tỉnh Đắk Lắk
- Tăng quyền tự chủ trong tuyển dụng giáo viên, nhân viên về cho các
trường TCN cơng lập, để các trường có thể lựa chọn ra những giáo viên có đủ năng lực nghề nghiệp và có tâm huyết với nghề nhằm đưa chất lượng đào tạo của các trường ngày càng tốt hơn.
- Ưu tiên đầu tư ngân sách để các trường mua sắm cơ sở vật chất-thiết bị
phục cho đào tạo thực hành nghề nghiệp nhằm bắt kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và đáp ứng với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
- Quan tâm hơn nữa việc tham mưu, kiến nghị với cấp trên về các chế độ
chính sách cho giáo viên và học sinh ở các trường TCN. Hiện nay, chính sách thu hút giáo viên dạy ở các trường TCN là chưa có (lương cịn thấp, cường độ làm việc cao…) và học sinh học TCN.
- Sở GD&ĐT quan tâm phối hợp với Sở LĐ - TB&XH tỉnh Đắk Lắk trong công tác hướng nghiệp học sinh từ THCS đi học TCN.
95
Tiểu kết chương 3
Ở chương 3, tác giả đã trình bày các quan điểm, định hướng, mục tiêu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Đắk Lắk trong công tác QLNN về TCN trên địa bàn tỉnh. Trên quan điểm giải quyết những tồn tại, hạn chế từ những nguyên nhân chủ quan ở chương 2 cùng phân tích và nhận định khách quan, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Đề xuất các giải pháp bao quát từ những vấn đề pháp lý như quy định thống nhất trách nhiệm các cơ quan QLNN về TCN; phân cấp quản lý đối với đào tạo TCN đến các biện pháp cụ thể như bồi dưỡng nâng cao năng lực đội cán bộ quản lý, GIÁO VIÊN giảng dạy TCN; quản lý tài chính cơng và xã hội hóa GDNN; tăng cường cơ chế thanh tra, kiểm tra; hồn thiện chương trình đào tạo TCN phù hợp với địa phương cũng như giáo trình tài liệu giảng dạy, đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác đào tạo. Tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong đào tạo và chuyển giao công nghệ; thu hút các nguồn đầu tư, tài trợ của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước; đào tạo TCN xuất khẩu lao động; từ đó, tác giả đưa ra một số đề xuất,… Tất cả các giải pháp đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo TCN cũng như đáp ứng được nhu cầu lao động của xã hội, góp phần thực hiện thành cơng “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
96
KẾT LUẬN
Đầu tư cho GDNN cần được coi là “đầu tư cho phát triển” trong điều kiện đất nước cịn nhiều khó khăn, thách thức về kinh tế, già hóa dân số và hội nhập quốc tế. Đào tạo TCN có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, cung cấp cho xã hội lực lượng lao động có tay nghề cao, năng động và sáng tạo, đáp ứng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ của đất nước. Công tác đầu tư phát triển mạng lưới các trường đào tạo TCN đã được Nhà nước quan tâm phát triển và đạt nhiều thành tựu. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được, đào tạo trung cấp nghề hiện nay vẫn còn những hạn chế, tồn tại cần khắc phục.
Luận văn “Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh
Đắk Lắk” đã đưa ra những cơ sở khoa học, phân tích thực trạng QLNN về đào
tạo TCN tại tỉnh Đắk Lắk và cho thấy nhiều hạn chế, thiếu sót, có sự chồng chéo trong QLNN và bất cập trong thanh tra, kiểm tra đối với các trường đào tạo TCN; hạn chế về cả chương trình đào tạo, nội dung đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên TCN… đòi hỏi cần được khắc phục nhằm hoàn thiện hơn hiệu quả QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Từ việc phân tích các vấn đề lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về đào tạo bậc TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, luận văn đã đề xuất các nhóm giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục hồn thiện QLNN về TCN trên địa bản tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới, cụ thể các giải pháp là: Giải pháp hoàn thiện
hoạt động QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk; công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, hoàn thiện văn bản quản lý chỉ đạo, thực thi chính sách về đào tạo TCN; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý; nâng cao năng lực của công chức QLNN về GDNN; tăng cường đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cơ sở đào tạo TCN; tiếp tục chỉ đạo - thực hiện cơng tác xã hội hóa đào tạo TCN; quan tâm chỉ đạo đẩy mạnh liên
97
kết, hợp tác với các doanh nghiệp, đào tạo gắn với nhu cầu thực tiễn; các ngành chức năng liên quan quan tâm phối hợp, chỉ đạo công tác tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT; tăng cường đầu tư nguồn lực về kinh phí và về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các trường TCN; đào tạo TCN cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác kiểm định chất lượng cơ sở đào GDNN; đổi mới và phát huy tốt hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào tạo TCN. Từ đó kiến nghị các Bộ, ban,
ngành liên quan nhằm hồn thiện hơn cơng tác QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.
Có thể nói, những giải pháp mà tác giả trình bày trong luận văn là các kết quả bước đầu của quá trình nghiên cứu. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế nên luận văn khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cơ và độc giả để q trình nghiên cứu được hồn thiện hơn.
Mong rằng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ là một trong những tài liệu tham khảo về thực tiễn trong lĩnh vực QLNN về đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, cũng như một số địa phương khác có điều kiện tương tự./.