nhà giáo giảng dạy trung cấp nghề
2.3.2.1. Tổ chức và kiện toàn bộ máy quản lý
Việc tổ chức bộ máy QLNN về GDNN và quản lý các trường đào tạo TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được thực hiện theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày
54
24/6/2020 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; khoản 4 Điều 100 được sửa đổi bổ sung (Luật giáo dục 2009) có hiệu lực ngày 25/11/2009; theo Điều 71 (Luật Giáo dục nghề nghiệp) có hiệu lực ngày 27/11/2014.
UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan QLNN về GDNN của địa phương. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là cơ quan giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng QLNN về GDNN trên địa bàn toàn tỉnh;
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk từ năm 2015 đến 2020 dưới sự chỉ đạo của Bộ LĐ-TB&XH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản điều hành, quy phạm pháp luật, các chương trình, kế hoạch. Sở LĐ-TB&XH trong phạm vi chuyên môn, chức năng sẽ thực hiện nhiệm vụ QLNN về GDNN, trong đó bao gồm cả QLNN về TCN. Ngồi ra trong q trình thực hiện chức năng quản lý GDNN của mình, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo, phối hợp với nhiều cơ quan, ban, ngành đồn thể để tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả trong cơng tác quản lý GDNN.
Theo Quyết định 64/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Lắk ngày 6/1/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở LĐ -TB&XH trong chức năng QLNN về GDNN có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển dạy nghề ở địa phương sau khi được phê duyệt; Hướng dẫn và kiểm tra việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dạy nghề; tiêu chuẩn giáo viên và cán bộ quản lý GDNN và TCN; quy chế tuyển sinh, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp và việc cấp văn bằng, chứng chỉ nghề; chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý, nhà giáo GDNN và học viên học nghề theo quy định của pháp luật; quản lý việc đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia sau khi được phân cấp; cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề theo thẩm quyền; Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ quản lý và
55
nhà giáo GDNN; tổ chức hội giảng nhà giáo GDNN cấp tỉnh, hội thi thiết bị dạy nghề tự làm cấp tỉnh, các hội thi có liên cơng tác học sinh, sinh viên GDNN.
2.3.2.2. Về phát triển đội ngũ quản lý và nhà giáo giảng dạy trung cấp nghề
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk thường xuyên hướng dẫn các trường TCN chọn nghề trọng điểm thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá của Dự án "Đổi
mới và Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp". Kiểm tra công tác đào tạo
lái xe ô tô tại 06 cơ sở GDNN trên địa bàn theo chỉ đạo của Tổng cục GDNN tại Công văn số 1487/TCGDNN-ĐTTX ngày 02/8/2019 và báo cáo thực trạng cho UBND tỉnh, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Song song đó, hàng năm Sở LĐ-TB&XH tỉnh còn chỉ đạo và phối hợp với các cơ sở GDNN thường xuyên tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ QLNN về lĩnh vực GDNN và TCN, đồng thời cử cán bộ quản lý tham gia các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý do TW tổ chức. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; từng bước tiêu chuẩn hóa theo quy định của Nhà nước, đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Đội ngũ cán bộ, công chức sau khi được đào tạo có nhận thức chính trị vững vàng, hiệu quả cơng tác được nâng cao rõ rệt.
Tỉnh Đắk Lắk cũng thực hiện theo Luật GDNN, chia thành ba cấp độ QLNN về GDNN: cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã /phường. Cấp tỉnh: Phòng Lao động - Việc làm - Giáo dục nghề nghiệp trực thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk là đơn vị QLNN về GDNN, bao gồm TCN của của tỉnh. Có 05 nhân sự được giao nhiệm vụ QLNN về GDNN trong phịng, gồm 01 Trưởng phịng, 01 Phó phịng và 03 chun viên; tất cả đều có trình độ ĐH và trên ĐH. Hàng năm, qua đánh giá mức độ hồn thành cơng việc chun mơn và tinh thần trách nhiệm đối với cơng việc có 5/5 cơng chức được đánh giá là hồn thành tốt công việc
56
và có tinh thần trách nhiệm cao, đạt 100%. Tuy nhiên, việc quản lý chặt chẽ, thường xuyên và tổng thể mọi hoạt động GDNN trên địa bàn tỉnh là rất khó với thực tế số lượng nhân sự như trên.
UBDN cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao thực hiện QLNN về GDNN theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước UBDN tỉnh Đắk Lắk về phát triển GDNN trên địa bàn huyện. Phịng LĐ-TB&XH có chức năng giúp UBDN huyện QLNN về GDNN trên địa bàn.
Nhìn chung, hệ thống các cơ quan QLNN về GDNN (bao gồm cả TCN) tại tỉnh Đắk Lắk tương đối hồn chỉnh, bám sát nhiệm vụ chính trị đảm bảo công tác quản lý tiến hành đúng quy định; Căn cứ vào thực tế của địa phương, các cấp QLNN về GDNN trong tỉnh đã tổ chức thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng và tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Tin học hóa QLNN trong lĩnh vực hành chính, đổi mới phương thức làm việc, làm rõ các nhiệm vụ của từng người, đưa ra nhiều giải pháp nhằm đáp ứng các điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của quản lý, nhất là tại các cơ quan QLLN về GDNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk thường xuyên mở các lớp tập huấn, đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và nhà giáo GDNN. Năm 2019, Sở tổ chức 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên. Trong năm 2021, Sở tổ chức các lớp bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp cho nhà giáo GDNN toàn tỉnh, thực hiện chuyển xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành GDNN, đảm bảo cho nhà giáo GDNN được xếp vào đúng vị trí theo năng lực. Bên cạnh đó, Sở cịn phối hợp với các Sở ngành tổ chức Hội thi thiết bị đào tạo tự làm cấp Tỉnh năm 2019. Tổ chức Đoàn tham dự Hội thi thiết bị đào tạo tự làm toàn quốc tại Thừa Thiên - Huế với 11 thiết bị dự thi, kết quả đã có 01 thiết bị đạt giải Nhất của Trường CĐ Kỹ thuật Đắk Lắk, 10 giải khuyến khích.
57