Một buổi huấn luyện an tồn cơng nhân mới

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 120 - 134)

Nguồn: Tác giả

Ngoài ra, tác giả cũng đã phối hợp cùng với Ban an tồn cơng ty Ricons để làm ra video đào tạo an toàn về chuyên đề “Nguyên tắc an toàn vận hành cần trục” để hỗ trợ cho nhà thầu trong công tác huấn luyện, qua đó tiết kiệm được thời gian đào tạo nhưng vẫn đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho NLĐ, qua những hình ảnh trực quan trong video người lao động đã tăng cường nhận thức và tính tuân thủ cao hơn.

Tác giả đã đăng tải trên trang mạng xã hội youtube, theo đường link

https://www.youtube.com/watch?v=iyzHCO81woc

Hình 3.10: Video đào tạo “Nguyên tắc an toàn vận hành cần trục”

3.3.5. Giải pháp hành chính thơng qua cơ chế thưởng, phạt

3.3.5.1. Hệ thống thưởng

Thưởng trong công tác ATVSLĐ tạo tinh thần khích lệ động viên người lao động trong việc tuân thủ chấp hành nội quy, quy định về ATVSLĐ của Ricons cũng như của công ty nhà thầu. Quy định thưởng sẽ được Ricons phối hợp cùng nhà thầu thi công phối hợp tổ chức. Phần thưởng cho người lao động sẽ dựa trên tiêu chí bình chọn qua phiếu kín và đánh giá trong các buổi họp, huấn luyện ATVSLĐ hàng tuần. Phần thưởng sẽ được trao công khai cho người lao động mỗi tuần một lần vào sáng thứ 3 thông qua buổi huấn luyện định kỳ.

3.3.5.2. Hệ thống phạt

Ricons ban hành chế tài xử lý vi phạm áp dụng cho các nhà thầu tham gia thi công dự án được thể hiện rõ những lỗi vi phạm và mức phạt hành chính tương đương. Ràng buộc về mặt pháp lý đã được thỏa thuận trong điều khoản hợp đồng gói thầu. Các lỗi vi phạm chế tài do người lao động hay do tổ chức nhà thầu gây ra đều phạt tiền nhà thầu, không phạt tiền người lao động. Tuy nhiên, người lao động vi phạm lần thứ 2 sẽ bị trục xuất khỏi cơng trường ít nhất 1 tuần (áp dụng th vàng) và vi phạm lần 3 sẽ không được làm việc tại công trường (áp dụng th đỏ). Chỉ huy trưởng Nhà thầu báo cáo hàng tuần trong cuộc họp công trường về số lượng th vàng và th đỏ và tiền phạt áp dụng trong tuần trước đó.

Th vàng, th đỏ sẽ được gửi cho nhà thầu ngay sau khi phạm lỗi và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Sau khi áp dụng hình thức phạt buộc nhà thầu phải khắc phục lỗi vi phạm ghi trong th theo thời gian đã yêu cầu. Nếu nhà thầu không khắc phục lỗi vi phạm, Ricons tiếp tục phạt th phạt thứ 2 với mức phạt tăng gấp đôi.

Sau khi áp dụng th phạt thứ 2 nhưng nhà thầu vẫn chưa thực hiện lỗi vi phạm thì Chỉ huy trưởng nhà thầu hoặc người đại diện nhà thầu sẽ bị trục xuất ra khỏi công trường.

3.4. Giải pháp trang bị phƣơng tiện bảo vệ cá nhân

3.4.1. Phạm vi

Chế độ cấp phát, trang bị PTBVCN được áp dụng cho tất cả mọi người được nhà thầu thuê làm việc bao gồm tất cả các nhà thầu của dự án.

Nhà thầu phải đảm bảo rằng nhân viên và công nhân của họ được cấp quần áo phù hợp, mũ bảo hộ, giày bảo hộ, dây an tồn, và khi có u cầu thì cấp khốt chống trượt, kính bảo hộ hoặc găng tay.

Mỗi người lao động phải nhận thức được tầm quan trọng về việc sử dụng BHLĐ, đặc biệt là quần áo, giày bảo hộ.

3.4.2. Phân loại

Đối với công nhân khi lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp, phương tiện bảo vệ cá nhân được chia làm hai loại rõ ràng:

- PTBVCN cơ bản

Gồm quần áo bảo hộ, giày an toàn, mũ an toàn, áo phản quan. Bất kỳ người lao động nào vào công trường cũng phải sử dụng đầy đủ các phương tiện trên.

- PTBVCN đặc thù

Đối với công nhân lắp đựng, tháo dỡ, vận hành, cơng nhân bảo trì cần trục tháp trên cao: bắt buộc dùng dây an tồn tồn thân, khóa chống trượt và móc vào dây cứu sinh đứng.

Bảng 3.4: Danh mục một số phƣơng tiện bảo vệ cá nhân thƣờng dùng STT Tên gọi Đặc điểm kỹ thuật Đối tƣợng sử dụng

1 Quần áo bảo hộ Có phản quang, có tên nhà thầu

Cơng nhân lắp dựng, vận hành, bảo trì và tháo dỡ cần trục tháp 2 Giày Có mũi sắt, đế sắt

3 Mũ Đầy đủ quai, khóa chốt 4 Dây an tồn Loại dây bảo vệ tồn thân 5 Khóa chống trượt Chống trượt, giảm chấn 6 Găng tay Tính ma sát cao

3.5. Ứng dụng giải pháp về công tác tổ chức trong công đoạn công nhân vận hành trèo lên cabin nhân vận hành trèo lên cabin

Sau khi đề xuất các giải pháp quản lý rủi ro cho tồn bộ cơng việc thi cơng lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp, học viên nhận thấy công đoạn 1 “Công nhân vận hành trèo lên cabin” (Bảng 14) là công đoạn rủi ro ở mức cao nên học viên đã quyết định ứng dụng thử nghiệm các giải pháp đã đề xuất về khâu tổ chức đánh giá khả thi và hiệu suất của các giải pháp ứng dụng này.

- Thời gian áp dụng: 03 tháng

- Giải pháp áp dụng: giải pháp về công tác tổ chức

- Công đoạn áp dụng: Công nhân vận hành (lái cẩu) trèo lên cabin

3.5.1. Các giải pháp đề xuất

* Bộ phận nhân sự vận hành

Công nhân vận hành cần trục tháp phải được kiểm tra sức khỏe đầu vào, đào tạo và cấp th an tồn, nếu khơng tn thủ, khơng giao nhiệm vụ.

Công nhân vận hành phải được cấp chứng chỉ hành nghề, nếu không tuân thủ, không giao nhiệm vụ.

* Bộ phận giám sát kỹ thuật và an toàn

Cán bộ kỹ thuật và cán bộ an tồn có trách nhiệm phối hợp với tổ vận hành kiểm tra cần trục tháp vào đầu mỗi ca làm việc bằng checklist, đảm bảo an toàn mới cho vận hành. Nếu phát hiện ra những rủi ro, có những mối nguy tiềm ẩn, cần dừng việc và khắc phục luôn trước khi cho phép công vận hành.

Cán bộ an toàn và cán bộ kỹ thuật đều phải có mặt tại hiện trường, giám sát chặt chẽ q trình đầu giờ, nhắc nhở và có giải pháp kịp thời nếu có những rủi ro phát sinh.

Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ an tồn của cơng nhân như: dây an tồn, dây cứu sinh đứng, khóa chống trượt, … tất cả thiết bị đó cần phải được trang bị “đúng, đủ” mới cho công nhân làm việc.

* Bộ phận y tế

Đo huyết áp, kiểm tra tình trạng sức khỏe đầu ca và ghi chép nhật ký theo dõi hàng ngày, kịp thời nhắc nhở nếu có những rủi ro phát sinh liên quan đến sức khỏe.

3.5.2. Kết quả thu được của giải pháp

Sau 03 tháng thử nghiệm ứng dụng của giải pháp về mặt tổ chức vào quản lý rủi ro trong công đoạn công nhân vận hành trèo lên cabin, đề tài cụ thể hóa kết quả trong bảng sau: (Bảng 3.5)

Bảng 3.5: Bảng kết quả mức độ rủi ro trƣớc và sau khi áp dụng giải pháp

STT

Trƣớc khi áp dụng giải pháp Sau khi áp dụng giải pháp

Rủi ro

Hậu quả/ Mối nguy Mức độ rủi ro

Giải pháp

Hậu quả/ Mối nguy Mức độ rủi ro Tần suất xảy ra ( F ) Hậu quả thương tật ( S ) Khả năng nhận biết rủi ro ( P ) R = F* S*P Tần suất xảy ra ( F ) Hậu quả thương tật ( S ) Khả năng nhận biết rủi ro ( P ) R = F* S*P

Công nhân vận hành (lái cẩu) trèo lên cabin 1 Trượt chân

té ngã cao khi leo thang

5 5 4 100 Tổ vận hành cần được hướng dẫn đào tạo an toàn trước khi làm việc

3 2 2 12

Trang bị đầy đủ PTBVCN, lắp đặt dây cứu sinh đứng đi kèm bộ khóa chống trượt

Lắp đặt lồng bảo vệ đối với thang đứng khi độ cao vượt quá 3m

Lắp đặt chiếu nghỉ ở các độ cao cách nhau lần lượt từ 10-12m, để nghỉ ngắn phục hồi sức

điểm tiếp xúc (2 chân 1 tay và 2 tay 1 chân). Khi lên xuống phải hướng mặt về phía thang và khơng được mang vác vật tư hay dụng cụ

Có biện pháp xử lý và kỷ luật đối với trường hợp vi phạm hoặc tái vi phạm

Không đảm bảo sức khỏe khi làm việc

3 2 3 18 Tổ vận hành cần trục tháp phải được khám sức khỏe đầu vào và có kết luận của bác sỹ đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao, định kỳ 06 tháng/lần

2 1 3 6

Đo huyết áp, kiểm tra tình trạng sức khỏe đầu ca và ghi chép nhật ký theo dõi hàng ngày

Người lái cẩu không làm việc quá 12h/ngày Có biện pháp xử lý và kỷ luật đối với trường hợp vi phạm hoặc tái vi phạm

Căn cứ vào bảng trên, chúng ta có thể thấy, sau thời gian áp dụng giải pháp, số rủi ro ở hai mức rủi ro không thể chấp nhận được - Bậc IV màu đỏ) và rủi ro cao - Bậc III màu vàng và đã giảm xuống thành 2 mức thấp hơn là mức rủi ro vừa phải - Bậc II ( màu xanh đậm ) và mức rủi ro có thể chấp nhận được - Bậc I ( màu xanh lam ), góp phần giảm thiểu rủi ro, tai nạn và giúp việc quản lý rủi ro trở nên dễ dàng hơn.

Ngồi ra, đề tài cịn thu được một số kết quả như sau:

Sau khi triển khai, cán bộ kỹ thuật đã nhận ra được vai trị trách nhiệm của mình trong việc ngăn ngừa rủi ro cho người lao động, họ đã có sự phối hợp nhuần nhuyễn hơn trong công việc và giải quyết tình huống, khơng để xảy ra những bất đồng như thời gian trước khi áp dụng giải pháp.

Công nhân đã được nâng cao nhận thức, ý thức an tồn, tự mình khắc phục các sai sót trong cơng việc, khơng phải để cán bộ nhắc nhở thì mới làm như thời gian trước khi áp dụng giải pháp này.

Tình hình an tồn trong các cơng đoạn đã được cải thiện đáng kể, các sự cố giảm hẳn, khơng cịn xảy ra các tình trạng vật nâng bị mất hướng, va đập vào các cấu kiện khi nâng hàng, hay các sự cố liên quan đến cáp, ma-ní vì tất cả đã được kiểm tra bằng checklist trước khi cho vận hành.

3.5.3. Ưu, nhược điểm của các giải pháp và các bài học rút ra

Sau thời gian áp dụng giải pháp trong chương 3 và căn cứ vào những kết quả thu được đề tài đã đánh giá được những ưu, nhược điểm và rút ra các bài học như sau:

3.5.3.1. Ưu điểm

Giải pháp tổ chức gắn với việc đào tạo an tồn cho cơng nhân nên giải pháp đã góp phần nâng cao ý thức an tồn, phịng tránh rủi ro cho cán bộ, công nhân lên một cách đáng kể.

Người lao động nhanh chóng nắm được một cách khái quát công việc và những rủi ro cần tránh, tự họ nhận thấy việc nhận diện ra mối nguy, phịng

tránh kiểm sốt được rủi ro là trách nhiệm của chính bản thân mình để phịng tránh mọi sự cố tai nạn trên cônng trường cho bản thân và đồng nghiệp.

Giải pháp tổ chức giúp mọi người tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau, quyền hạn và nhiệm vụ của nhau, cùng đoàn kết hỗ trợ nhau khi cần thiết.

3.5.3.2. Nhược điểm

Trong bối cảnh thi công rất vất vả và bận bịu với nhiều phần việc khác nhau, không thể yêu cầu cán bộ kỹ thuật phải thường xuyên giám sát tại vị trí nâng vật tư, thiết bị. Họ thường xuyên di chuyển để làm các công việc khác nhau, nên việc giám sát cịn lỏng l o khơng như mong đợi.

3.5.3.3. Bài học rút ra

Ban chỉ huy cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, tránh tình trạng một người kiêm nhiệm quá nhiều việc gây tình trạng giám sát hời hợt, thiếu trách nhiệm.

Công ty nên áp dụng quy chế khen thưởng kỷ luật, đối với những hành vi vi phạm gây ra những rủi ro, mất an toàn cần phải được xử lý một cách nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với cả cán bộ và công nhân.

Giải pháp tổ chức vận dụng vào quản lý rủi ro cần có sự phối kết hợp chặt chẽ với các giải pháp loại trừ, thay thế, cách ly, kỹ thuật, phương tiện bảo vệ cá nhân, … thì mới đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý an toàn.

Tăng cường thêm nhiều hình thức giám sát khác nhau như giám sát chéo, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất của lãnh đạo, … đề kiểm tra giữa yêu cầu đặt ra và thực tế triển khai có phù hợp khơng, từ đó đưa ra giải pháp cho phù hợp và dễ triển khai trên thực tế hơn, sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc quản lý rủi ro trong quy trình thi cơng lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp của công ty.

Tiểu kết chƣơng 3

Thông qua việc xác định các mối nguy và đánh giá rủi ro an tồn các cơng việc trong thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp, tác giả đề xuất các biện pháp kiểm soát để làm giảm rủi ro theo các cấp độ: Loại trừ, thay thế, kiểm soát kỹ thuật, kiểm soát hành chính, phương tiện bảo vệ cá nhân. Trong q trình làm việc thực tế có rất nhiều cơng việc phải thực hiện. Phần lớn các hạng mục công việc cũng đã được công ty đưa ra các biện pháp quản lý an tồn khá tốt. Những cơng việc tác giả đưa ra phân tích trong chương 3 là những công việc mà người lao động phải thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn thiếu các biện pháp an tồn cần thiết. Thơng qua việc xác định, phân tích và đánh giá rủi ro tác giả có đưa ra các biện pháp giúp kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro.

Đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý ATVSLĐ như: Hồn thiện hệ thống nội quy, quy định, đề xuất áp dụng quy trình nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro từ đó xây dựng biện pháp an toàn; kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác ATVSLĐ theo hướng tinh gọn, phân cấp, phân quyền và rõ trách nhiệm; tăng cường cơng tác tun truyền, huấn luyện về an tồn vệ sinh lao động phù hợp với từng giai đoạn thi công và thường xuyên định kỳ theo tháng, quý; hiện đại hóa cơng nghệ, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành và sản xuất; tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn ngừa vi phạm; xây dựng chính sách khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đề tài luận văn: “Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và

tháo dỡ cần trục tháp tại công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Xây dựng Ricons” được tác giả tập trung nghiên cứu đáp ứng được những thành quả

nhất định như sau:

- Đánh giá được thực trạng quản lý rủi ro trong thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công trường của Công ty Ricons, đánh giá rủi ro trong từng công đoạn thi công, từ công đoạn chuẩn bị mặt bằng thi công cho đến công đoạn lắp dựng, vận hành và tháo dỡ.

- Đề xuất những giải pháp quản lý và giảm thiểu rủi ro trong thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp.

- Áp dụng thử nghiệm giải pháp đưa ra để quản lý rủi ro trong 03 tháng tại hiện trường, đánh giá được ưu nhược điểm của giải pháp và bài học rút ra từ thực tế thi công.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao cơng tác quản lý rủi ro nói riêng và cơng tác an toàn vệ sinh lao động tại cơng ty nói chung, đề tài có một số khuyến nghị như sau:

- Công ty cần đánh giá cao công tác kiểm soát nhân sự hơn nữa, đặc biệt là nhân sự đầu vào, dựa vào đặc thù công việc làm trên cao của công ty, chú ý đến độ tuổi lao động và sức khỏe người lao động sẽ giảm thiểu được rủi ro, tai nạn trong thi công lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp.

- Cải thiện, nâng cao về công tác tổ chức: Bố trí nhân lực quản lý; Chính

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 120 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)