Mô tả công việc lắp dựng cần trục tháp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 50)

Bƣớc Mô tả công việc

1 Cơng tác móng và lắp đặt chân đế

2 Tổ hợp và tập kết các bộ phận của cần trục tháp tại hiện trường. 3 Lắp khung thân chính 7.5 m , lồng nâng thân và khung thân 3 m 4 Lắp đặt cơ cấu mâm quay, đốt thân quay

5 Lắp đoạn đỉnh và cabin

6 Lắp đoạn đối trọng cần và bê-tông đối trọng cần 7 Lắp đoạn cần chính và bê-tơng đối trọng cịn lại 8 Hoàn thiện hệ thống cơ điện và lắp ráp phụ kiện 9 Kiểm định và đưa vào sử dụng

Nguồn: Tác giả

Chi tiết công tác lắp đặt:

- Bước 1: Cơng tác móng và lắp đặt chân đế.

 Kiểm tra mặt bằng tổng thể phục vụ công tác vận chuyển, tập kết

vật tư, thiết bị về công trường.

 Kiểm tra đạt cường độ bê-tơng móng trước khi lắp đặt.

 Vữa grounting sika phải cứng chết tối thiểu 12h mới được lắp các

chi tiết khác lên bộ chân cẩu tháp.

 Bu-lơng móng được lắp đặt theo tài liệu, vật tư cung cấp bởi nhà

 Cách bố trí bu-lơng cụ thể được kỹ thuật viên thực hiện theo chỉ

dẫn chi tiết của tài liệu.

 Tập kết đầy đủ vật tư và thiết bị cần thiết: bu-lông, tấm thép định vị

bu-lông, máy hàn, búa, cờ lê, bu-lông canh chỉnh, sắt gá chống liên kết bu- lông với lồng,…

 Xác định chiều và hướng xoay của móng theo thiết kế của đơn vị sử

dụng cẩu và sau đó tiến hành lắp đặt bộ bu-lơng theo hướng đã làm dấu.

 Xác định cao độ cho các bu-lơng, đầu bu-lơng cao hơn mặt bê-tơng

hồn tất 180-200mm.

 Cố định các bu-lông với lồng bằng các thanh thép chống và giằng để

đảm bảo bu-lông sẽ không bị dịch chuyển khi đổ bê-tơng móng.Chân cẩu tháp lắp ghép với móng bằng bu-lơng đúc liền khối.

 Lắp chân cẩu tháp vào đúng vị trí và canh chỉnh cao độ đều 4 góc

bằng máy ngắm.

 Kiểm tra lại các kích thước vị trí và khoảng cách giữa các chân  Tạo khe hở để đổ vữa grounting: khi canh chỉnh cao độ, sử dụng

đai ốc của bu-lông hoặc ghép bu-lông canh cao độ để chỉnh, khe hở để đổ vữa phải đạt theo yêu cầu.

Hình 2.1: Cơng tác móng và lắp đặt chân đế

- Bước 2: Tổ hợp và tập kết các bộ phận của cần trục tháp tại hiện trường.

 Thân và vật tư cần trục tháp tập kết tại công trường được xếp gọn gàng, không chồng cao quá 3 thân.

 Cô lập khu vực bằng dây cảnh báo và bảng hiệu nguy hiểm.

 Kiểm tra độ cao cả các toàn nhà lân cận nếu có để có biện pháp phịng chống va đập.

 Cắt điện các đường dây điện xung quanh khu vực vận hành xe cẩu.

Hình 2.2: Cơng tác tập kết cần trục tháp

Nguồn: Tác giả

- Bước 3: Lắp khung thân chính 7.5 m, lồng nâng thân và thân cẩu 3m.

 Lắp khung thân lên đế móng cẩu tháp.

 Trên nền móng bê-tơng có chơn chân đế hoặc bu-lông chân đế đã

đảm bảo độ cứng của nền móng thơng thường sau khi đổ bê-tơng móng khoảng 7 đến 10 ngày là có thể lắp đặt , phần chuẩn phải được lắp đặt trước khi lắp cabin.

 Lồng nâng thân bao gồm khung lồng, kích nâng thủy lực, sàn thao

tác, lan can khi lắp đặt dưới đất phải được kiểm tra cẩn thận để đảm bảo cho quá trình sử dụng được an tồn.

 Lồng nâng thân phía sau có trang bị hệ thống xy-lanh thủy lực phục vụ

cho công việc nâng đốt, hướng của xy-lanh thủy lực phải đúng, tránh bị va chạm vào thân tháp trong quá trình nâng thân. Bơm thủy lực sử dụng nâng đốt phải được cố định trên sàn thao tác, không được rung động trong q trình thi cơng.

Hình 2.3: Lắp khung thân chính 7.5 m và khung nâng thân

Nguồn: Tác giả

Hình 2.4: Lắp khung thân cẩu 3m

Nguồn: Tác giả

- Bước 4: Lắp đặt cơ cấu mâm quay, đốt thân quay.

 Chuẩn bị tổ hợp mâm quay và chóp cẩu gần vị trí lắp, sao cho cẩu phục vụ có thể nâng an tồn.

 Kiểm tra kỹ toàn bộ mâm quay đề đảm bảo mâm trong tình trạng tốt có thể lắp. Cố định cơ cấu mâm quay dưới mặt đất bằng phẳng, tiến hành lắp đặt hệ thống lan can, sàn cabin, đốt thân quay lên trên cơ cấu mâm quay.

Trên cơ cấu mâm quay phải được lắp đặt sẵn động cơ quay, kiểm tra dầu nhớt của cơ cấu quay, kiểm tra hoàn thiện các chốt an toàn đảm bảo hoạt động an tồn trong suốt q trình sử dụng. 

Hình 2.5: Lắp đặt cơ cấu mâm quay, đốt thân quay

Nguồn: Tác giả

- Bước 5: Lắp đoạn đỉnh và cabin.

+ Với loại cần trục tháp đầu bằng khơng có chóp tiến hành lắp đặt đoạn đỉnh. Cịn đối với loại cần trục tháp có cương, tiến hành lắp chóp tháp lên khung lồng, khung tháp dựng rồi lắp hoàn thiện cabin, lan can. Sau khi lắp chóp, lắp 2 tay giằng lên cần đối trọng.

Hình 2.6: Lắp đoạn đỉnh cần trục tháp

Hình 2.7: Lắp cabin

Nguồn: Tác giả

- Bước 6: Lắp đoạn đối trọng cần và bê-tông đối trọng.

Tổ hợp cần đối trọng, thăng giằng đối trọng, lan can bảo vệ rồi lắp lên khung chóp tháp. Trên mặt đất động cơ tải cần cố định chắc chắn trên cần đối trọng, vặn chặt và cân chỉnh động cơ để đảm bảo đường cáp đi lên chóp tháp là đúng tâm, với góc lệch giữa cáp với pu-li đỉnh tháp <20o

.

Hình 2.8: Lắp đặt đối trọng cần

Nguồn: Tác giả

Sau khi hoàn thiện phần lắp cần đối trọng, căn cứ vào tài liệu kỹ thuật để lắp 1 hoặc 2 quả bê-tông đối trọng lên cần đối trọng.

Hình 2.9: Lắp bê-tơng đối trọng

Nguồn: Tác giả

- Bước 7: Lắp đoạn cần chính và bê-tơng đối trọng còn lại.

+ Chuẩn bị mặt bằng để tổ hợp cần chính, yêu cầu mặt bằng bằng phẳng ngay tại vị trí sát chân cẩu tháp.

+ Kiểm tra kỹ toàn bộ cụm cần để đảm bảo cần đang trong tình trạng tốt trước khi nâng lên cao, dùng dây lèo buộc để điều chỉnh.

+ Đưa cần vào vị trí lắp ăn khớp với lỗ trên chóp, đóng ắc cố định một đầu cần.

+ Hạ đi cần xuống để lắp cáp cương cần, rồi đóng ắc cáp cương. + Thả từ từ cáp tải để hạ cần đối trọng xuống đến khi cáp cương căng hết và chùng cáp tải.

+ Tổ hợp cần theo đúng thứ tự quy định của nhà sản xuất, trên các đoạn cần với có đánh số thứ tự, tuyệt đối không được lắp lẫn lộn. Sau khi lắp hồn thiện các đoạn thì tiến hành lắp các thanh tay giằng cần với đối với cẩu có cương được quy định trong tài liệu kỹ thuật.

Hình 2.10: Lắp đoạn cần dài

Nguồn: Tác giả

+ Tiến hành lắp cơ cấu xe con vào cần với, trước khi lắp xe con lưu ý kê cao cần với lên khoảng 60cm các điểm đầu, cuối, giữa, tránh hiện tượng làm biến dạng võng cần với. Có thể kéo điện cho động cơ xe con chạy. Kiểm tra thật kỹ các chi tiết an tồn trên cần với, tránh bỏ sót gây mất an tồn trong quá trình sử dụng.

- Sau khi hồn thiện phần lắp đoạn cần chính, lắp hồn thiện các quả bê-tơng đối trọng cịn lại lên đối trọng cần.

Hình 2.11: Lắp hồn chỉnh bê tơng đối trọng cịn lại

- Bước 8: Hoàn thiện hệ thống cơ điện và lắp ráp phụ kiện

Lắp đặt hoàn thiện các bộ phận, linh kiện điện, cố định buộc chặt các mối dây, các bó dây, tránh hiện tượng di chuyển khi sử dụng, dây điện phải bố trí hợp lý để khơng làm cản trở đường đi của cần với.

Hình 2.12: Hồn thiện hệ thống cơ điện

Nguồn: Tác giả

Luồn cáp tời chính, cáp xe con theo sơ đồ luồn cáp, thử tải không tải các cơ cấu để kiểm tra độ tin cậy hoạt động của thiết bị.

Hình 2.13: Lắp ráp phụ kiện

Nguồn: Tác giả

- Bước 9: Kiểm định và đưa vào sử dụng. Vận hành tất cả các chức năng:

 Quay cần: quay trái, quay phải, nâng lên và hạ xuống, kiểm tra tốc độ quay và chức năng các giới hạn.

 Tời chính: nâng lên, hạ xuống, kiểm tra tốc độ quay và chức năng các giới hạn.

 Điều chỉnh nếu cần thiết.

Cần trục tháp sau khi lắp đặt và kiểm tra nội bộ phải liên hệ với đơn vị chức năng để kiểm định đáp ứng theo yêu cầu pháp luật thì mới được đưa vào sử dụng.

2.2.2. Quy trình vận hành Cần trục tháp

Bảng 2.3: Mơ tả cơng việc trong q trình vận hành

Bƣớc Mô tả công việc

1 Người vận hành di chuyển lên cabin cẩu 2 Kiểm tra tín hiệu liên lạc

3 Thả đầu bị và cáp xuống vị trí cần nâng hạ 4 Cơng nhân móc cáp vào vật tư thiết bị

5 Nâng vật tư thiết bị tới độ cao cần thiết sao cho tránh các chướng ngại vật 6 Quay cần tới vị trí cần hạ tải

7 Thả cáp, đặt thiết bị tại vị trí vững chắc và ổn định. Tháo maní và cáp 8 Vận hành cẩu khi trời mưa gió

9 Bảo trì bảo dưỡng định kỳ

Nguồn: Tác giả

Ban chỉ huy phải làm kế hoạch nâng hạ mỗi ngày. Sau đó gửi cho đội vận hành cần trục tháp. Người vận hành lái cẩu thường trực ngồi trên ca bin để vận hành cẩu tháp theo hướng dẫn của các nhân viên phụ cẩu dưới mặt đất.

Những người phía dưới bao gồm phụ cẩu, người đánh tín hiệu sẽ thực hiện theo kế hoạch đã đặt ra. Nhân viên phụ cẩu dưới mặt đất gồm 2 người từ nơi nâng tải trọng đến nơi hạ tải trọng. Trong q trình nâng hạ tải trọng, chỉ có nhân viên phụ cẩu mới có quyền ra lệnh cho lái cẩu. Họ sẽ thông báo qua bộ đàm để hướng dẫn, điều hướng cho công nhân vận hành cần trục tháp thực

hiện lái cẩu tháp. Lái và phụ cẩu phải là người được nhà thầu chính chỉ định và được huấn luyện an toàn.

Mỗi ngày thời gian làm việc bắt đầu từ lúc 7h00 sáng. Công nhân vận hành cần trục tháp phải leo từ dưới đất hoặc di chuyển bằng vận thăng chở người đến điểm cuối cùng của đoạn neo cẩu tháp và từ đây sẽ di chuyển qua đoạn neo và trèo lên đến cabin cẩu tháp. Trong suốt quá trình leo cẩu tháp, người vận hành phải mang và móc dây an tồn tồn thân vào dây cứu sinh.

Nhân viên chỉ huy tín hiệu nên đứng ở vị trí thích hợp, an tồn cho mình, có thể chỉ huy cơng việc cẩu có hiệu quả tốt nhất, ngơn ngữ phải chuẩn, chính xác rõ ràng, phải phối hợp nhất trí ngơn ngữ với người vận hành. Phải theo sát quá trình vật cẩu di chuyển cho đến khi hạ đến vị trí an tồn.

Các thông tin trao đổi đều qua bộ đàm với một kênh tần số riêng biệt. Chỉ có 1 người được hướng dẫn và trao đổi với người vận hành cần trục tháp để đảm bảo thông tin khơng bị lỗng. Khơng nên để bộ đàm trong túi quần dễ dẫn đến kẹt phím, nghe khơng rõ và phải vặn âm lượng đủ nghe và kiểm tra số kênh riêng biệt trước khi nói. Khơng sử dụng bộ đàm để tán gẫu, mở nhạc hay làm những chuyện khác ảnh hưởng đến hoạt động nâng hạ. Bộ đàm nên được sạc thường xuyên.

Nhân viên vận hành, nhân viên phụ cẩu và chỉ huy tín hiệu phải có chứng chỉ phù hợp với vị trí cơng việc, buộc phải chấp hành nghiêm chỉnh nội quy an tồn lao động của cơng trình. Nhân viên chỉ huy tín hiệu mặc đồng phục cơng ty màu cam có logo Ricons, đội mũ BHLĐ màu vàng. Ln có bộ đàm, cịi phục vụ cho cơng việc. Nhân viên vận hành và chỉ huy tín hiệu buộc phải tham gia đầy đủ các lớp học tập trung tồn cơng trường cùng với tất cả cơng nhân tổ đội.

Trong q trình làm việc, nhân viên lái cẩu phải phối hợp chặt chẽ với người chỉ huy tín hiệu, chấp hành tín hiệu của người chỉ huy, khi tín hiệu khơng rõ hoặc sai thì người thao tác có thể từ chối chấp hành.

Trong lúc nâng và hạ hàng phải có cịi tín hiệu báo cho những người xung quanh biết để tránh xa.

Trong quá trình cẩu, nếu nhân viên chỉ huy tín hiệu phát hiện sự bất thường, phải tức tốc dùng cịi thổi thơng báo khẩn cấp đến người đang ở nơi nguy hiểm tản ra, đồng thời báo ngay cho nhân viên vận hành biết đề xử lý.

Trước khi tác nghiệp phái tiến hành vận chuyển không tải, thử các thiết bị cơ cấu ở trạng thái hoạt động bình thường, các thiết bị an tồn phải có hiệu quả. Sau khi xác định tất cả ở trạng thái bình thường mới bắt đầu tiến hành cơng việc.

Trong q trình làm việc, khi điện áp khơng đủ hoặc bị cúp điện đột ngột thì lập tức gạt thiết bị kiểm sốt về vị trí số 0, đồng thời ngắt nguồn điện đề phịng có điện bất ngờ trở lại. Nếu trên móc cẩu đang có vật nặng nên sử dụng thiết bị kiểm sốt ngưng xuống nhiều lần để vật nặng từ từ hạ xuống đến vị trí an tồn.

Sau khi xong việc, cần cẩu nên đưa về hướng thuận với hướng gió, móc cẩu đưa lên cao và cách thân cẩu từ 2-3m. Cẩu ngưng việc hoặc ngưng không vận hành buộc phải quay cần cẩu và đối trọng vào bên trong phạm vi cơng trình, đưa các thiết bị kiểm sốt về số 0, ngắt các cầu dao, đóng cửa phịng điều khiển, khóa thiết bị xoay, ngắt điện cầu dao tổng và bật đèn chỉ thị trên khơng.

2.2.3. Quy trình tháo dỡ Cần trục tháp

Quy trình tháo dỡ được thực hiện ngược lại so với quy trình lắp dựng.

Bảng 2.4: Mơ tả công việc tháo dỡ cần trục tháp

Bƣớc Mô tả công việc

1 Hạ thấp độ cao thân cẩu tháp

2 Tháo hạ bê-tơng đối trọng và đoạn cần chính

3 Tháo hạ bê tơng đối trọng cịn lại và đoạn đối trọng cần 4 Tháo hạ cabin điều khiển và đoạn đỉnh

5 Tháo hạ chân chuyển tiếp và các đoạn thân 3 m 6 Tháo hạ khung nâng thân. Đoạn thân dài 7.5 m 7 Tháo hạ 4 chân đế cẩu tháp

Chi tiết công tác tháo dỡ:

- Bước 1: Hạ thấp độ cao thân cẩu tháp.

Người vận hành lái xe con di chuyển đến vị tri cần tháp và tháo từng đốt cần trục tháp và hạ xuống đất.

Hình 2.14: Hạ thấp độ cao cẩu tháp

Nguồn: Tác giả

- Bước 2: Tháo hạ bê-tông đối trọng và đoạn cần chính.

Sử dụng cẩu Kato tháo từng đoạn bê-tông đối trọng. Sau khi đưa xuống đất cần đặt tại vị trí đã được quy định và sẽ có xe đến trung chuyển chở về kho.

Hình 2.15: Tháo hạ bê tơng đối trọng cần

Nguồn: Tác giả

Sau khi tháo các đối trọng, điều khiển xe cẩu ka-to tháo đoạn cần dài. Đặt đoạn cần xuống đất và công nhân sẽ tháo các đốt của đoạn cần.

Hình 2.16: Tháo hạ đoạn cần dài

Nguồn: Tác giả

Bước 3: Tháo hạ cục bê-tơng đối trọng cịn lại và đoạn đối trọng cần

Hình 2.17: Tháo hạ cục bê tơng đối trọng cịn lại và đối trọng cần

Nguồn: Tác giả

Bước 4: Tháo hạ cabin điều khiển và đoạn đỉnh tháp

Hình 2.18: Tháo hạ cabin điều khiển và đoạn đỉnh tháp

Bước 5 : Tháo hạ chân chuyển tiếp và các đoạn thân 3 m

Hình 2.19: Tháo hạ chân chuyển tiếp và các đoạn thân 3m

Nguồn: Tác giả

Bước 6 : Tháo hạ khung nâng thân. Đoạn thân dài 7.5 m

Hình 2.20: Tháo hạ khung nâng thân và đoạn thân dài 7.5 m

Nguồn: Tác giả

Bước 7: Tháo hạ 4 chân đế cẩu tháp

Hình 2.21: Tháo hạ 4 chân đế cẩu tháp

2.3. Đánh giá mức độ rủi ro từ các mối nguy

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)