.Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 79)

3.2 .Giải pháp đề nghị áp dụng

3.2.1.3 .Cách thức thực hiện

Tùy vào nội dung từng bài học mà giáo viên chọn kỹ năng sống phù hợp để tiến hành lồng ghép vào bài học. Ở đây, ngƣời nghiên cứu lấy đại diện 3 bài học trong sách Tiếng Việt lớp 4 để mô tả cách tiến hành lồng ghép nội dung 3 kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó căng thẳng vào trong bài học này.

64

Đầu tiên, ngƣời nghiên cứu lấy bài “ Tiếng cƣời là liều thuốc bổ” ở trang 153 sách Tiếng Việt lớp 4 – tập 2 để lồng ghép kỹ năng kiểm soát cảm xúc vào bài học theo trình tự các bƣớc nhƣ sau:

Bƣớc 1: Giáo viên sử dụng 10 phút đầu của tiết học cho học sinh tập đọc bài và

trả lời nhanh các câu hỏi trong sách giáo khoa.

“TIẾNG CƢỜI LÀ LIỀU THUỐC BỔ

Một nhà hiền triết ngƣời Nga đã từng nói: "Điều duy nhất phân biệt con ngƣời với động vật là tiếng cƣời".

Mỗi ngày, trung bình ngƣời lớn cƣời 6 phút, mỗi lần cƣời kéo dài độ 6 giây. Một đứa trẻ trung bình mỗi ngày cƣời 400 lần.

Tiếng cƣời là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cƣời, tốc độ thở của con ngƣời lên đến 100Km/h, các cơ mặt đƣợc thƣ giãn thoải mái và não thì tiết ra hc- mơn hạnh phúc, làm ngƣời ta có cảm giác sảng khối, thỏa mãn. Ngƣợc lại khi ngƣời ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một số chất làm hẹp mạch máu.

Ở một số nƣớc, ngƣời ta chi hàng trăm triệu đô-la để gây cƣời cho những ngƣời đang đƣợc điều trị trong các bệnh viện của nƣớc này. Mục đích của việc làm này là rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân và tiết kiệm tiền cho Nhà nƣớc.

Theo Báo Giáo dục và Thời đại” [8, tr.153] Bƣớc 2: Giáo viên chia lớp thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất kể những câu chuyện xảy ra với bản thân mà mang lại niềm vui. Nhóm thứ hai kể những câu chuyện xảy ra với bản thân mà em thấy khó chịu, giận dữ hay buồn tủi.

Bƣớc 3: Sau 2 phút thảo luận nhóm thì mỗi nhóm cử ra 2 bạn đại diện lần lƣợt trình bày nội dung câu chuyện của mình trƣớc lớp và nêu nguyên nhân mang lại cảm xúc vui, khó chịu, giận dữ hay buồn tủi và cƣ xử của em trƣớc tình huống đó. Thời gian trình bày của 1 nhóm là 10 phút.

Bƣớc 4: Giáo viên sử dụng 5 phút để các bạn nhóm khác nêu ý kiến của mình trƣớc hành vi cƣ xử của các bạn nhóm vừa rồi chia sẻ bằng cách thể hiện theo kỹ thuật trình bày 1 phút.

65

Bƣớc 5: Giáo viên đánh giá, cho lời khuyên cho từng câu chuyện và nhấn mạnh

nội dung “Tiếng cƣời là liều thuốc bổ. Bởi vì khi cƣời, tốc độ thở của con ngƣời lên đến 100Km/h, các cơ mặt đƣợc thƣ giãn thoải mái và não thì tiết ra hc- mơn hạnh phúc, làm ngƣời ta có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn. Ngƣợc lại khi ngƣời ta ở trong trạng thái nổi giận hoặc căm thù, cơ thể sẽ tiết ra một số chất làm hẹp mạch máu” trong bài học các em vừa học.

Kế tiếp, ngƣời nghiên cứu lấy bài học “Khuất phục tên cƣớp biển” ở trang 66 -67 trong chƣơng trình mơn Tiếng Việt lớp 4 tập 2 để lồng ghép kỹ năng ứng phó căng thẳng vào bài học theo trình tự các bƣớc nhƣ bên dƣới:

Bƣớc 1: Giáo viên cho các em học sinh tập đọc bài “Khuất phục tên cƣớp biển”

và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.

“KHUẤT PHỤC TÊN CƢỚP BIỂN

Tên chúa tàu ấy cao lớn, vạm vỡ, da lƣng sạm nhƣ gạch nung. Trên má hắn có một vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch. Hắn uống lắm rƣợu đến nỗi nhiều đêm nhƣ lên cơn loạn óc, ngồi hát những bài ca man rợ.

Một lần, bác sĩ Ly – một ngƣời nổi tiếng nhân từ - đến thăm bệnh cho ông chủ quán trọ. Tên chúa tàu lúc ấy đang ê a bài hát cũ. Hát xong, hắn quen lệ đập tay xuống bàn quát mọi ngƣời im. Ai nấy nín thít. Riêng bác sĩ vẫn ơn tồn giảng cho ông chủ quán trọ cách trị bệnh. Chúa tàu trừng mắt nhìn bác sĩ, quát:

- Có câm mồm khơng? Bác sĩ điềm tĩnh hỏi: - Anh bảo tôi phải không?

Khi tên chúa tàu cục cằn bảo “phải”, bác sĩ nói:

- Anh cứ uống rƣợu mãi nhƣ thế thì đến phải tống anh đi nơi khác.

Cơn tức giận của tên cƣớp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết:

66

- Nếu anh không cất dao, tôi quyết làm cho anh bị treo cổ trong phiên tòa sắp tới.

Trông bác sĩ lúc này với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ mà nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng nhƣ con thú dữ nhốt chuồng. Hai ngƣời gƣờm gƣờm nhìn nhau. Rốt cục, tên cƣớp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

Một lát sau, bác sĩ lên ngựa. Từ đêm ấy, tên chúa tàu im nhƣ thóc.

Theo XTI-VEN-XƠN.”[8, tr66-67] Bƣớc 2: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm nhập vai nhân vật tên cƣớp

biển và nhóm nhập vai nhân vật bác sỹ.

Bƣớc 3: Sau 5 phút thảo luận, mỗi nhóm cử 3 bạn đại diện nhập vai nhân vật và

thể hiện lại theo cách ứng xử của mình trƣớc tên cƣớp biển hung hãn.

Bƣớc 4: Các em trong lớp còn lại cho nhận xét về cách xử lý tình huống của các

bạn bằng cách sử dụng kỹ thuật trình bày 1 phút.

Bƣớc 5: Giáo viên đánh giá và cho lời khuyên để các em có kỹ năng ứng phó khi

gặp tình huống căng thẳng.

Và cuối cùng ngƣời nghiên cứu lấy bài: “Trung thu độc lập” ở trang 66-67 trong Sách Tiếng Việt lớp 4 tập 1 để lồng ghép kĩ năng tự phục vụ bản thân cho các em học sinh theo các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Giáo viên tập các em học sinh đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời các

câu hỏi trong sách giáo khoa.

“TRUNG THU ĐỘC LẬP

Đêm nay anh đứng gác ở trại. Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lịng anh man mác nghĩ tới trung thu và nghĩ tới các em. Trăng đêm nay soi sáng xuống nƣớc Việt Nam độc lập yêu quý của các em. Trăng sáng mùa thu vằng vặc chiếu khắp thành phố, làng mạc, núi rừng, nơi quê hƣơng thân thiết của các em..

Anh nhìn trăng và nghĩ tới ngày mai…

Ngày mai, các em có quyền mơ tƣởng một cuộc sống tƣơi đẹp vô cùng. Mƣơi mƣời lăm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dƣới ánh trăng này, dòng thác

67

nƣớc đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn. Trăng của các em sẽ soi sáng những ống khói nhà máy chi chít, cao thẳm, rải trên đồng lúa bát ngát vàng thơm, cùng với nông trƣờng to lớn, vui tƣơi.

Trăng đêm nay sáng quá! Trăng mai còn sáng hơn. Anh mừng cho các em vui tết Trung thu độc lập đầu tiên và anh mong ƣớc ngày mai đây, những tết Trung thu tƣơi đẹp hơn nữa sẽ đến với các em.

THÉP MỚI” [7, tr66-67] Bƣớc 2: Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm. Mỗi nhóm cử đại diện kể những câu chuyện của bản thân thể hiện tính trách nhiệm của mình nhƣ câu chuyện của anh lính gác trong bài học trên. Và cho biết bảng kế hoạch làm việc của em trong 1 tuần sắp tới.

Bƣớc 3: Giáo viên đƣa ra nhận xét của từng câu chuyện và bảng kế hoạch của

các em. Sau đó, giáo viên hƣớng dẫn các em cách lập bảng kế hoạch làm việc.

3.2.2. Giải pháp 2: Nhà trƣờng kết hợp song song việc xây dựng hộp thƣ “Giải tỏa cảm xúc” với tổ chức giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho các em học sinh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường tiểu học bàu sen, quận 5, thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 79)