.Biện pháp giáo dục kỹnăng sốngcho học sinh Tiểu học

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 32)

1.4 .Các vấn đề lí luận về giáo dục kỹnăng sống

1.4.4 .Biện pháp giáo dục kỹnăng sốngcho học sinh Tiểu học

1.4.4.1. Đối với nhà trƣờng

Đổi mới phƣơng pháp giáo dục trẻ theo hƣớng tích cực nhƣ: phƣơng pháp thảo luận nhóm, phƣơng pháp đóng vai, phƣơng pháp trị chơi… nhằm tạo bầu không khí thoải mái, gần gũi giữa thầy – trò để các em tự tin đóng góp ý kiến trong bài học. Giáo viên tuyệt đối không dùng bạo bực để răn đe trẻ vì biện pháp này vơ tình làm trẻ thụ động, nhút nhát, thiếu tự tin trƣớc bạn bè. Giáo viên cần có một tấm lịng bao dung, kiên trì để rèn kỹ năng cho trẻ.

Giáo viên biết tổ chức các chƣơng trình giáo dục kỹ năng sống ngồi giờ lên lớp để các em có mơi trƣờng trải nghiệm thực tế.

Kết hợp giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội: Trong đó giáo viên là ngƣời giáo dục thế giới quan cho các em, để xóa bỏ những tàn dƣ tiêu cực trong quá khứ giúp các em có cái nhìn đúng đắn, lạc quan trong cuộc sống. Còn cha mẹ đóng vai trị là ngƣời động viên, giám sát, tuyệt đối không nên áp đặt những kỳ vọng mà đời mình chƣa thực hiện đƣợc lên các em, bắt các em thực hiện những mong ƣớc của đời mình. Và khơng nên thực hiện biện pháp giáo dục các em bằng mệnh lệnh, bắt các em phải tuyệt đối phục tùng mình. Nhƣ Phạm Thu Thủy đã nói: “Giáo dục thế hệ trẻ không thể áp dụng cách “thúc mạ trổ bơng”. Một mầm non trong q trình lớn lên thành một cây cần tỉa cành, uốn thân, nếu trói buột khơng cho cây phát triển tự nhiên thì chẳng khác gì chặt đứt rễ hoặc bẻ gẫy cành. Không hiểu rõ những đặc điểm của trẻ trong q trình trƣởng thành, khơng tơn trọng hứng thú, sở thích của trẻ, nhƣ vậy có thể coi là giúp trẻ trƣởng thành lành mạnh khơng? Để có thể coi là tình u sáng suốt khơng?” 13, tr.130

21

Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian để quan tâm con em mình, khơng nên phó thác hết cho nhà trƣờng. Cha Mẹ phải làm gƣơng về các hành vi của mình để cho con trẻ nôi theo. Cha Mẹ không nên chửi bới con em hay dùng biện pháp voi vọt để giáo dục trẻ. Cha Mẹ hƣớng dẫn trẻ lập kế hoạch lên lịch hàng ngày để cân đối giữa học và chơi.

1.4.5. Phƣơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học 1.4.5.1. Phƣơng pháp đóng vai 1.4.5.1. Phƣơng pháp đóng vai

Là phƣơng pháp mà ngƣời học tự nhập vào vai của một nhân vật nào đó của chủ đề để giải quyết, xử lý tình huống.

Cách tiến hành:

Giáo viên xác định chủ đề và mơ phỏng các tình huống và giải thích các vai đến các em trong lớp.

Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm.

Các nhóm nhận chủ đề và thành viên trong nhóm tự phân chia vai diễn. Sau khi nhóm này hồn thành việc đóng vai thì các nhóm khác cho nhận xét và đánh giá cách xử lý tình huống cũng nhƣ diễn suất của các bạn.

Giáo viên tổng hợp các ý kiến và đƣa ra nhận xét. [1, tr.62]

Ƣu điểm của phƣơng pháp

Phƣơng pháp này giúp các em tự tin trong giao tiếp, khắc phục tính rụt rè nhút nhát và giúp các em đồng cảm với nhân vật cũng nhƣ tăng khả năng nhạy bén trong xử lý tình huống.

1.4.5.2. Phƣơng pháp thảo luận nhóm

Là phƣơng pháp chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và mỗi nhóm phải tự lực hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao trong một thời gian nhất định, dựa trên sự hợp tác chia sẻ kiến thức của các thành viên trong nhóm.

Cách tiến hành:

Giáo viên phân chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm

22

Các thành viên trong nhóm cùng trao đổi ý kiến và thống nhất ý kiến để trình bày trƣớc lớp.

Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.

Ƣu điểm của biện pháp:

Giúp học sinh phát triển tính tự lực, sáng tạo, khả năng trao đổi thông tin khi làm việc đội nhóm và tinh thần đồn kết, hợp tác với mọi ngƣời.

1.4.5.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tình huống

Phƣơng pháp này dựa trên một tình huống có vấn đề trong xã hội. Tình huống đƣa ra có thể là một nội dung câu chuyện hay một đoạn video…[1, tr.60]

Cách tiến hành:

Giáo viên chọn 1 tình huống đƣa ra cho cả lớp xử lý.

Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ để các em hoạt động theo nhóm của mình.

Giáo viên đọc tình huống cho cả lớp nghe hoặc cho các em xem video chứa tình huống cần giải quyết.

Các thành viên trong nhóm cùng suy nghĩ và thảo luận.

Đại diện nhóm ghi chép các ý kiến của thành viên và trình bày ý kiến của nhóm.

Giáo viên lắng nghe tất cả các ý kiến giải quyết tình huống của tất cả các nhóm.

Sau cùng, giáo viên tổng hợp các ý kiến của nhóm và đƣa ra nhận xét, kết luận.

Ƣu điểm của phƣơng pháp tình huống

Giúp các em có khả năng trình bày ý kiến, mạnh dạn trao đổi ý kiến với các bạn cũng nhƣ giáo viên.

1.4.5.4. Phƣơng pháp tham quan

Là phƣơng pháp tổ chức học tập không diễn ra ở lớp học mà đƣợc thực hiện ở hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhằm giúp các em có cơ hội trải nghiệm thực tế,

23

tận mắt quan sát các sự vật, hiện tƣợng. Ngƣời học tự tìm hiểu, thu thập và đánh giá thông tin từ thực tiễn so với lý thuyết đƣợc học ở nhà trƣờng

Cách tiến hành:

Giáo viên tổ chức hành trình cho các em đến một địa điểm cụ thể để tham quan

Các em tìm hiểu các thơng tin trong thực tế theo nhóm hoặc do chuyên gia chỉ dẫn.

Các nhóm trình bày các kết quả mà nhóm quan sát, học hỏi những thơng tin. Giáo viên tổng hợp các quan sát của các em và đƣa ra kết luận, đánh giá

Ƣu điểm của phƣơng pháp:

Giúp các em trải nghiệm với thực tế.

1.4.5.5. Phƣơng pháp trò chơi

Là phƣơng pháp tổ chức hoạt động học tập thơng qua trị chơi dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên trong đó mục đích của các trị chơi nhằm chuyển tải mục tiêu của bài học. Khi sử dụng phƣơng pháp này, giúp học sinh thoải mái tinh thần để tiếp nhận kiến thức.

Cách thực hiện:

Giáo viên giới thiệu tên trị chơi, mục đích của trị chơi.

Giáo viên chia lớp thành các đội chơi và hƣớng dẫn cách chơi, phổ biến quy luật của trò chơi đến các em học sinh nhƣ: thời gian chơi, các điều ngƣời chơi không đƣợc làm, cách xác nhận kết quả, cách tính điểm…

Các đội thực hiện trị chơi đƣợc phổ biến.

Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả các đội đạt đƣợc nhƣ: thành tích, thái độ tham gia của từng đội.

Trao phần thƣởng cho đội thắng.

Ƣu điểm của phƣơng pháp:

Phƣơng pháp này giúp các em có tinh thần làm việc đội nhóm, hổ trợ nhau để cùng đạt mục đích và giảm căng thẳng trong giờ học.

24

Qua những tìm hiểu về phƣơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học thì ngƣời nghiên cứu nhận thấy rằng có rất nhiều phƣơng pháp giáo dục KNS khác nhau. Nên trƣớc khi giáo viên lựa chọn phƣơng pháp để thực hiện giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thì giáo viên cần căn cứ vào nội dung giáo dục kỹ năng sống, độ tuổi các em học sinh … để vận dụng những phƣơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho phù hợp.

1.4.6. Kỹ thuật áp dụng trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

1.4.6.1. Động não

Là kỹ thuật tìm kiếm các ý tƣởng về một chủ đề đƣa ra thảo luận trong lớp. Kỹ thuật này nhằm thu hút số lƣợng đông các em tham gia đƣa ra các ý kiến của mình.

Cách tiến hành:

Giáo viên đƣa ra một chủ đề.

Các em đƣa ra ý kiến của riêng mình cho chủ đề đó.

Kết thúc việc thu nhận ý kiến của các em, giáo viên đƣa ra đánh giá và nhận xét. [3, tr.178]

Ƣu điểm:

Tạo bầu khơng khí lớp sơi động và thu hút nhiều học sinh tham gia đóng góp ý kiến. [3, tr.178]

1.4.6.2. Tranh luận ủng hộ - phản đối

Là kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, các em đƣa ra hai luồng ý kiến khác nhau trong một chủ đề đó là ý kiến ủng hộ và ý kiến phản đối. Và hai luồng ý kiến này đƣợc giáo viên đƣa ra để các em tranh luận để xem xét vấn đề dƣới nhiều góc độ khác nhau. [3, tr.182]

Cách thực hiện:

Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm đại diện cho nhóm ủng hộ và nhóm phản đối.

25

Các thành viên trong nhóm thu thập những ý kiến để lập luận theo hƣớng ủng hộ và phản đối.

Sau đó đại diện của nhóm trình bày lập luận của mình. Giáo viên đánh giá và đƣa ra kết luận. [3, tr.182]

Ƣu điểm:

Giúp trẻ tự tin thể hiện chính kiến của mình, rèn kỹ năng trình bày, thuyết trình trƣớc đám đơng.

1.4.6.3. Trình bày 1 phút

Là kĩ thuật mà qua đó tạo cơ hội cho học sinh tổng kết lại những kiến thức đã đƣợc học hoặc học sinh đặt câu hỏi cho những phần thắc mắc của mình bằng cách trình bày ngắn gọn, xúc tích, cơ đọng nhất.Và thơng qua câu trả lời cũng nhƣ những câu hỏi mà học sinh đặt ra, giáo viên sẽ biết đƣợc lƣợng kiến thức mà học sinh nắm đƣợc. [1, tr.44]

Cách thực hiện

Cuối tiết học giáo viên đặt ra những câu hỏi dành cho cả lớp để kiểm tra lại lƣợng kiến thức mà giáo viên đã truyền đạt cho các em.

Lần lƣợt các em học sinh trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra trong vòng 1 phút hoặc đặt những câu hỏi mà các em còn vƣớng mắt, cần sự giải đáp của cô. [1, tr.44]

1.4.7. Nguyên tắc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học 1.4.7.1. Tƣơng tác 1.4.7.1. Tƣơng tác

Hoạt động giáo dục KNS cần có sự tƣơng tác giữa học sinh – giáo viên hay học sinh – học sinh thì mới mang lại hiệu quả trong giáo dục KNS. Vì khi có sự tƣơng tác thì học sinh mới có cơ hội trình bày ý kiến của bản thân, qua đó rèn KN trình bày, KN tự tin..[1, tr.17]

1.4.7.2. Trải nghiệm

Giáo dục KNS khơng thể thiếu q trình trải nghiệm thực tế. Vì khi các em trực tiếp thực hành các tình huống trong thực tế thì sẽ hình thành KN xử lý, KN

26

giải quyết. Và dần dần các em sẽ tự đúc kết kinh nghiệm cho bản thân khi gặp trƣờng hợp tƣơng tự. [1, tr.17]

1.4.7.3. Tiến trình

Giáo dục KNS là một chuỗi thời gian dài để thay đổi hành vi con ngƣời nên cần rất nhiều thời gian. Vì vậy, để đạt đƣợc chất lƣợng giáo dục KNS nhƣ mong đợi thì địi hỏi ngƣời giáo viên cần có sự kiên trì trong q trình dạy học để giúp các em học sinh hình thành nhận thức, thái độ đúng đắn và tự biết thay đổi hành vi của bản thân. [1, tr.17]

1.4.7.4. Thời gian – môi trƣờng giáo dục

Giáo dục KNS phải đƣợc trau dồi thƣờng xuyên, rèn luyện mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm và ở bất kỳ mơi trƣờng nào nhƣ: gia đình, nhà trƣờng, xã hội. [1, tr.18]

1.4.8. Phƣơng tiện, trang thiết bị hổ trợ trong hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Là những phƣơng tiện mà giáo viên hoặc học sinh sử dụng trong quá trình học đƣợc giáo viên cho phép sử dụng. Và các phƣơng tiện ấy tạo điều kiện để đạt đƣợc mục đích truyền tải kiến thức đến học sinh có hiệu quả cao nhất nhƣ:

- Tranh ảnh.

- Sách tham khảo, tài liệu hƣớng dẫn. - Bảng phụ viết sẵn từ ngữ, câu văn. - Tƣ liệu về bài hát, bài thơ.

- Máy ghi âm, ghi hình. - Máy tính.

- Micro, máy chiếu, bút lông, bảng. - Loa

- Đĩa CD

- Giấy, bút màu, nhạc cụ

27

- Các phƣơng tiện để tổ chức các trò chơi, trang thiết bị âm thanh để biểu diễn văn nghệ

1.4.9. Đặc điểm lứa tuổi học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học bao gồm các em có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi. Ở tuổi này khả năng tri giác và quan sát của các em đã đƣợc phát triển nhƣng chƣa hoàn thiện nên việc phân biệt các sự vật, hiện tƣợng chỉ mang tính ngẫu nhiên, các em chƣa phân biệt dựa trên các dấu hiệu cơ bản. Do vậy, để đạt hiệu quả trong hoạt động giáo dục KNS giáo viên nên chú ý đến việc sử dụng phù hợp phƣơng pháp trực quan bằng cách sử dụng nhiều hình ảnh để giúp trẻ dễ quan sát.

Ở lứa tuổi bậc tiểu học các em còn nằm trong giai đoạn vừa học vừa chơi nên sự tập trung chú ý chƣa cao.Các em sẽ bị mất tập trung khi làm việc trong thời gian dài.

Chú ý của học sinh tiểu học còn thiếu bền vững, đặc biệt là học sinh đầu cấp. Do chú ý không bền vững lại dễ phân tán nên trẻ hay mắc lỗi trong học tập, ví dụ nhƣ hay bỏ sót chữ trong từ, từ trong câu…Chú ý của trẻ tiểu học chỉ duy trì đƣợc trong khoảng 30 – 35 phút. Ngoài ra độ bền vững của chú ý còn phụ thuộc vào nhịp độ học tập, nhịp độ quá nhanh hay quá chậm đều làm cho trẻ khó tập trung chú ý trong thời gian dài.[12, tr.16]. Vì vậy, khi thực hiện hoạt động giáo dục KNS, giáo viên nên thiết kế thời gian chƣơng trình cho phù hợp để thu hút sự tập trung của học sinh.

Hoạt động phân tích tổng hợp ở trẻ còn sơ đẳng. Việc học tiếng việt và số học sẽ giúp các em biết phân tích và tổng hợp. Việc học tiếng Việt và số học sẽ giúp học sinh biết phân tích quan hệ âm và chữ cái, phân biệt từng chữ riêng biệt, tổng hợp các từ thành câu. Học số học với chức năng trừu tƣợng hóa các con số khỏi ý nghĩa cụ thể của các con số (gắn với đối tƣợng) sẽ giúp trẻ hình thành kỹ năng phân tích các dữ liệu cụ thể. [12, tr.14]

Ngồi ra, trong q trình giải quyết nhiệm vụ, hay giải toán, tri giác của trẻ thƣờng gắn với hành động, với hoạt động thực tiễn, trẻ phải cầm nắm, sờ mó sự vật thì tri giác sẽ tốt hơn. Ví dụ, khi làm phép tính 7+6=? Trẻ phải tiến hành thao

28

tác bằng tay với đồ vật (que tính, bơng hoa…), sau đó dần dần trẻ mới tách đƣợc đồ vật ra khỏi phép đếm để thao tác với hình ảnh trong đầu. Chính vì vậy, để các em thực hiện đƣợc tốt nhiệm vụ học tập, cần tạo điều kiện cho các em đƣợc tri giác thông qua hành động trải nghiệm [12, tr.11]

Hoạt động chủ đạo của trẻ em ở lứa tuổi tiểu học đã chuyển từ vui chơi sang học tập. Song nhu cầu vui chơi ở các em vẫn cịn rất lớn. Thơng thƣờng, vẫn gặp những trẻ chƣa quen với nỗ lực trí tuệ: chúng chỉ có thể giải quyết một nhiệm vụ nào đó đƣợc đặt ra trên lớp khi nhiệm vụ đó mang tính chất trị chơi. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần tạo ra nhiều sân chơi cho HS, giúp cho các em đƣợc chơi mà học, học mà chơi – phù hợp với lứa tuổi của các em [6,tr.8]

1.4.10. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống 1.4.10.1. Tƣơng tác ngƣời dạy và ngƣời học 1.4.10.1. Tƣơng tác ngƣời dạy và ngƣời học

Tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống. Vì giáo dục kỹ năng sống là quá trình tƣơng tác giữa ngƣời dạy và ngƣời học. Do đó, giáo viên phải ln gƣơng mẫu trƣớc học sinh và thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực và kết hợp đa dạng hình thức giáo dục kỹ năng sống để truyền cảm hứng học tập tới các em học sinh.

1.4.10.2 Nội dung: Chƣơng trình và tài liệu dạy học

Chƣơng trình và tài liệu dạy học là những thành tố cốt lõi của giáo dục, nó là một thành phần bổ trợ cho ngƣời GV giỏi và ngƣời học muốn tìm tịi. Do đó, điều quan trọng đối với ngƣời biên soạn chƣơng trình và phải tính đến cả ngƣời dạy và ngƣời học khi xây dựng tài liệu sử dụng cách tiếp cận kĩ năng sống và gắn kết trực tiếp các ví dụ, hình ảnh minh họa với các kinh nghiệm và hứng thú của

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)