.28 Phụ huynh phân chia công việc nhà cho các em HS

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 65)

Nội dung SL TL(%)

Phụ huynh phân chia công việc nhà cho các em

HS

Thƣờng xuyên 2 5,4%

Thỉnh thoảng 17 46%

Không bao giờ 18 48,6%

Tổng cộng 37 100.0

Qua bảng 2.28 cho thấy số lƣợng các bậc phụ huynh không tạo điều kiện cho các em học sinh tham gia vào cơng việc nhà cịn cao thể hiện: 48,6% phụ huynh không cho các em làm việc nhà, 46% phụ huynh “Thỉnh thoảng” cho các em tham gia làm việc nhà và chỉ có 5,4% phụ huynh “Thƣờng xuyên” cho các em tham gia vào công việc nhà. Điều này, tác động không nhỏ đến kỹ năng tự phục vụ bản thân của các em học sinh. Vì các em khơng trực tiếp tham gia lao động thì các em sẽ khơng có những trải nghiệm thực tế để tự làm những công việc phục vụ cho nhu cầu đơn giản của bản thân.

54

Bên cạnh đó, phụ huynh lại quan tâm rất nhiều đến việc học của các em nên dẫn đến tình trạng các bậc phụ huynh áp đặt việc học của các em thể hiện ở Bảng 2.29 bên dƣới

Bảng 2.29 Đánh giá của phụ huynh về quản lý việc học của các em học sinh

Mức độ SL TL (%)

Anh (Chị) có áp đặt bé trong việc học của bé

không?

Thƣờng xuyên 8 21,6%

Thỉnh thoảng 26 70,3%

Không bao giờ 3 8,1%

Tổng cộng 37 100.0

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.29 ngƣời nghiên cứu thấy rằng: 70,3% phụ huynh “Thỉnh thoảng” áp đặt con em mình trong việc học, 21,6% phụ huynh “Thƣờng xuyên” dùng biện pháp áp đặt việc học của con em mình và 8,1% phụ huynh “Không bao giờ” thực hiện việc áp đặt việc học của các em. Khi phụ huynh áp đặt bé thì phụ huynh sẽ làm tăng áp lực cho các em trong học tập. Nếu tình trạng này xảy ra với tần suất nhiều thì các bé sẽ bị thụ động trong việc học, giảm niềm đam mê trong học tập, khơng có tính sáng tạo và dễ gây tình trạng chán nản, sợ học và tâm trạng nặng nề khi đến trƣờng.

Và một điều đáng lo ngại hơn là các bậc phụ huynh hay dùng những đứa trẻ khác để so sánh với con em mình, nhất là trong việc học tập thể hiện ở bảng 2.26

Bảng 2.30 Phụ huynh so sánh thành tích học tập của các bé Mức độ SL TL (%) Anh (Chị) có so sánh thành tích học tập của bé so với bé khác không? Thƣờng xuyên 18 48,6% Thỉnh thoảng 16 43,2%

Không bao giờ 3 8,2%

55

Qua bảng 2.30 cho thấy: 48,6% phụ huynh “Thƣờng xuyên” so sánh thành tích học tập của con mình với con ngƣời khác, 43,2% phụ huynh “ Thỉnh thoảng” làm điều đó và 8,2% phụ huynh “Khơng bao giờ” làm điều đó. Các số liệu này chứng tỏ các bậc phụ huynh cịn tình trạng so sánh thành tích học tập của con mình với con ngƣời khác.Điều này dễ mang lại trạng thái căng thẳng cho các em.Vì khi bị so sánh với đứa trẻ khác thì các bé dễ bị mặc cảm, nhút nhát và sống cô lập hơn. Do đó, các bậc phụ huynh nên động viên, khuyến khích các bé cố gắng hơn trong học tập, tránh dùng biện pháp so sánh với những đứa trẻ khác.

Khi thành tích học tập của con mình khơng tốt, khơng bằng con ngƣời khác thì các bậc phụ huynh phản ứng nhƣ Bảng 2.31 dƣới đây.

Bảng 2.31 Phụ huynh tự đánh giá thái độ của mình đối với thành tích học tập của con

Mức độ SL TL(%)

Anh (Chị) có la mắng bé khi bé khơng hồn thành tốt việc học của mình khơng?

Thƣờng xuyên 13 35,1%

Thỉnh thoảng 23 62,2%

Không bao giờ 1 2,7%

Tổng cộng 37 100.0

Qua bảng 2.31 cho thấy 62,2% phụ huynh “Thỉnh thoảng” la mắng các em khi các em khơng hồn thành tốt việc học của mình, 35,1% phụ huynh “Thƣờng xuyên” la mắng và 2,7% phụ huynh “Không bao giờ” la mắng các em khi mà các em có thành tích học tập khơng tốt. Các số liệu này phản ánh rằng có một số em học sinh sống trong bầu khơng khí gia đình khơng thoải mái: hay bị phụ huynh la rầy, trách mắng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hƣởng nhiều đến tâm lý, tính cách các em, các em dễ bị căng thẳng khi sống trong bầu khơng khí ngột ngạt. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên tạo bầu khơng khí hịa thuận, gần gũi trong gia đình để giảm tình trạng căng thẳng, áp lực cho các em.

56

Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh can thiệp sâu vào chuyện học của các Con và có thái độ khơng tốt khi các em khơng đạt thành tích học tập tốt. Chính vì thế thƣờng tạo khoảng cách giữa Cha mẹ và các con. Do đó, làm tăng áp lực học tập cho các em, gây ra tình trạng căng thẳng, sợ học. Và các em không dám chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống với gia đình. Điều này thể hiện ở Bảng khảo sát 2.32 dƣới đây.

Bảng 2.32 Học sinh tự đánh giá mức độ chia sẻ khi gặp chuyện buồn với cha mẹ

Qua bảng 2.32 ngƣời nghiên cứu nhận thấy chỉ có 8,1% các em học sinh “Thƣờng xuyên” chia sẻ tâm trạng của mình với cha mẹ, 54,5% các em học sinh “Thỉnh thoảng” chia sẻ tâm trạng của mình với cha mẹ và 37,4% các em học sinh “Không bao giờ” chia sẻ.

Bảng 2.33 Phụ huynh tự đánh giá về thời gian gần gũi các con

Mức độ SL TL (%)

Anh (Chị) có thƣờng dành thời gian để trị chuyện với

các bé không?

Luôn luôn 10 27,0%

Rất ít khi 18 48,6%

Hiếm khi 9 24,4%

Tổng cộng 37 100.0

Và về phía phụ huynh thì đa số các bậc phụ huynh cũng ít dành thời gian để trị chuyện với con. Qua số liệu thống kê ở bảng 2.33 thì có tới 24,4% phụ huynh

Mức độ SL TL (%)

Khi gặp chuyện buồn em có chia sẻ chuyện buồn đó với bạn em hay cha mẹ của

em không?

Thƣờng xuyên 8 8,1%

Thỉnh thoảng 54 54,5%

Không bao giờ 37 37,4%

57

“Hiếm khi” trò chuyện cùng các con, 48,6% các bậc phụ huynh “Rất ít khi” trị chuyện với các con, và chỉ có 27,0% các phụ huynh “Ln ln” dành thời gian của mình để chơi cùng con, chia sẻ tâm trạng cùng con.

Tóm lại, chất lƣợng giáo dục kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng kiềm chế cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng chịu ảnh hƣởng chính từ phía nhà trƣờng và gia đình.

2.4. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại trƣờng Tiểu học Bàu Sen

Qua kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống tại trƣờng Tiểu học Bàu Sen, ngƣời nghiên cứu nhận thấy cơ sở vật chất của trƣờng khá khang trang, có đầy đủ trang thiết bị hổ trợ cho giáo viên thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh nhƣ: Sách tham khảo, tài liệu hƣớng dẫn, bảng phụ viết sẵn từ ngữ, câu văn, tƣ liệu về bài hát, bài thơ, tranh ảnh, đĩa CD, máy ghi âm, ghi hình, máy tính, máy chiếu, micro, loa, giấy, bút màu, bút lông, nhạc cụ, hội trƣờng, sân bãi, phòng ốc để tổ chức các hoạt động.

Giáo viên, học sinh đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng của kỹ năng sống nên định kỳ hàng tháng nhà trƣờng tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho các em 1 lần. Hoạt động giáo dục KNS ở trƣờng đƣợc giáo viên tổ chức dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣng đa số giáo viên lựa chọn giáo dục KNS trong các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, các buổi tham quan. Tỷ lệ giáo viên chọn hình thức giáo dục KNS qua cách lồng ghép trong tiết học của các môn học khác cịn thấp (chiếm 46,7%). Và mơn học đƣợc giáo viên lồng ghép để giáo dục KNS cho các em học sinh là môn Tiếng Việt và môn Đạo Đức.

Về phƣơng pháp giáo dục KNS ở trƣờng thì nhà trƣờng áp dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: PP đóng vai, PP thảo luận nhóm, PP nghiên cứu tình huống, PP tham quan, PP trị chơi nhƣng đa số giáo viên ở trƣờng thƣờng dùng phƣơng pháp thảo luận nhóm (chiếm 100%) và PP đóng vai (chiếm 93,3%)

Và trong các buổi giáo dục KNS, giáo viên chủ yếu truyền đạt tới các em học sinh các kỹ năng nhƣ: KN giao tiếp, KN làm việc nhóm, KN nhận thức, KN thể

58

hiện sự tự tin. Các KN nhƣ: KN tự phục vụ bản thân, KN kiềm chế cảm xúc, KN ứng phó căng thẳng nằm trong số những KN chƣa đƣợc nhiều giáo viên rèn luyện cho các em học sinh. Do đó, các KN này của các em cịn thấp. Vì theo đánh giá của giáo viên thì 66,7% chƣa thực hiện tốt việc lập kế hoạch thời gian biểu cho bản thân, 33,3% học sinh chƣa thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, 66,7% học sinh chƣa biết kiềm chế cảm xúc đƣợc biểu hiện qua lời nói, 60% các em học sinh đƣợc đánh giá chƣa đạt KN cảm thông. Mặc khác, các em học sinh tự nhận thấy bản thân mình thƣờng xuyên bị căng thẳng (chiếm 75,8%). Nguyên nhân gây căng thẳng cho các em học sinh là một phần do ảnh hƣởng từ phụ huynh của các em.

Qua khảo sát các bậc phụ huynh, ngƣời nghiên cứu thấy 21,6% thƣờng xuyên áp đặt việc học của các con, 70,3% phụ huynh thỉnh thoảng áp đặt việc học của các con. Bên cạnh đó, phụ huynh thƣờng xuyên so sánh thành tích học tập của các bé với nhau (chiếm 48,6%), khi các em khơng hồn thành việc học nhƣ phụ huynh mong muốn thì các bậc phụ huynh thƣờng xuyên là mắng các em (chiếm 35,1%). Chính vì thế gây nên tâm lý nặng nề cho các em học sinh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh rất ít khi dành thời gian trò chuyện với các em (chiếm 48,6%), các em cũng ít chia sẻ tâm trạng của mình với phụ huynh chỉ có 8,1% các em học sinh thƣờng xuyên giải bày tâm tƣ tình cảm của mình với phụ huynh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua kết quả khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống ở chƣơng 2, cho thấy trƣờng Tiểu học Bàu Sen có đầy đủ trang thiết bị để phục vụ giáo viên thực hiện công tác giáo dục kỹ năng sống cho các em tại trƣờng. Và nhà trƣờng cũng chú trọng đến việc nâng cao kỹ năng sống cho các em nên nhà trƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống thơng qua nhiều hình thức khác nhau. Nhƣng các kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và kỹ năng ứng phó với căng thẳng chƣa đƣợc nhà trƣờng quan tâm nhiều so với các kỹ năng khác và đa số các em học sinh còn yếu ở 3 kỹ năng này. Nguyên nhân gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục kỹ năng sống của 3 kỹ năng sống này là:

59

Nguyên nhân 1: Giáo viên chƣa quan tâm nhiều đến 3 kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng kiềm chế cảm xúc và kỹ năng ứng phó với căng thẳng. Hầu nhƣ, ít giáo viên đƣa 3 kỹ năng này vào nội dung giáo dục kỹ năng sống cho các em học sinh tại trƣờng. Và hình thức giáo dục kỹ năng sống bằng cách lồng ghép vào các mơn học trong lớp thì chƣa đƣợc nhiều giáo viên áp dụng.

Nguyên nhân 2: Phụ huynh chƣa tạo điều kiện nhiều cho các em tiếp xúc với các công việc thƣờng ngày nhƣ: san sẻ việc nhà…nên các em còn thiếu tự lập trong cuộc sống. Bên cạnh đó các em cịn thiếu khả năng lập kế hoạch thời gian biểu cho các cơng việc hàng ngày của mình. Điều này là nguyên nhân ảnh hƣởng đến kỹ năng tự phục vụ bản thân.

Nguyên nhân 3: Các em sinh ra trong gia đình có cuộc sống đầy đủ, đƣợc nuông chiều từ nhỏ nên tính cách các em thƣờng có xu hƣớng bảo thủ, ít cảm thơng với ngƣời khác. Vì vậy, các em học sinh thƣờng làm việc theo cảm tính, nên trạng thái tâm lý không ổn định, dễ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề. Nếu giáo viên, phụ huynh khơng có biện pháp giúp đỡ các em thì các em khơng rèn đƣợc kỹ năng kiềm chế cảm xúc khi giao tiếp với ngƣời khác.

Nguyên nhân 4: Phụ huynh còn áp đặt, can thiệp sâu vào việc học của các em nên vơ tình tạo áp lực học hành cho các em. Mặc khác, phụ huynh chƣa dành nhiều thời gian chăm sóc con cái nên tạo khoảng cách tình cảm giữa Cha Mẹ - Con cái.

60

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƢỜNG TIỂU

HỌC BÀU SEN, QUẬN 5, TP.HỒ CHÍ MINH

3.1. Cơ sở đƣa ra giải pháp

3.1.1. Căn cứ vào các văn bản liên quan đến giáo dục kỹ năng sống

Điều 27 của Luật giáo dục 2005 ngày 14/06/2005 đã đƣa ra mục tiêu giáo dục: “Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”

Điều 28 quy định về nội dung, phƣơng pháp: “Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con ngƣời; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật”

Nghị quyết 40/2000/QH10 ngày 09/12/2000 về đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng đã khẳng định: “Mục tiêu của việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, sách giáo khoa mới nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng ở các nƣớc phát triển trong khu vực và thế giới”

Báo cáo chính trị của Ban Chấp Hành Trung Ƣơng Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đề ra nhiệm vụ:Tiếp tục nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy và học.

Chỉ thị số 40/2008/CT-BGDĐT ngày 22/07/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trƣờng phổ thơng giai đoạn 2008-2013 với nội dung rèn luyện kỹ

61

năng sống cho học sinh, rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm, rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng phòng, chống tai nạn giao thơng, đuối nƣớc và các tai nạn thƣơng tích khác, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hịa bình, phịng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.

Thông tƣ 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa, trong đó có quy định nội dung giáo dục phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý ngƣời học, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 phê duyệt Đề án: “Tăng cƣờng giáo dục lý tƣởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” với nhiệm vụ: “Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện nội dung dạy học các mơn Đạo đức, Giáo dục cơng dân trong chƣơng trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chƣa thực sự cần thiết đối với học sinh. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn trong chƣơng trình giáo dục phổ thơng mới”.

Quyết định số 2222/QĐ-BGDĐT ngày 01/7/2016 về việc ban hành Kế hoạch triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục năm học 2016-2017 “Phối hợp sử dụng kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức dạy học; điều chỉnh ngữ liệu phù hợp với địa phƣơng; tăng cƣờng sử dụng đồ dùng dạy học nhƣng không

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 65)