nghiệp; đổi mới và phát huy tốt hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào tạo trung cấp nghề
3.2.7.1. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp
Chất lượng đào tạo có ý nghĩa quan trọng góp phần quyết định chất lượng nguồn nhân lực, tăng cường sức cạnh tranh quốc gia. Đối với các cơ sở GDNN, đào tạo có chất lượng sẽ khẳng định thương hiệu, uy tín và lợi thế cạnh tranh trong tuyển sinh đào tạo và cơ hội đầu tư. Vì vậy, tăng cường công tác kiểm định chất lượng cơ sở GDNN trong tỉnh Đắk Lắk cần được các đơn vị QLNN quan tâm hơn bằng các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng cơ sở GDNN; đánh giá,
cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho học viên trung cấp đủ tiêu chuẩn. Các trường đào tạo trung cấp cần rà soát, điều chỉnh, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo bảo đảm thống nhất, liên thông theo từng ngành, nhóm ngành, nhóm nghề đào tạo, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động của tỉnh trong thời kỳ CNH-HDH đất nước; nghiên cứu tiếp nhận, chuyển giao chương trình, giáo trình đào tạo từ các trường đào tạo trung cấp có tiếng trong nước; Phát triển các chương trình, giáo trình đào tạo trung cấp đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều đối tượng học tập, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề cho học viên.
Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kiểm định
chất lượng, thiết lập hệ thống thông tin kiểm định chất lượng và kết nối cơ sở dữ liệu của các cơ sở GDNN trong toàn tỉnh với hệ thống thông tin quản lý của cơ quan QLNN.
Ba là, xây dựng và thực hiện Kế hoạch tổng thể cải tiến chất lượng: Định
kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh, tăng cường triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu, tầm nhìn, và chiến lược phát triển của nhà trường; Hồn thiện hệ thống
92
kiểm định chất lượng bên trong theo định hướng chuẩn khu vực; kiện toàn nhân sự chuyên trách làm công tác kiểm định chất lượng ở các trường TCN.
Bốn là, triển khai hiệu quả cơng tác tự đánh giá, đánh giá ngồi và cải
tiến sau đánh giá ngoài các trường TCN: đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cơng tác tự đánh giá, khẩn trương rà sốt, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá; khắc phục hạn chế, cải tiến chất lượng ở các tiêu chí chưa đạt, phát huy những tiêu chí đã làm tốt; tiếp tục cải tiến nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện báo cáo giữa kỳ theo quy định; triển khai các giải pháp cải tiến nâng cao chất lượng.
3.2.7.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào
tạo trung cấp nghề
Hoạt động thanh tra đối với cơ sở GDNN có vị trí quan trọng trong việc đảm bảo nề nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Trong đó, cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong đào tạo TCN là một nhiệm vụ quan trọng mà các thanh tra GDNN cần phải thực hiện thường xuyên và cần được quan tâm hơn nữa. Để hệ thống GDNN của tỉnh Đắk Lắk để đáp ứng u cầu đổi mới căn bản, tồn diện thì cơng tác thanh tra, kiểm tra GDNN phải thực hiện chặt chẽ, thường xuyên và tập trung các giải pháp sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giáo dục nghề
nghiệp và pháp luật về thanh tra giáo dục, giám sát, nâng cao nhận thức của mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hoạt động trong lĩnh vực GDNN và công tác tại các trường đào tạo TCN về vai trò, địa vị, tầm quan trọng của công tác thanh tra. Đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan QLNN, cơ sở GDNN, các trường đào tạo trung cấp, cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực GDNN. Điều này dẫn đến sự đồng thuận, hợp tác, tuân thủ và hiệu quả trong thanh tra, kiểm tra.
Hai là, tiếp tục kiện toàn tổ chức, phân rõ tránh nhiệm của cán bộ làm
93
công tác trong Sở LĐ-TB&XH Đắk Lắk; bố trí, sắp xếp hợp lý thanh tra viên để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, đảm bảo các vị trí theo nhiệm vụ đã quy định; có cơ chế phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành.
Ba là, thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp cơng dân
và phịng, chống tham nhũng; chủ trì xây dựng các tài liệu chun mơn, nghiệp vụ về thanh tra GDNN. Triển khai thực hiện Kết luận 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 3 (khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí” trong hệ thống GDNN của tỉnh Đắk Lắk.
Bốn là, đổi mới hoạt động thanh tra, kiểm tra: Xây dựng Kế hoạch thanh
tra, kiểm tra và thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng tinh giản (số lượng, nội dung, quy mơ tổ chức) nhưng có hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm. Có thể thanh tra, kiểm tra nhiều nội dung tại một đơn vị hoặc thanh tra một số nội dung tại nhiều đơn vị. Tăng cường thanh tra, kiểm tại các trường TCN; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai để khắc phục những tồn tại cơ bản trong thi cử; lạm thu trong trường học. Kết quả của các cuộc thanh tra, kiểm tra cần được công bố công khai tại các cơ sở GDNN trong tỉnh Đắk Lắk, xử phạt nghiêm minh các tập thể, cá nhân có hành vi vi phạm. Tăng cường phối hợp với các cơ quan thanh tra các cấp trong việc lập kế hoạch, triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra một cách hiệu quả, tránh chồng chéo.
Năm là, các cơ quan QLNN về GDNN tỉnh Đắk Lắk cần tăng cường các
điều kiện bảo đảm về kinh phí, vật chất, phương tiện cho hoạt động thanh tra thường xuyên và đột xuất. Các cấp QLNN tăng cường chỉ đạo các cơ sở đào tạo TCN có trách nhiệm tổ chức, điều hành và kiểm tra, giám sát trong nhà trường chặt chẽ, thường xuyên giữa các phòng, khoa với nhau; đảm bảo công khai, minh bạch trong hoạt động đào tạo TCN.
94