trung cấp nghề trên địa bàn Tỉnh Đắk Lắk
2.3.3.1. Đầu tư ngân sách, tăng nguồn lực
Ngày 14/5/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 522/QĐ- TTg phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”, theo đó: Mục tiêu chung của Đề án là tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thơng, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở (THCS) và vào học các trình độ GDNN phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của đất nước và địa phương.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án, gồm: (1) Nguồn NSNN được giao hàng năm cho các Bộ, ngành, địa phương theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án được các cấp có thẩm quyền phê duyệt; (2) Nguồn thu hợp pháp của các cơ sở giáo dục; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn vốn xã hội khác; (3) Nguồn vốn vay ODA từ các chương trình, dự án.
Hiện nay các cơ sở GDNN thực hiện chế độ tài chính, kế tốn, kiểm tốn, thuế và cơng khai tài chính theo quy định của pháp luật mà cụ thể là sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định của pháp luật về NSNN. Tuy nhiên, việc thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ của các cơ sở GDNN là yêu cầu bức thiết Thực hiện chủ trương này, các cơ sở GDNN được quyền quyết định việc huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ được giao để mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo. Dự toán NSNN, phương án phân bổ ngân sách TW năm 2020 đã được Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019, Nghị quyết số 87/2019/QH14 ngày 14/11/2019 và đã được Thủ tướng Chính phủ
58
giao cho tỉnh Đắk Lắk tại Quyết định số 1704/QĐ-TTg ngày 29/11/2019, theo đó đã bố trí trong chi cân đối ngân sách địa phương năm 2020 là 5.547.225 triệu đồng để thực hiện nhiệm vụ chi sự nghiệp giáo dục-đào tạo và dạy nghề, đồng thời ngân sách TW đã bố trí kinh phí hỗ trợ tỉnh thực hiện các chương trình, đề án giáo dục trên địa bàn năm 2020 (như các chương trình mục tiêu:
GDNN-việc làm và an toàn lao động 13.525 triệu đồng; giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn 10.000 triệu đồng;...). Tỉnh cịn chủ động bố trí ngân sách địa phương, nguồn kinh phí lồng ghép và các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định tại Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện. Trong đó, ngân sách đầu tư cho đào tạo TCN của tỉnh Đắk Lắk cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ, được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Tổng hợp nguồn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
Đơn vị: (triệu đồng)
STT Nguồn lực tài chính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
1 Ngân sách trung ương 5850 5500 7500 9800 10870
2 Ngân sách địa phương 3000 2712 5765 10791 11985
Nguồn: Sở Lao động-Thương binh và xã hội Đắk Lắk
2.3.3.2. Thực hiện xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
- Để thực hiện xã hội hóa giáo dục, thời gian qua, tỉnh Đắk Lắk ln chú trọng tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của các cấp, các ngành về quản lý, sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện tại các cơ sở giáo dục; vận động xã hội hóa giáo dục bằng nhiều biện pháp sáng tạo thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó chú trọng các hoạt động giao lưu, trực tiếp tìm kiếm, thu hút nguồn đầu tư, đối tác đầu tư, đồng thời đẩy mạnh
59
thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân mạnh dạn đầu tư, phát triển giáo dục. Kêu gọi sự ủng hộ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân đóng góp, viện trợ và hỗ trợ GDNN dưới các hình thức như trao học bổng, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất, hiến, tặng sách vở, tài liệu, học liệu…
- UBND tỉnh cũng như các Sở, ngành, đơn vị có liên quan đã ban hành các văn bản chỉ đạo - thực hiện chính sách ưu đãi, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục như chính sách về thuê đất, thuế, cho vay, hỗ trợ lãi suất để xây dựng trường học. Tuy nhiên việc phát triển cơ sở giáo dục ngồi cơng lập mới chỉ phát triển ở các bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông là chủ yếu. Trước đây tại Tp. Bn Ma Thuột có 2 trường TCN tư thục nhưng vài năm trước đã chuyển thành trường CĐ nhưng vẫn duy trì hệ đào tạo TCN.