- Ba là, pháp luật về kỷ luật CCVC là phương tiện quan trọng bảo đảm
2.1.1. Về cơ cấu tổ chức, đội ngũ công chức, viên chức và hoạt động của Bộ Giao thông vận tả
của Bộ Giao thông vận tải
2.1.1.1. Về cơ cấu tổ chức
Bộ GTVT là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Hệ thống các cơ quan tại Bộ Giao thông vận tải gồm 47 tổ chức trực thuộc, cụ thể:
- Nhóm tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng: 14 tổ chức gồm 03 vụ
(Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ An tồn giao thơng, Vụ Vận tải) là các tổ chức tham mưu tổng hợp mang tính chun mơn sâu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTVT, 09 vụ còn lại (Vụ Kế hoạch - Đầu tư,
Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Đối tác công – tư, Vụ Khoa học – Công nghệ, Vụ Mơi trường) và Văn phịng Bộ, Thanh tra Bộ thực hiện công tác tham mưu giúp Bộ
trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý gắn với chức năng quản lý nhà nước của Bộ. Trong thời gian qua, các tổ chức trên đã tích cực tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ lãnh đạo, chỉ đạo điều hành các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý của Bộ. Cùng với các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Bộ GTVT đã ban hành nhiều văn bản quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng, do đó đã phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, khơng có sự chồng chéo,
đan xen giữa các tổ chức tham mưu giúp việc Bộ trưởng trong từng lĩnh vực quản lý.
- Nhóm các cục, tổng cục trực thuộc Bộ: gồm 01 tổng cục và 07 cục, tương ứng với mỗi loại hình, phương thức vận tải, Bộ GTVT được tổ chức các cục, tổng cục quản lý theo chuyên ngành (Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam). Ngoài ra, Bộ được thiết kế 03 cục quản lý theo lĩnh vực (quản lý chuyên môn nghiệp vụ cho cả 05 phương thức vận tải) là Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng cơng trình giao thơng, Cục Y tế GTVT.
- Nhóm các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ: gồm 26 đơn vị sự nghiệp, trong đó có 05 đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ tại Nghị định sớ 12/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ và 21 đơn vị thuộc danh sách các đơn vị sự nghiêp trực thuộc Bộ do Thủ tướng Chính phủ ban hành, được chia thành 04 nhóm chính:
(1) Nhóm đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, công nghệ, gồm 02 đơn vị: Viện Khoa học và Công nghệ GTVT, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT.
(2) Nhóm đơn vị sự nghiệp thơng tin, báo chí, xuất bản, gồm 03 đơn vị: Trung tâm Công nghệ thông tin, Báo Giao thơng, Tạp chí GTVT.
(3) Nhóm đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực đào tạo, gồm 10 đơn vị: 01 Học viện, 03 trường đại học, Trường Cán bộ quản lý GTVT và 06 trường cao đẳng.
(4) Nhóm đơn vị sự nghiệp quản lý dự án, gồm 10 Ban QLDA, trong đó có 07 Ban về lĩnh vực đường bộ, 01 Ban về lĩnh vực đường sắt, 01 Ban về lĩnh vực đường thủy và 01 Ban về lĩnh vực hàng hải. Đây là các Ban QLDA chuyên ngành, đặt tại các địa phương và có phạm vi, đới tượng quản lý khác nhau.
- Các tổ chức đặc thù: ngoài 47 tổ chức trực thuộc nói trên, Bộ GTVT cịn được giao quản lý 02 tổ chức đặc thù là: Văn phòng Đảng – Đoàn thể và Văn phịng Ủy ban An tồn giao thơng Quốc gia.
Hoạt động của các cơ quan tại Bộ GTVT chịu sự chi phối, tác động của rất nhiều ́u tớ và có mới quan hệ chặt chẽ với nhau, khi một yếu tố thay đổi sẽ kéo theo các nhân tố khác thay đổi như cơ cấu, tổ chức, chức năng của các cơ quan hành chính, đội ngũ cán bộ, công chức, chế độ công vụ… Trong thời gian qua, việc xác định nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan tạo được sự điều hồ, phới hợp cần thiết bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể các nhiệm vụ của Bộ. Trong thời gian qua, thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, tinh gọn bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả; cơ cấu tổ chức tại Bộ GTVT ngày càng được sắp xếp, tổ chức một cách hợp lý, tránh được sự chồng chéo, vướng mắc, đồng thời dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; việc tuân thủ, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật trở nên thông suốt, đồng bộ.
Bộ GTVT là một cơ quan có cơ cấu tổ chức lớn, nhiều đơn vị trực thuộc; vì vậy, việc xây dựng các hướng dẫn và quán triệt các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật về kỷ luật CCVC tới các cơ quan, đơn vị yêu cầu phải được đầy đủ, chính xác, kịp thời. Với số lượng đơn vị nằm trong bộ máy lớn, việc áp dụng quy định pháp luật về kỷ luật CCVC của mỗi cơ quan, đơn vị phụ thuộc lớn vào trình độ, năng lực và thái độ của người đứng đầu và các CCVC; đòi hỏi mỗi người đứng đầu, đội ngũ lãnh đạo của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ cần phải nắm bắt kịp thời, triển khai đúng, đầy đủ các quy định của Bộ và của pháp luật nên pháp luật về kỷ luật CCVC được bảo đảm.
Thực tế trên cho thấy, cơ cấu tổ chức của Bộ GTVT không những bao gồm nhiều đơn vị trực thuộc, mà các cơ quan, đơn vị có tư cách pháp nhân và được phân cấp, phân quyền quản lý CCVC của đơn vị mình chiếm phần lớn.
Do đó, việc triển khai, thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về kỷ luật CCVC nói riêng đơi khi cịn chưa đồng nhất, chủ yếu phụ thuộc vào các văn bản chị đạo, điều hành từ các cơ quan tham mưu giúp việc Bộ trưởng Bộ GTVT. Mặc dù các cơ quan trực thuộc khá nhiều nhưng mỗi cơ quan lại có chức năng, nhiệm vụ và các lĩnh vực cơng việc khác nhau; bên cạnh đó, pháp ḷt về quản lý CCVC đều được áp dụng cho mọi chủ thể là CCVC, việc triển khai các quy định của pháp luật về kỷ luật CCVC qua các năm tới toàn bộ các cơ quan đơn vị vì đó mà u cầu phải khái quát, thống nhất và đồng bộ.
2.1.1.2. Về đội ngũ CCVC
- Số lượng, chất lượng công chức, viên chức đến năm 2020 Tổng số CCVC: 2960 người.
+ Ngạch công chức: Chuyên viên cao cấp: 83 người, chiếm 2,8%; Chuyên viên chính: 666 người, chiếm 22,5 %; Chuyên viên: 2149 người, chiếm 72,6 %; Cán sự: 50 người, chiếm 1,6 %; nhân viên 12 người, chiếm 0,4 %.
+ Trình độ chun mơn: Tiến sĩ: 54 người; chiếm 1,8 %; Thạc sĩ 771 người, chiếm 26%; Đại học 2102 người, chiếm 71%; Cao Đẳng 12 người, chiếm 0,4%; Trung cấp 17 người, chiếm 0,5%; Còn lại 4 người, chiếm 0,1 %.
+ Trình độ Lý ḷn chính trị: Cao cấp 445 người, chiếm 15%, cử nhân:35 người, chiếm 1,2 %; Trung cấp: 806 người, chiếm 27,2 % Sơ cấp: 142 người, chiếm 0,4%.
+ Trình độ ngoại ngữ: tiếng anh: đại học trở lên: 167 trường hợp, chứng chỉ 2768 trường hợp; ngoại ngữ khác: đại học trở lên 17 trường hợp, chứng chỉ 22 trường hợp, chứng chỉ tiếng dân tộc: 02 trường hợp.
+ Trình độ tin học: trung cấp trở lên: 106 trường hợp; chứng chỉ: 2850 trường hợp.
+ Độ tuổi: Dưới 30: 158 người, chiếm 5,3 %; Từ 31 – 40: 813 người, chiếm 27,4 %; từ 41-50: 1368 người, chiếm 46%; từ 51-60: 621 người, chiếm 20,9 %.
+ Nữ: 720 người, chiếm tỷ lệ 24,3%;
+ Đảng viên: 2365 người, chiếm tỷ lệ 79,8%.
(Nguồn: Báo cáo thống kê số lượng, chất lượng CCVC năm 2020 của Bộ GTVT)
Chất lượng nguồn nhân lực luôn là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả trong việc thực hiện pháp luật, quản lý hành chính, thực thi cơng vụ. Đội ngũ CCVC tại Bộ GTVT ngày một chuyên nghiệp, trình độ chun mơn ngày càng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, điều này thể hiện qua các nội dung:
Một là, CCVC tại Bộ GTVT có sự phân biệt rõ ràng về tiêu chuẩn từng
nhóm đới tượng phù hợp với yêu cầu và nội dung quản lý (CCVC lãnh đạo, quản lý, chuyên viên,…).
Hai là, trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ CCVC theo từng lĩnh
vực khác nhau bảo đảm về chất lượng và chuyên môn đào tạo, tiêu chuẩn chức danh và vị trí việc làm.
Ba là, đội ngũ CCVC nắm được kỹ năng hành chính, nghiệp vụ gắn với
chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm làm việc, được cụ thể hóa thành quy trình, quy phạm địi hỏi phải được thực hiện một cách thớng nhất trong q trình hoạt động cơng vụ, thực thi nhiệm vu, giải qút các thủ tục. Ngồi việc có chun mơn nghiệp vụ, nắm vững trình tự, thủ tục giải qút cơng việc, tính chun nghiệp của CCVC tại Bộ GTVT cịn thể hiện thơng qua nhiều khía cạnh khác như sử dụng các công cụ hỗ trợ (đa phần các CCVC đều đáp ứng tiêu chuẩn về
ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin…) cũng như khả năng thích nghi,
giao tiếp, hợp tác, giải quyết vụ việc,…trong mối quan hệ làm việc với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Bốn là, ý thức chấp hành kỷ ḷt, kỷ cương và văn hóa cơng vụ, nhất là
văn hóa giao tiếp, ứng xử của đội ngũ CCVC ngày một đảm bảo. Ý thức tôn trọng và chấp hành kỷ luật, kỷ cương, việc gương mẫu thực hiện văn hóa cơng vụ là địi hỏi khách quan, bắt nguồn từ tính chất của hoạt động quản lý của các cơ quan của nhà nước, khăng định mức độ chuyên nghiệp của CCVC.
Trên thực tế, đội ngũ CCVC làm việc tại Bộ GTVT là lớn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành GTVT; về trình độ chuyên môn của đội ngũ CCVC hiện nay đang ngày được chuẩn hóa, nâng cao, sớ lượng chun viên cao cấp, chuyên viên chính làm việc tại Bộ qua các thời kỳ được tăng lên.
Với số lượng CCVC lớn tại nhiều vị trí công việc khác nhau trong hệ thống các cơ quan tại Bộ GTVT là một trong những khó khăn trong việc thực hiện pháp luật về quản lý đội ngũ CCVC, trong đó có việc thực hiện pháp luật về kỷ luật. Với tính chất là một ngành kinh tế – kỹ thuật quan trọng của đất nước, Bộ GTVT thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: hàng hải, hàng không, đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt; đội ngũ CCVC tại Bộ GTVT đảm đương khối lượng công việc lớn và phức tạp, nhiều công việc mang yếu tố nhạy cảm, phát sinh tiêu cực, đây cũng là đòi hỏi pháp luật về kỷ luật CCVC tại Bộ GTVT cần phải được thực hiện một cách kịp thời, chính xác và nghiêm minh, góp phần bảo đảm sự trong sạch và ổn định của bộ máy nhà nước tại Bộ GTVT.
Sớ lượng CCVC tuy lớn nhưng trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, nhận thức pháp luật và thực hiện pháp luật của mỗi CCVC không đồng bộ; dẫn đến việc thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật về kỷ luật CCVC nói riêng cịn nhiều hạn chế.
Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, quy hoạch, đề bạt, luân chuyển đội ngũ công chức thời gian qua bảo đảm phù hợp với trình độ chun mơn và năng lực, sở trường công tác được quan tâm, chú trọng gắn với đổi mới cơ cấu công
chức hành chính của mỗi cơ quan, đơn vị. Cơng tác tuyển dụng đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của luật và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyển dụng theo nhu cầu vị trí việc làm và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc tổ chức các kỳ thi tuyển lãnh đạo, thi nâng ngạch công chức được thực hiện thường xuyên theo nguyên tắc phân cấp thẩm quyền và trách nhiệm.
Trong quản lý công chức đã thực hiện khá tốt nguyên tắc kết hợp giữa quản lý biên chế công chức với tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm của cơng chức. Theo đó, đã từng bước loại bỏ cách tổ chức nhân sự chỉ dựa trên cơ sở hệ thống các ngạch tiêu chuẩn công chức và chế độ định biên cứng nhắc, chuyển sang áp dụng nguyên tắc kết hợp giữa hệ thống chức nghiệp với hệ thớng vị trí việc làm. Đề án vị trí việc làm của các cơ quan, đơn vị đã bao quát được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị. Về cơ bản, việc đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khắc phục hiện tượng nể nang, hình thức trong đánh giá. Việc đánh giá cơng chức được đổi mới phù hợp với yêu cầu đánh giá năng lực công chức, làm cơ sở để các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm, bớ trí, sắp xếp vị trí việc làm phù hợp với trình độ, năng lực của công chức.
Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý giúp nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, cơng chức, góp phần thực hiện tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao. Cán bộ, công chức thực hiện nghiêm các quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ, những điều cán bộ, cơng chức khơng được làm. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị tại Bộ GTVT bảo đảm đầy đủ các quyền và điều kiện thi hành cơng vụ để góp phần giúp cán bộ, cơng chức hồn thành tớt nhiệm vụ được giao.