Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 96 - 98)

- Ba là, pháp luật về kỷ luật CCVC là phương tiện quan trọng bảo đảm

3.2.4.Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức

pháp luật trong pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức

Thanh tra, kiểm tra, giám sát là yêu cầu không thể thiếu nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với CCVC trong thực thi công vụ là một trong những hoạt động quản lý, mang tính quyền lực nhà nước đới với các chủ thể có thẩm quyền. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với đội ngũ công chức nhằm giúp cơ quan quản lý nắm bắt được công việc của đối tượng quản lý, đảm bảo công vụ được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát sự chấp hành pháp luật về kỷ luật CCVC có tác dụng ngăn ngừa, răn đe rất lớn và có hiệu quả. Có thể nói, thái độ chấp hành hay không chấp hành pháp luật hoặc mức độ chính xác trong áp dụng pháp luật của CCVC phụ thuộc rất lớn vào kết quả của sự kiểm tra, giám sát sự chấp hành pháp luật. Mặt khác, cũng thấy rằng CCVC khi thi hành, chấp hành pháp luật một cách tự giác, nghiêm chỉnh một khi họ có thái độ đúng đắn với pháp luật. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát giúp cho CCVC nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, bồi dưỡng tình cảm, ý thức pháp luật và khả năng tiến hành các hành vi pháp lý đúng đắn, chính xác.

Hoạt động thanh tra, cần thực hiện các nội dung thanh tra chuyên đề về quản lý hộ tịch. Chủ động tiến hành hình thức thanh tra trực tiếp thya cho hình thức tự kiểm tra, báo cáo của cơ quan nhà nước về tình hình thực hiện pháp luật kỷ luật CCVC. Hoạt động này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục theo các hình thức định kỳ hoặc đột xuất. Để hoạt động này được thực hiện tốt, cũng

cần chú ý tới hồn thiện hệ thớng tổ chức cơ quan thanh tra một cách có hệ thống từ trung ương đến địa phương, thực hiện tốt chế độ chính sách đãi ngộ cho đội ngũ thanh tra, đề cao tính độc lập của các cơ quan thanh tra khi thực thi nhiệm vụ.

Đẩy mạnh hoạt động giám sát thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật quản lý về hộ tịch. Để hoạt động này thực hiện tốt, cần ban hành văn bản pháp ḷt cụ thể hóa trình tự, thủ tục giám sát, nội dung giám sát của từng chủ thể có thẩm quyền giám sát và đặc biệt xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt động này. Hoạt động giám sát cần đi vào thực chất trên cơ sở các chương trình cụ thể hàng quý, hàng tháng với nội dung rõ ràng, tránh sự dàn trải không hiệu quả.

Cùng với hoạt động giám sát, thanh tra, cần phải tăng cường công tác xử lý vi phạm trong quá trình thực hiện pháp luật kỷ luật trong các cơ quan hành chính nhà nước. Bảo đảm mọi hành vi trái pháp luật đều bị xử lý bất kể người vi phạm có vị trí xã hội, nghề nghiệp, thành phần xuất thân nào. Đặc biệt, những hành vi trái pháp luật do CCVC gây ra cần phải xử lý kịp thời, nghiêm minh, không thiên vị. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi trái pháp luật, người vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, bồi hồn một phần thiệt hại vật chất, thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó cần chú ý tạo ra cơ chế phát hiện ra vi phạm pháp luật, vi phạm hoạt động cơng vụ thơng qua việc đặt hịm thư góp ý, kiến nghị, phản ánh của Nhân dân, thống qua các hoạt động tớ giác phi phạm. Ngồi ra, cần có cơ chế khen thưởng kịp thời, thích đáng đới với CCVC thực hiện tốt công vụ, khen thưởng và biểu dương người tố giác hành vi trái pháp luật và thường xuyên tổng kết, đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về kỷ luật. Từ đó xây dựng kế hoạch khắc phục kịp thời, xử lý nghiêm minh các hành vi trái pháp luật trong thi hành công vụ.

Ngoài ra, cùng với hoạt động rà sốt, hệ thớng hóa văn bản quy phạm pháp luật về kỷ luật CCVC, cần phải tích cực thực hiện và tiến hành có hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về kỷ luật CCVC nhằm bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của văn bản và kịp thời kiến nghị kịp thời với cơ quan hành chính nhà nước có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các biện pháp xử lý, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng, hợp quy định pháp luật của tổ chức, cá nhân liên quan đến công việc kỷ luật CCVC. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có chất lượng, thường xuyên các nội dung về kiểm tra, thanh tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật về công tác kỷ luật công chức trong Nghị định sớ 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ngoài ra, thanh tra, kiểm tra có thể coi là một trong những chu trình quan trọng của quản lý nhà nước, có tác dụng tác động trực tiếp đối với việc chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính trong hoạt động của bộ máy nhà nước và của đội ngũ CCVC. Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động công vụ nhằm phát hiện kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm, những sai phạm để biện pháp giáo dục, uốn nắn sửa chữa, hay áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật nghiêm khắc đối với CCVC sai phạm, đồng thời tìm ra những sơ hở, khiếm khuyết của các quy định trong hoạt động cơng vụ để có những kiến nghị sửa đổi, bổ sung hồn thiện cơ chế quản lý hoạt động cơng vụ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kỷ luật công chức, viên chức từ thực tiễn bộ giao thông vận tải (Trang 96 - 98)