Đào tạo trung cấp nghề cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đào

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 99)

tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới

Các cấp QLNN của tỉnh và các trường TCN cần chú trọng hơn nữa trong công tác tuyển sinh, đào tạo các ngành TCN cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các địa bàn khó khăn khác; tăng cường tuyển sinh ĐTN cho lao động nông thôn và các hộ nghèo, cận nghèo trước xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế và yêu cầu thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các địa bàn trong tỉnh.

3.2.6.1. Đào tạo trung cấp nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số tập trung nhiều và đa dạng về dân tộc. Vì vậy đào tạo nghề, nhất là TCN cho đối tượng này cần được UBDN tỉnh luôn quan tâm và chỉ đạo sát sao. Để thực hiện tốt công tác này cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây:

Một là, về chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số đi học TCN:

Các cơ sở GDNN cần đẩy mạnh việc thực hiện chu đáo các chế độ chính sách hỗ trợ cho đối tượng là học sinh người dân tộc thiểu số, nhất là các dân tộc ít người tại chỗ đi học TCN (học phí, đi lại, ăn ở..). Bổ sung, mở rộng đối tượng được hưởng các chính sách này cho học viên dân tộc thiểu số nội trú, cụ thể là những học sinh dân tộc thiểu số khơng thuộc vùng cao và diện hộ nghèo để có mức đãi ngộ tương xứng. Có thể tăng mức trợ cấp, hỗ trợ vay vốn với mức lãi suất thấp, thực hiện các loại hình như cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ.

86

hợp với thực tiễn địa phương và trình độ học sinh là đối tượng dân tộc thiểu số. Hồn thiện và xây dựng khung chương trình học, đẩy mạnh đào tạo các mơn học, ngành nghề mang tính đặc thù của địa phương. Đổi mới hoạt động của cơ sở GDNN chuyên biệt dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, tạo nguồn cán bộ là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và phát triển nguồn nhân lực phục vụ sát hợp yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương. Đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục giữa các vùng, miền. Thực hiện giảng dạy TCN tại các trung tâm GDNN-GDTX tại các huyện trong tỉnh để học viên là đồng bào dân tộc thiểu số thuận tiện trong việc học và giảm thiểu chi phí học tập. Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh dân tộc. Đầu tư dạy tiếng dân tộc cho cán bộ quản lý và nhà giáo GDNN giảng dạy cho học sinh dân tộc thiểu số.

Ba là, về giải quyết việc làm: Tăng cường chính sách ưu tiên giới thiệu

việc làm cho thanh niên dân tộc, tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí cho đối tượng này. Cần ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho lao động các địa bàn KT-XH còn chậm phát triển. Đẩy mạnh thực hiện cơ chế liên kết giữa các cơ sở GDNN với doanh nghiệp thuộc những ngành nghề khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng dân tộc nhằm gắn kết giữa đào tạo với ứng dụng thực tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, phù hợp định hướng phát triển của tỉnh Đắk Lắk và có cơ chế ưu tiên tuyển dụng học sinh TCN là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Học sinh TCN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, cần quan tâm, tìm kiếm các phương pháp đào tạo, ngành đào tạo phù hợp với điều kiện, trình độ của học sinh để tận dụng và phát huy hơn nữa nguồn lao động trên địa bàn hiệu quả.

87

số các ngành dịch vụ; chẳng hạn như Y học, Điều dưỡng và Giáo dục mầm non. Đây là những ngành hiện đang có nhiều chỉ tiêu và nhiều học viên, nhưng nhu cầu thực tế của những ngành này đã ít dần, tỷ lệ học viên ra trường thất nghiệp cao. Đây còn là một trong những vấn đề mà tỉnh Đắk Lắk cần quan tâm trong công tác QLNN về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng được yêu cầu lao động là người dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng.

3.2.6.2. Đào tạo trung cấp nghề công nghệ cao

TCN công nghệ cao chủ yếu bao gồm các ngành công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ năng lượng mới và năng lượng tái sinh. ĐTN công nghệ cao là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh Đắk Lắk. Để thực hiện được điều này, cần thực hiện một số biện pháp sau đây:

Một là, cần tiếp tục phát huy thế mạnh của Đắk Lắk trong đào tạo TCN

công nghệ cao đã đạt được những năm qua. Trong ngắn hạn và trung hạn, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin là hai ngành mũi nhọn mà tỉnh nên đầu tư và định hướng cho các trường đào tạo trung cấp tổ chức giảng dạy. Đây là hai ngành tận dụng được tốt nhất cơ sở hạ tầng của các trường, thế mạnh về trồng cây công nghiệp, ăn trái… của địa phương và nhu cầu lớn lao động trong hiện tại và tương lai của tỉnh Đắk Lắk.

Hai là, lựa chọn các trường TCN có các ngành đào tạo cơng nghệ cao

trong tỉnh để tăng cường đầu tư về nguồn lực; ban hành các chuẩn về cơ sở vật chất, thiết bị; tập trung đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường chất lượng cao, trường được lựa chọn đầu tư nghề trọng điểm; hiện đại hóa hạ tầng cơng nghệ thông tin - truyền thông, phương tiện và thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu về nhân lực chất lượng cao. Nâng cao hiệu quả kiểm định chất lượng cơ sở GDNN; xây dựng, cập nhật tiêu chuẩn nghề quốc gia đảm bảo tương thích với tiêu chuẩn nghề khu vực ASEAN, APEC; đẩy mạnh đánh giá, cấp chứng

88

chỉ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động.

Ba là, chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, nhà giáo GDNN

tâm huyết, vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ; Tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo GDNN trẻ; đào tạo tại nước ngoài các giáo viên nghề trọng điểm; Xây dựng cơ chế thu hút nhà giáo GDNN, cán bộ kỹ thuật có trình độ cao từ bên ngoài; Tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với các trường ĐTN uy tín trong nước và quốc tế.

Bốn là, đào tạo liên kết giữa các trường trung cấp với doanh nghiệp mạnh

trong các lĩnh vực cơng nghệ cao, đây là mơ hình vừa nâng cao chất lượng ĐTN

chất lượng cao vừa góp phần thực hiện cam kết đầu ra cho học viên khi doanh nghiệp vừa tham gia đào tạo vừa là nơi tiếp nhận học viên tốt nghiệp.

3.2.6.3. Đào tạo trung cấp nghề công nghệ chế biến nông sản

Trong ba mũi nhọn kinh tế nông lâm nghiệp - công nghiệp - dịch vụ du lịch, Đắk Lắk có lợi thế về nền nơng nghiệp quy mơ lớn, tập trung cây công nghiệp, lương thực thực phẩm hướng ra xuất khẩu. Vì vậy, ngành TCN cơng nghệ chế biến nông sản là ngành mũi nhọn để tỉnh đầu tư phát triển để phù hợp vùng nguyên liệu cho công nghệ chế biến nông lâm sản và nông sản xuất khẩu với các sản phẩm chủ lực lớn: cà phê, cao su, hồ tiêu, gỗ rừng các loại cây mọc nhanh, cây ăn trái (bơ, sầu riêng, chanh dây...) và chăn nuôi... Đây cũng là một trong những giải pháp đầu tư ngành đào tạo trung cấp thế mạnh của tỉnh, tạo tiền đề để nông sản của tỉnh vươn tầm hơn nữa trong cả nước và trên thế giới. Trước hết cần thúc đẩy 4 trọng tâm chính:

Một là, có các cơ chế, chính sách, khuyến khích cho đầu tư đào tạo TCN

công nghệ chế biến nông sản; đề nghị hỗ trợ về nguồn lực của TW cho tỉnh Đắk Lắk để xây dựng, phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đào tạo TCN cơng nghệ chế biến nơng sản; từ đó phát huy tối đa thế mạnh về nơng nghiệp của địa phương.

89

Hai là, hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp. Thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mơ, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả của đào tạo TCN công nghệ chế biến nông sản.

Ba là, xây dựng cơ chế đặt hàng đào tạo, đào tạo lại nhân lực công nghệ

nông nghiệp từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau; xây dựng Chương trình mục tiêu về đào tạo và đào tạo lại nhân lực cơng nghệ nơng nghiệp.

Bốn là, có những định hướng, chính sách về học bổng, tuyển dụng, đào

tạo, thu hút học vào học nghề công nghệ chế biến nông sản, gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp thành lập cơ sở dạy nghề về công nghệ chế biến nông sản.

3.2.6.4. Đào tạo trung cấp nghề cho xuất khẩu lao động

Hiện nay, bên cạnh các cơ hội việc làm trong nước thì xuất khẩu lao động nước ngoài cũng là hướng lựa chọn việc làm của rất nhiều người vì mức thu nhập cao và điều kiện làm việc tốt. Đối với nhiều thị trường lao động nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc… thì người lao động Việt Nam ln được đánh giá cao và có nhu cầu khá lớn. Tuy vậy, đào tạo TCN cho xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk những năm qua đang gặp nhiều khó khăn trong cơng tác thực hiện. Để giải quyết những khúc mắc đó thì các cấp chính quyền tỉnh có thể thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính

quyền các cấp trong cơng tác đào tạo TCN cho xuất khẩu lao động. Nâng cao vai trò trách nhiệm cụ thể của các cấp, các ngành trong việc nâng cao chất lượng ĐTN cho lao động nông thôn. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ cho các giáo viên dạy TCN và các hội đoàn thể liên quan từ tỉnh đến xã về các kiến thức, kỹ năng tư vấn hướng nghiệp, tuyên truyền và hỗ trợ cho học

90

viên TCN có nhu cầu tham gia xuất khẩu lao động. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mơ hình có hiệu quả của các tỉnh thực hiện tốt công việc này.

Hai là, lựa chọn các ngành, nghề trung cấp trọng điểm, phù hợp với nhiều

đối tượng người học có nhu cầu lớn ở các thị trường lao động nước ngoài và được nhiều trường đào tạo TCN trong tỉnh đào tạo như kỹ thuật xây dựng, chế biến món ăn, cơ khí, may mặc…để đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đào tạo, chương trình đào tạo thống nhất giữa các trường, đội ngũ giáo viên giảng dạy… và các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo học viên TCN sau khi tốt nghiệp phù hợp với yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động làm việc ở nước ngoài.

Ba là, ban hành các văn bản về quản lý, tổ chức thực hiện một số chính

sách hỗ trợ học viên TCN được đào tạo đầy đủ các kỹ năng để đi làm việc có thời hạn ở nước ngồi, đồng thời, tạo điều kiện cho các trường đào tạo TCN liên kết với Trung tâm Dịch vụ việc làm Đắk Lắk và doanh nghiệp xuất khẩu lao động có năng lực, uy tín thực hiện tư vấn, tuyển lao động và lựa chọn thị trường có việc làm, thu nhập ổn định để đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; ban hành các văn bản chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các quy định về xuất khẩu lao động, khắc phục những vi phạm, bảo vệ lợi ích người lao động và doanh nghiệp…

Bốn là, đào tạo TCN song song với dạy ngoại ngữ và cho học viên đáp

ứng nhu cầu xuất khẩu lao động. Ngoài ra, các học viên ngoài việc được đào tạo, trang bị kỹ năng nghề nghiệp cũng cần được đào tạo các tác phong công nghiệp. Đây là các kỹ năng mềm cần thiết cho các học viên khi làm việc tại các thị trường lao động nước ngồi. Tỉnh Đắk Lắk cần tìm kiếm các thị trường mới, bền vững cho học viên đáp ứng nhu cầu xuất khẩu lao động, làm việc với cơ quan trong nước về tuyển dụng lao động xuất khẩu để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc chuẩn bị nguồn lao động, các thủ tục cho lao động đi làm việc ở nước ngoài.

91

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đào tạo trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)