Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 68 - 73)

- Ba là, pháp luật về kỷ luật CCVC là phương tiện quan trọng bảo đảm

2.3.1. Những kết quả đạt được

2.3.1.1. Về việc hoàn thiện pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức

Về lĩnh vực CCVC, Bộ GTVT mặc dù khơng được giao chủ trì xây dựng các Nghị định về lĩnh vực này, tuy nhiên qua quá trình tham gia xây dựng Nghị định và chủ trì xây dựng các Thơng tư có liên quan; Bộ GTVT đã rà soát, kiến nghị trên cơ sở các chương trình, kế hoạch xây dựng văn bản QPPL hàng năm; đồng thời qua việc tổng kết việc thực thi pháp luật về CCVC, cùng với mối liên hệ giữa các cơ quan Trung ương và Bộ Nội vụ, Bộ GTVT đã có những nhận định, đóng góp để góp phần hồn thiện pháp ḷt về CCVC nói chung và pháp luật về kỷ luật CCVC nói riêng.

Pháp luật về kỷ luật CCVC là khung pháp lý chung được thực thi thường xuyên, kịp thời, chính xác tại Bộ GTVT nhằm xử lý các hành vi vi phạm của CCVC, tuy nhiên, không phải trường hợp vi phạm nào của CCVC cũng giống nhau. Qua việc áp dụng và thực thi một cách linh hoạt, Bộ GTVT đã kiến nghị những mặt thiếu sót, những khó khăn trong quá trình áp dụng pháp ḷt về quản lý CCVC và pháp luật về kỷ luật CCVC.

Quá trình thực thi pháp luật và tổng kết thực hiện pháp luật về kỷ luật CCVC của các cơ quan trong bộ máy nhà nước thời gian qua đã góp phần quan

trọng, chủ yếu trong việc ban hành mới các quy định pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực này. Trước đây, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức được quy định tại 4 nghị định khác nhau, cụ thể: việc xử lý kỷ luật đối với công chức áp dụng Nghị định 34/2011/NĐ-CP; việc xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức áp dụng Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 06/4/2012 của Chính phủ; việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã áp dụng chương VI Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về cơng chức xã, phương, thị trấn; việc xử lý kỷ luật đối với cán bộ quy định tại Nghị định sớ 35/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Nghị định 112/2020/NĐ- CP lần đầu tiên đã gộp các quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và viên chức được quy định tại bốn nghị định khác nhau nêu trên về chung một nghị định, tạo thuận tiện cho việc áp dụng thớng nhất pháp ḷt trong q trình xử lý kỷ ḷt đới với cán bộ, công chức và viên chức từ Trung ương tới địa phương; kể cả đối với cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu.

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019 đã bổ sung rõ thêm các quy định trường hợp đương nhiên bị buộc thôi việc đối với công chức, căn cứ pháp lý, đối tượng và tiêu chí xác định hình thức kỷ luật của CCVC. Nghị định sớ 112/2020/NĐ-CP đã thay đổi hồn toàn cách xác định các hành vi vi phạm để áp dụng hình thức kỷ luật tương ứng. Cụ thể, khoản 1 Điều 6 quy định chung về các hành vi bị xử lý kỷ luật, bao gồm: “Cán bộ, cơng chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật”. Kết quả trên là việc đánh giá, tổng kết trong cả quá trình dài thực hiện các quy định của pháp luật về kỷ luật CCVC, trong đó có cả các kết quả thực

hiện của Bộ GTVT, góp phần chỉ ra những hạn chế, vướng mắc và từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị hồn thiện khi có chủ trương ban hành mới hoặc sửa đổi các văn bản QPPL.

2.3.1.2. Về phía đội ngũ cơng chức, viên chức

Thực hiện đầy đủ pháp luật về kỷ luật CCVC góp phần làm cho các quy định về quyền và nghĩa vụ của CCVC đi vào thực tiễn. Do vậy, có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích, răn đe, phòng ngừa hay động viên đội ngũ CCVC phát huy hết khả năng, yên tâm cống hiến, phục vụ nhân dân, nhà nước. Mọi hành vi vi phạm pháp luật của CCVC tại Bộ GTVT đều phải chịu các chế tài nghiêm khắc, vì vậy trong quá trình thực hiện công vụ, nhiệm vụ, đội ngũ CCVC không thể tùy tiện vi phạm mà khơng bị xử lý; điều này góp phần bảo đảm lợi ích của nhà nước, tạo sự hài lịng của người dân đới với các cơ quan Nhà nước tại Bộ GTVT, cũng chính là thể hiện sự hiệu quả làm việc của đội ngũ CCVC trong thực thi cơng vụ, nhiệm vụ.

Bên cạnh đó, pháp ḷt về kỷ luật CCVC góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ CCVC trong thực hiện pháp luật và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thông qua các kế hoạch và hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm tại Bộ GTVT, trong đó có pháp luật về kỷ luật CCVC, từ đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đội ngũ CCVC trong công việc và cuộc sống, nâng cao chất lượng của đội ngũ CCVC. Một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng đội ngũ CCVC là việc chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản QPPL về quản lý CCVC. Vì vậy, chất lượng của hệ thống pháp luật về kỷ luật CCVC thớng nhất, đồng bộ đã góp phần tḥn lợi cho CCVC tại Bộ GTVT thực thi một cách hiệu quả, tạo ra sản phẩm cơng việc, nâng cao trình độ của đội ngũ CCVC.

Thực hiện chủ trương, đường lới của Đảng, chính sách và pháp ḷt của Nhà nước, thời gian qua Bộ GTVT đã triển khai có hiệu quả các nội dung liên

quan đến bảo đảm ký cương, kỷ luật tới toàn thể đội ngũ CCVC tại Bộ GTVT. Bộ GTVT đã ban hành Công văn số 11952/BGTVT-TCCB ngày 12/10/2016 về việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ GTVT, Công văn số 12994/BGTVT-VP ngày 03/11/2016 về việc triển khai Quy chế làm việc của Chính phủ gắn với tăng cường kỷ cương, trách nhiệm và các văn bản triển khai khác liên quan đến trách nhiệm thực hiện công vụ, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị và từng cá nhân CCVC. Cho đến thời điểm hiện nay, đội ngũ CCVC tại Bộ GTVT cơ bản đã được chuẩn hóa, đạt trình độ theo tiêu chuẩn của quy định. Trong hoạt động công vụ, đã thể hiện tính chuyên nghiệp cao, tuân thủ và chấp hành theo đúng quy định của pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo; Có tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao, tự chủ, năng động và sáng tạo trong cơng việc; có kiến thức trình độ và năng lực hoạt động thực tiễn, có tinh thần khắc phục khó khăn, hoàn thành tớt nhiệm vụ được giao. Trong thực thi công vụ, sẵn sàng tiếp cận với kiến thức và công nghệ mới, với cơ chế quản lý mới. Đại bộ phận công chức giữ được lối sống lành mạnh, luôn chăm lo cho sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

2.3.1.3. Về phía Bộ Giao thơng vận tải

Nhìn chung, trong những năm qua, đội ngũ công chức, viên chức tại Bộ GTVT đã từng bước được nâng cao và phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng nhu cầu, địi hỏi ngày càng cao của nền cơng vụ phục vụ Nhân dân. Việc thực hiện pháp luật về kỷ luật trong đội ngũ CCVC trong các cơ quan thuộc Bộ GTVT được thực hiện đúng quy định, các trường hợp vi phạm kỷ luật đa số được xử lý nhanh chóng và kịp thời nhằm răn đe, giáo dục, hạn chế tình trạng vi phạm kỷ luật. Công tác xử lý kỷ luật luôn được tăng cường và chú trọng, phần lớn CCVC có phẩm chất đạo đức tớt, năng động, sáng tạo

và có nhiều thành tích trong công việc. Đa số các trường hợp vi phạm được xem xét, xử lý một cách nghiêm minh, chấp hành nghiêm chỉnh những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Có thể kể đến những kết quả chủ yếu sau:

Thứ nhất, các trường hợp CCVC vi phạm kỷ luật được xem xét và áp

dụng xử lý đúng pháp luật; tạo sự tuân thủ kỷ luật và chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của cơ quan, đơn vị và của pháp luật.

Thứ hai, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan

tâm tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ CCVC, trong đó có pháp luật về kỷ luật, tăng hiểu biết và trách nhiệm của CCVC trong thực thi công vụ.

Thứ ba, hệ thống văn bản pháp luật về kỷ luật CCVC tương đối hoàn

thiện, làm cơ sở triển khai thực hiện có hiệu quả, phục vụ cơng tác quản lý cán bộ, đa số các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ GTVT có thẩm quyền xử lý kỷ luật đã áp dụng đúng và hiệu quả các quy định về kỷ luật tại Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức; Nghị định số 112/2020/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan đến xử lý kỷ luật CCVC.

Thứ tư, việc xử lý kỷ luật được thực hiện đúng nguyên tắc, nội dung,

hình thức, thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật tạo sự nghiêm minh và phịng tránh thơng tin đồn thổi từ dư ḷn.

Thứ năm, người có thẩm quyền thực hiện xử lý kỷ luật CCVC trong các

cơ quan, đơn vị đều có đủ năng lực để thực thi các quy định về kỷ luật CCVC, có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ; hầu hết các trường hợp CCVC vi phạm kỷ luật đã được cấp có thẩm quyền xem xét xử lý hợp tình, hợp lý, đúng nguyên tắc và đúng theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, hệ thớng hóa thể chế quy định về sử dụng, quản lý CCVC đã được Chính phủ ban hành tương đới hồn thiện và đầy đủ, là cơ sở pháp lý

vững chắc cho các Bộ, Ban, ngành và địa phương triển khai và thực hiện nhằm bảo đảm tính thớng nhất và bảo đảm việc tuân thủ pháp luật tại cơ quan, đơn vị. Trong quá trình triển khai thực hiện các quy định về sử dụng, quản lý CCVC, đặc biệt là việc thực hiện pháp luật về kỷ luật công chức, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải đã thường xuyên tiến hành ra sốt, sửa đổi, bổ sung và có những kiến nghị, giải pháp kịp thời nhằm thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị mình. Từ đó, cơng tác quản lý và sử dụng CCVC tại Bộ GTVT ngày càng được củng cố, tăng cường và đi vào nề nếp, đem lại hiểu quả nhất định.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)