Các ngành chức năng liên quan quan tâm phối hợp, chỉ đạo công tác

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 91)

tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng trong việc phân luồng học sinh tốt nghiệp và cũng là yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của các cơ sở GDNN. Để công tác tuyển sinh, hướng nghiệp thật sự có hiệu quả, các đơn vị QLNN về GDNN trên địa bàn tỉnh cần phối hợp với các đơn vị liên quan và chỉ đạo các trường TCN cần kết hợp và sử dụng nhiều biện pháp để công tác tuyển sinh ngày càng tốt hơn.

- Về công tác hướng nghiệp:

Một là, tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh

trong giáo dục phổ thông các cấp. Nâng cao nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, các trường THCS, THPT, học sinh, cha mẹ học sinh và mọi thành phần trong xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục hướng nghiệp.

Hai là, định hướng GDNN cho các đối tượng học nghề, đa dạng hóa, vận

dụng linh hoạt nhiều hình thức tư vấn hướng nghiệp phù hợp với lứa tuổi học sinh; cung cấp kịp thời thông tin về các trường TCN, chính sách đối với người học TCN, chính sách ưu đãi trong GDNN, cơ hội khởi nghiệp, tìm kiếm việc làm, xu hướng và nhu cầu của thị trường lao động. Đẩy mạnh mơ hình dạy văn hóa kết hợp ĐTN tại trung tâm GDTX tỉnh Đắk Lắk, các trung tâm GDNN- GDTX cấp huyện và các trường THCS, THPT.

83

Ba là, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk cần chỉ đạo các trường CĐ, trường

trung cấp, trung tâm GDNN-GDTX trực thuộc phối hợp với Phòng GD&ĐT tuyên truyền về giáo dục hướng nghiệp, nghề nghiệp để thực hiện công tác phân luồng sau THCS; thông báo cụ thể chương trình học, chế độ chính sách, quyền lợi của các loại hình đào tạo TCN hiện hành; phối hợp tổ chức các buổi tư vấn chọn nghề cho học sinh chuẩn bị tốt nghiệp THCS.

- Về công tác tuyển sinh:

Một là, xác định rõ ràng các lĩnh vực, ngành nghề hiện đang thiếu lao

động có trình độ chun mơn cao để có hướng mở rộng hay thu hẹp một số nghề đang đào tạo thông qua điều tra cung - cầu trên thị trường.

Hai là, chỉ đạo thực hiện kế hoạch tuyển sinh hàng năm và có chương trình

tuyển sinh phù hợp như: liên hệ và đến tuyển sinh trực tiếp tại các trường THCS, THPT hoặc các trung tâm GDNN-GDTX tại các huyện, thị, thành phố thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc phát tờ rơi. Bên cạnh đó cần liên hệ và có chương trình tuyển sinh tại các xã, thôn, buôn, tổ dân phố thơng qua tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh hoặc thơng qua học sinh trong trường làm khâu trung gian để giới thiệu hình ảnh nhà trường và các vấn đề tuyển sinh đến các bn làng.

Ba là, tăng cường kinh phí hỗ trợ tuyển sinh hàng năm. Đầu tư xây dựng

website chính thức của các nhà trường và thường xuyên đăng tải nhu cầu tuyển sinh và chế độ chính sách hỗ trợ cho học sinh TCN.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)