thí điểm triển khai chương trình đào tạo liên thơng chất lượng cao từ trung cấp lên CĐ đối với đối tượng đã tốt nghiệp THCS.
Hai là, cùng với sự tham gia của doanh nghiệp, cần xây dựng và cơng bố
76
ứng với từng trình độ đào tạo, đảm bảo đáp ứng khung trình độ TCN và theo các bậc kỹ năng nghề quốc gia
3.2.1.3. Chỉ đạo hồn thiện chương trình đào tạo trung cấp nghề
Để cơng tác hồn thiện chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu học tập được tiến hành đồng bộ và hiệu quả, các cấp có thẩm quyền cần chỉ đạo các trường TCN tiếp tục triển khai - thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:
Một là, tiến hành phân hệ đào tạo trình độ TCN thành 2 loại:
- Từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THCS để được cấp bằng tốt nghiệp TCN bậc 1. Đối tượng này khơng được liên thơng lên trình độ cao hơn.
- Từ một đến hai năm học tùy theo nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), đối với người có bằng tốt nghiệp THCS thì phải thêm thời gian học văn hóa THPT theo quy định của Bộ GD&ĐT để được cấp bằng tốt nghiệp TCN bậc hai. Đối tượng này được liên thơng lên trình độ cao hơn.
Hai là, tiếp tục chỉ đạo các trường trung cấp rà soát, điều chỉnh, bổ sung
nội dung chuẩn đầu ra phù hợp đối với từng ngành, từng chương trình đào tạo cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu lao động của xã hội và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
Ba là, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk quan tâm hơn nữa đến việc ban
hành văn bản chỉ đạo các cơ sở GDNN xây dựng các chương trình đào tạo TCN theo các hợp đồng liên kết đào tạo của trường với các doanh nghiệp, nhất là đối với các doanh nghiệp ở các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp. Làm rõ trách nhiệm và cơ chế, mở rộng hình thức và nội dung liên kết giữa các trường đào tạo TCN với doanh nghiệp trong đào tạo, sử dụng nhân lực và nghiên cứu chuyển giao cơng nghệ; khuyến khích các doanh nghiệp lớn tham gia vào biên soạn, góp ý, chỉnh sửa chương trình đào tạo TCN.
77
3.2.1.4. Đổi mới về việc tổ chức thực hiện chính sách về đào tạo nghề
Một là, hồn thiện các văn bản chỉ đạo triển khai về chính sách tuyển
dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, chế độ ưu đãi, khen thưởng và kỷ luật đối với công chức QLNN và viên chức công tác trong các trường TCN của tỉnh để phát huy tối đa năng lực và khả năng cống hiến của họ cho công việc.
Hai là, tiếp tục nghiên cứu, ban hành các chính sách, quy định phù hợp
với nhu cầu thực tế của tỉnh Đắk Lắk về đào tạo TCN, cần hoạch định chính sách phát triển đào tạo trung cấp mang tính đặc thù của địa phương. Đây là chính sách đào tạo mà GDNN Lâm Đồng đã làm khá tốt khi đào tạo TCN tập trung vào các thế mạnh của tỉnh là trồng trọt, du lịch và dịch vụ.
Ba là, tiếp tục thực hiện Nghị định số 05/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
cơng tác dân tộc và Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học viên học CĐ, trung cấp; Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC Liên bộ Bộ LĐ-TB&XH, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú đối với học sinh người dân tộc thiểu số; người khuyết tật; người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú; người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo.
Bốn là, đảm bảo tốt các quyền lợi học sinh thơng qua thực hiện chính
sách hỗ trợ học sinh dân tộc thiểu số theo Quyết định số 152/2007/QĐ-TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm là, rà soát và tiếp tục thực hiện tốt cơ chế và chính sách tăng quyền
tự chủ cho các trường TCN theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập; Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp cơng. Đảm bảo các trường TCN công
lập trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, có thể tự chủ 70% kinh phí bao gồm cả chi lương, chi thường xuyên.
78