Nhƣ vậy, phƣơng pháp dạy học theo dự án giúp gia tăng sự tƣơng tác giữa học sinh với học sinh, trong đó GV hƣớng dẫn học sinh thực hiện dự án, HS tích cực tham gia hoạt động nhóm, cùng nhau bàn luận về dự án. Kết quả đạt đƣợc của phƣơng pháp dạy này là sự kết nối học sinh lại với nhau, tƣơng tác cùng nhau để cho ra một dự án hoàn chỉnh.
3.1.2.5. Vận dụng kĩ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học môn tiếng Anh lớp 10 tại trường THPT Lương Thế Vinh, tỉnh Hậu Giang
Mục đích sử dụng sơ đồ tƣ duy nhằm giúp cho học sinh hệ thống lại kiến thức từ
khó đến dễ một cách khoa học, giúp các em nhớ chi tiết các nội dung đã học mà không cần phải nhớ từng câu từng chữ nhƣ học thuộc lòng, phƣơng pháp này còn giúp cho bộ não phát triển, tƣ duy tốt và làm cho ngƣời học cảm thấy hứng thú và lƣu nhớ lƣợng lớn kiến thức trong thời gian ngắn.
GV chuẩn bị sơ đồ tƣ duy và chia lớp ra thành các nhóm, sau đó GV giao cho mỗi nhóm một yêu cầu thực hiện một sơ đồ tƣ duy, học sinh tiếp nhận yêu cầu sơ đồ tƣ duy từ GV, tiếp theo HS thực hiện sơ đồ tƣ duy và tình bày nội dung sơ đồ, sau đó GV sẽ phản hồi và đƣa ra đánh giá kết quả sơ đồ tƣ duy của các nhóm.
Sơ đồ 3.5. Các bƣớc thực hiện kỹ thuật sơ đồ tƣ duy của GV và HS
Ví dụ: Khi dạy điểm ngữ pháp “các thì trong trong tiếng Anh”, GV chuẩn bị nội
dung, và chia lớp ra thành nhiều nhóm (mỗi nhóm từ 5-7 học sinh), các nhóm có 5 phút để thảo luận và chuẩn bị sơ đồ tƣ duy “các thì trong tiếng anh”. Trong quá trình HS thảo luận nhóm để thực hiện vẽ sơ đồ tƣ duy, GV đi xung quanh và trợ giúp HS. Sau 5 phút GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày sơ đồ tƣ duy trƣớc lớp, GV đƣa ra nhận xét đánh giá và chỉnh sửa sơ đồ tƣ duy sau khi mỗi nhóm hồn thành phần trình bày của nhóm mình.