.Cách thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 84)

3.2 .Giải pháp đề nghị áp dụng

3.2.2.3 .Cách thực hiện

Các hộp thƣ “Giải tỏa cảm xúc” đƣợc gắn ở tất cả các lớp của khối lớp 4 và khối lớp 5.

Giáo viên chủ nhiệm các khối lớp 4, lớp 5 tuyên tuyền, hƣớng dẫn các em sử dụng hộp thƣ này và khuyến khích các em học sinh tham gia chia sẻ trạng thái tâm lý cảm xúc của mình qua hộp thƣ: “Giải tỏa cảm xúc” đƣợc gắn tại lớp bằng hình thức viết thƣ, kể chuyện…

Hàng tuần, giáo viên chủ nhiệm các lớp sẽ mở khóa hộp thƣ của lớp mình để chuyển tất cả những thƣ trong hộp qua bộ phận “Tƣ vấn học đƣờng”

Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng nhà trƣờng tổ chức buổi sinh hoạt giáo dục kỹ năng sống qua hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Và buổi sinh hoạt này đƣợc tổ chức ở khn viên của trƣờng. Bên cạnh đó, nhà trƣờng chuẩn bị các phần quà để trao tặng cho các em học sinh có những bài viết hay để khuyến khích các em tích cực tham gia.

69

Giáo viên trang trí sân bãi, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho trò chơi “Đập niêu” và “Đập bóng”, “Nhận diện cảm xúc qua khn mặt hình vẽ”.

Giáo viên cho các em học sinh khối 4 và khối 5 xếp thành nhiều vòng tròn xen kẽ nhau để chơi các trò chơi tập thể mang tính chất giao lƣu nhau nhƣ trò chơi chim sổ lồng…

Kế tiếp, giáo viên chia các em học sinh thành nhiều nhóm và trong mỗi nhóm vừa có học sinh lớp 4 và học sinh lớp 5. Để tạo điều kiện cho các em làm quen, kết bạn và giao lƣu học hỏi lẫn nhau. Qua đó giúp các em có nhiều cơ hội kết thân đƣợc nhiều bạn mới để giúp đỡ nhau trong học tập hay chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống. Sau khi hồn thành việc phân chia nhóm cho các em, giáo viên tổ chức cho các em học sinh tham gia chơi cuộc thi hùng biện về chủ đề: “Bảo vệ môi trƣờng xung quanh ta”. Giáo viên chọn ngẫu nhiên đại diện 2 hoặc 3 nhóm lên hùng biện về chủ đề này. Các em có thể sử dụng phƣơng pháp thuyết trình hoặc đóng tình huống để thể hiện nội dung “Bảo vệ môi trƣờng xung quanh ta”. Kết thúc phần trình bày của các nhóm thì giáo viên nhận xét, đánh giá phần thể hiện của các nhóm và trao quà cho nhóm trình bày tốt nhất trong các nhóm. Trƣớc khi kết thúc phần chơi này, giáo viên tuyên truyền đến các em học sinh các việc làm để góp phần bảo vệ mơi trƣờng xung quanh và các lợi ích cũng nhƣ tác hại khi các em không bảo vệ môi trƣờng xung quanh để nâng cao nhận thức cùng chung tay giữ gìn vệ sinh môi trƣờng của các em học sinh tại trƣờng.

Kết thúc trò chơi hùng biện “Bảo vệ môi trƣờng xung quanh ta”, giáo viên giới thiệu về trò chơi dân gian “Đập niêu”, “Đập bóng”, “Nhận diện cảm xúc qua khn mặt hình vẽ” và phổ biến quy luật chơi đến tất cả các nhóm.

Các nhóm lần lƣợt tham gia trị chơi “Đập niêu”, “Đập bóng”. Giáo viên đánh giá và trao quà cho 1 nhóm thắng cuộc.

Các nhóm thua cuộc bị phạt phải tham gia các trò chơi tiếp theo nhƣ sau: - Nhận diện cảm xúc khn mặt trong hình vẽ và đóng giả tình huống hay kể câu chuyện để thể hiện cảm xúc khn mặt đó: Giáo viên chuẩn bị các mẫu hình vẽ về khn mặt vui, buồn, giận dữ và các mẫu hình này đƣợc bỏ trong thùng

70

giấy. Các nhóm thua lần lƣợt cử đại diện lên bốc thăm 1 khn mặt hình vẽ bất kỳ. Và các em tham gia đóng 1 tình huống hoặc kể về 1 câu chuyện mà nội dung thể hiện đƣợc trạng thái khuôn mặt mà các em vừa bốc thăm đƣợc. Sau đó đại diện thành viên trong nhóm thắng phối hợp chơi cùng với nhóm thua cuộc bằng cách dùng lời lẽ của mình động viên hoặc chia sẻ cảm xúc cho tình huống hoặc câu chuyện mà các bạn nhóm thua vừa thể hiện.

- Hát giao lƣu văn nghệ: Mỗi nhóm thua sẽ cử 1 bạn đại diện lên hát tặng nhóm thắng 1 ca khúc mà mình u thích.

Giáo viên nhận xét đánh giá cho các phần nhận diện cảm xúc khuôn mặt và diễn suất của các em nhóm thua và trao quà cho nhóm thể hiện xuất sắc nhất.

Và trƣớc khi kết thúc chƣơng trình giáo viên cho tất cả các em học sinh tập hợp thành 1 vòng tròn lớn cùng hát những bài hát tập thể.

3.2.3. Giải pháp 3: Nhà trƣờng kết hợp với phụ huynh học sinh giáo dục kỹ năng sống cho học sinh bằng cách chia sẻ kiến thức quản lý, dạy dỗ Con cho phụ huynh thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh.

3.2.3.1. Mục đích giải pháp

Chia sẻ kiến thức về chủ đề “Cha Mẹ giáo dục Con” đến các bậc phụ huynh khối lớp 4 và khối lớp 5. Nhằm giúp phụ huynh có thêm kiến thức trong việc gần gũi Con, hổ trợ giáo dục Con theo hƣớng tích cực để tạo mơi trƣờng lành mạnh cho các em phát triển tồn diện đức, trí, thể, mỹ.

3.2.3.2. Nội dung giải pháp

Trong các buổi họp phụ huynh học sinh khối lớp 4 và khối lớp 5, giáo viên chủ nhiệm khối lớp 4 và khối lớp 5 kết hợp việc thơng báo tình hình học tập, thái độ học tập của học sinh với tổ chức buổi tƣ vấn chia sẻ kỹ năng giáo dục trẻ tới các bậc phụ huynh. Các kỹ năng này bao gồm: kỹ năng phân chia công việc nhà cho trẻ, kỹ năng trò chuyện với con.

Kỹ năng phân chia công việc nhà cho trẻ: Giáo viên khuyến khích các bậc phụ huynh tạo điều kiện cho các em tham gia san sẻ công việc nhà để các em tự cảm thấy mình quan trọng trong chính ngơi nhà của mình, tránh tình trạng trẻ

71

cảm giác lạc lõng. Lúc trẻ cảm thấy mình quan trọng thì trẻ sẽ có trách nhiệm hơn với cơng việc của mình đang đảm nhận. Các phụ huynh phân chia việc nhà cho trẻ nên giao việc trong khả năng của trẻ và hƣớng dẫn tỉ mỉ từng nội dung, động tác cho trẻ để trẻ bắt chƣớc làm theo. Khi trẻ đã quen việc thì phụ huynh nên để các em tự hồn thành cơng việc của mình. Và khi trẻ khơng hồn thành công việc hay lơ là, thiếu trách nhiệm thì phụ huynh phân tích vấn đề cho trẻ hiểu. Phụ huynh tuyệt đối khơng hứa hẹn cho trẻ vật phẩm gì đó, hay làm thay trẻ khi trẻ khơng hồn thành cơng việc. Vì theo thời gian trẻ sẽ hình thành tính xấu thích vịi vĩnh, thích ra điều kiện với cha mẹ mới tự thân lao động. Khi ở nhà, trẻ có thói quen làm việc nhà thì trẻ sẽ rèn cho mình kỹ năng tự phục vụ, trẻ biết tự lo cho bản thân khi Cha mẹ vắng nhà.

Kỹ năng trò chuyện với con: Phụ huynh cố gắng sắp sếp công việc để dành thời gian quan tâm đến các em. Cha mẹ thƣờng xuyên cởi mở bắt chuyện với trẻ để trẻ mở lòng chia sẻ những việc xảy ra trong ngày. Các bậc phụ huynh tạo điều kiện để lôi kéo trẻ tham gia các hoạt động chung của gia đình nhƣ: Cùng làm việc nhà, cùng chơi các trị chơi mà trẻ thích hay học cùng trẻ. Và phụ huynh tuyệt đối khơng dạy trẻ bằng bạo lực. Vì ở độ tuổi này, trẻ rất dễ bị tiêm nhiễm những hành động không mẫu mực từ các bậc phụ huynh. Và dễ gây những cảm xúc tiêu cực cho trẻ nhƣ: nóng tính, thơ lỗ, cộc cằn. Cha mẹ hãy để trẻ phát triển tự nhiên, khơng nên uốn nắn theo mẫu hình tƣợng của riêng mình, khơng áp đặt trẻ phải thế này, thế kia hay phải nhƣ bạn này, bạn kia. Và tạo bầu khơng khí gần gũi, thân mật trong gia đình để trẻ cảm thấy thoải mái. Khi trẻ có cảm giác thoải mái thì trẻ sẽ chia sẻ mọi chuyện vui buồn cho Cha mẹ, giúp trẻ giảm đƣợc áp lực trong cuộc sống và sống chan hòa với mọi ngƣời.

Mặc khác, giáo viên luôn giữ liên lạc với phụ huynh từng em học sinh để thông tin kịp thời qua lại về tình hình các em học sinh. Giáo viên tự cân đối thời lƣợng chia sẻ để phụ huynh lắng nghe hiệu quả.

72

Nhà trƣờng ban hành thông báo yêu cầu giáo viên chủ nhiệm các khối 4 và khối 5 tuyền truyền kiến thức “giáo dục con” cho các bậc phụ huynh khối lớp 4 và lớp 5 trong các buổi họp phụ huynh học sinh.

Nhà trƣờng tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 4 và khối 5 về chuyên đề “Giáo dục con” để trang bị kiến thức cho giáo viên.

Nhà trƣờng tăng cƣờng nhân lực đã đƣợc đào tạo, tập huấn kỹ năng sống tham gia vào các buổi họp phụ huynh để hổ trợ giáo viên chủ nhiệm chia sẻ kiến thức “giáo dục con” cho các bậc phụ huynh.

Giáo viên chuẩn bị phòng ốc, phƣơng tiện hổ trợ giáo dục kỹ năng sống và nội dung giáo dục kỹ năng sống cần chia sẻ cho các bậc phụ huynh.

Giáo viên nhận xét, đánh giá thái độ học tập của từng em học sinh cho phụ huynh. Và phổ biến những vấn đề có liên quan.

Sau đó, giáo viên chia sẻ kỹ năng giáo dục cho các bậc phụ huynh để phụ huynh nuôi dạy con đƣợc tốt hơn. Và dành thời gian cho Quý phụ huynh đặt các câu hỏi liên quan đến giáo dục Con và giải đáp những thắc mắc của phụ huynh.

Kết thúc buổi họp phụ huynh, giáo viên phát tài liệu liên quan đến kỹ năng làm cha mẹ cho các phụ huynh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 84)