một số tỉnh - thành phố
1.4.1.1. Những chuyển biến tích cực về quản lý đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Năm 2019, toàn ngành LĐ-TB&XH đã tập trung triển khai thực hiện những nội dung chính đã được Chủ tịch UBND tỉnh giao và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trên cơ sở bám sát mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, ngành LĐ-TB&XH đã chủ động, và kịp thời ban hành các chương trình, kế hoạch cơng tác nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cơng tác trao đổi, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ giữa Sở LĐ-TB&XH với các sở, ngành, và UBND các huyện - thành phố được thực hiện thống nhất, kịp thời đảm bảo gắn kết trong chỉ đạo, điều hành.
Trong năm 2019, những chỉ tiêu quan trọng được giao của ngành đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra: toàn tỉnh ĐTN cho 38.880 lao động, đạt 102% kế hoạch năm. Trong đó: CĐ 1.400 người; trung cấp 1.980 người; sơ cấp và đào tạo thường xuyên, tự đi học nghề, kèm cặp truyền nghề và doanh nghiệp đào tạo 35.500 người.
Tồn tỉnh có 7 trường đào tạo trình độ trung cấp. Trong 05 trường CĐ có 01 trường (CĐ Kinh tế kỹ thuật Lâm Đồng) do Sở LĐ-TB&XH quản lý; 02 trường (CĐ Y tế Lâm Đồng, CĐ nghề Đà Lạt) do UBND tỉnh quản lý; 02 trường thuộc bộ, ngành TW quản lý (CĐ Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, CĐ Du lịch Đà Lạt do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch quản lý). Có 02 trường trung cấp ngồi cơng lập là trường TCN Tân Tiến và trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Quốc Việt.
Khối trường CĐ có 395 cán bộ, giáo viên, chiếm 72,2% trên tổng số của khối công lập (gồm 93 cán bộ quản lý, 302 giảng viên, giáo viên). Xem xét trên
32
toàn khối công lập của tỉnh, cán bộ quản lý chiếm 19,2% và giáo viên, giảng viên chiếm 66,0%. Tổng số người làm việc tại các cơ sở GDNN ngồi cơng lập
chiếm 46,37% lực lượng hoạt động GDNN của 39 đơn vị trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Tổng hợp báo cáo cho thấy, trong 03 năm (2016, 2017, 2018) cơ sở GDNN khối công lập tuyển sinh được 79.875 học viên, trong đó: CĐ chiếm 6,0%, trung cấp chiếm 5.9%, sơ cấp và thường xuyên chiếm 88,1% học viên; cơ sở GDNN khối ngồi cơng lập tuyển sinh được 25.061 học viên gồm đào tạo trung cấp 1.578 học sinh chiếm 6,3%, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 23.483 học viên chiếm 93,7%.
Các trường đào tạo TCN đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, một số ngành được xem là thế mạnh của các trường như: Kế tốn, Cơng nghệ thơng tin, Du
lịch. Với thế mạnh trong trồng trọt nơng nghiệp chính vì vậy ở đây các trường đào tạo TCN được hướng đào tạo vào các ngành nông - lâm - thủy sản. Các ngành nghề đào tạo trên địa bàn tỉnh của khối GDNN đáp ứng được nhu cầu học nghề của đại đa số lao động của tỉnh và vùng lân cận.
1.4.1.2. Thực tiễn quản lý giáo dục nghề nghiệp của thành phố Đà Nẵng
Công tác đào tạo nghề nghiệp luôn được các cơ sở GDNN quan tâm chủ động đổi mới, cập nhật những nội dung, phương pháp đào tạo; điều này, đã góp phần ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo nghề; số lượng và chất lượng lao động có tay nghề cao được cải thiện, đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn thành phố.
Về mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp: hiện nay, trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng có 64 cơ sở GDNN, trong đó có: 20 trường CĐ, 06 trường trung cấp, 11 trung tâm GDNN và 27 cơ sở khác có đăng ký hoạt động.
Về tuyển sinh: quy mô tuyển sinh đào tạo của các cơ sở GDNN hiện nay
33
Trong đó, nhóm ngành/nghề thương mại dịch vụ chiếm khoảng 66%, nhóm ngành/nghề cơng nghiệp xây dựng chiếm khoảng 31% và nhóm ngành/nghề nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 3%;
Tỉ lệ học sinh, sinh viên học nghề ra trường có việc làm ngay trong thời gian 6 tháng sau khi tốt nghiệp đạt trên 70%, trong đó một số nghề về dịch vụ du lịch, cơng nghệ thơng tin, cơ khí, cơng nghệ ơ tơ tỉ lệ có việc làm đạt 90% - 100%. Tỉ lệ thất nghiệp của lao động được ĐTN chỉ chiếm 10% - 12% trong tổng tỉ lệ thất nghiệp của thành phố.
Về cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo: hiện nay, trên địa bàn thành phố
có 2.867 cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo.
Trong 686 cán bộ quản lý, trình độ thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất (40%), tiếp đến là trình độ ĐH chiếm 37,9%. Với 2.181 nhà giáo cơ hữu, trình độ thạc sĩ cũng chiếm tỷ lệ cao nhất (42,8%), tiếp đến là trình độ ĐH chiếm 29,6%, và ít nhất là trình độ tiến sĩ (2,4%).
Về chương trình, giáo trình đào tạo: các cơ sở GDNN chủ động xây
dựng, điều chỉnh và thẩm định chương trình đào tạo cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và của xã hội với 577 chương trình và 400 giáo trình đào tạo đào tạo ở các cấp trình độ đã được xây dựng và ban hành.
Các cơ sở GDNN đã phối hợp với các doanh nghiệp ĐTN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp ở trình độ sơ cấp nghề và đào tạo dưới 03 tháng cho 5.116 lượt lao động. Giai đoạn 2016 - 2018, có 686 nhà giáo được các cơ sở GDNN cử đến 211 doanh nghiệp hướng dẫn sinh viên thực tập. Các cơ sở GDNN đã phối hợp với doanh nghiệp tham gia xây dựng và thẩm định ban hành 577 chương trình đào tạo ở các cấp trình độ: trong đó, 188 chương trình đào tạo trình độ CĐ, 187 chương trình đào tạo trình độ trung cấp, 178 chương trình ĐTN trình độ sơ cấp, 24 chương trình đào tạo dưới 3 tháng. Mở rộng hợp tác quốc tế để trao đổi và học tập kinh nghiệm với các cơ sở đào tạo, tổ chức
34
phát triển nhân lực của các nước thành công và đi đầu trong lĩnh vực GDNN trên thế giới như Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc...
1.4.1.3. Thực tiễn phát triển giáo dục nghề nghiệp của tỉnh Khánh Hòa
Đến tháng 12/2018, trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa có 21 cơ sở GDNN, Trong đó: có 04 trường CĐ (02 trường CĐ cơng lập, 01 trường ngồi cơng lập thuộc tỉnh; 01 trường thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch); 12 trường trung cấp (08 trường công lập và 03 trường ngồi cơng lập thuộc Sở LĐ-TB&XH quản lý, 01 trường thuộc Bộ quốc phòng); 05 trung tâm GDNN (01 Trung tâm công lập và 04 trung tâm tư thục). Ngồi ra, cịn có 29 cơ sở hoạt động GDNN (gồm các trường ĐH tham gia hoạt động GDNN trình độ CĐ, các doanh nghiệp có đăng ký hoạt động GDNN trình độ sơ cấp).
Hệ thống GDNN trên địa bàn tỉnh có quy mơ tuyển sinh hàng năm 30.110 người, trong đó: Trình độ CĐ, mỗi năm quy mô tuyển sinh đào tạo là 4.305 người với 29 nghề đào tạo. Mỗi năm các trường TCN tuyển sinh đào tạo là 6.305 người với 33 nghề đào tạo. Trình độ sơ cấp và đào tạo thường xuyên, mỗi năm quy mô tuyển sinh đào tạo là 19.500 người với 62 nghề đào tạo. Ước giai đoạn 2016-2020 toàn tỉnh tuyển sinh 135.145 người, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến cuối năm 2020 đạt 80%.
UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 tại Quyết định số 777/QĐ- UBND ngày 21/3/2018 với mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy thị trường lao động, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động, truyền thơng về các chủ trương, chính sách của nhà nước, của tỉnh, của ngành về việc làm, thị trường lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Qua thông tin được cung cấp từ Bản tin Thị trường lao động hàng tháng của Trung tâm Dịch vụ việc làm và kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng lao động của Doanh nghiệp các năm 2016, 2017; các cơ sở GDNN
35
thực hiện xây dựng kế hoạch tuyển sinh và đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và Xã hội.
Thực hiện Chiến lược Phát triển dạy nghề tỉnh thời kỳ 2011-2020, Tỉnh Khánh Hịa đạt được nhiều kết quả khích lệ. Các kết đó đã và đang có những tác động tích cực đến đời sống KT-XH, giải quyết việc làm ổn định cuộc sống, tăng thu nhập cho người lao động.