Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 109 - 114)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp về kỹ thuật

3.2.1. Giải pháp phòng tránh ngã cao

3.2.1.1. Hệ thống chống rơi ngã cá nhân

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân làm giảm thiểu xung lực khi rơi, kiểm sốt tồn bộ khoảng cách rơi để ngăn ngừa sự va chạm xuống nền đất hoặc vật cản khác, và giữ người sử dụng ở tư thế treo lơ lửng sau khi rơi để được giải cứu.

Tổ hợp các bộ phận và hệ thống phụ, bao gồm dây đỡ cả người, khi kết nối với nhau theo trình tự nhất định và được nối với một dụng cụ neo phù hợp sẽ có tác dụng chống rơi ngã từ trên cao:

+ Dây cứu sinh thẳng đứng cố định: Dây đã kéo căng có ít nhất một đầu ở phía trên được gắn chặt cố định, có vai trị như một điểm neo chắc chắn.

+ Bộ hãm rơi ngã kiểu trượt: Cơ cấu được gắn vào dây cứu sinh thẳng

đứng, có thể trượt lên hoặc xuống tương ứng với chuyển động trèo và tự động khóa vào dây cứu sinh thẳng đứng khi có chuyển động rơi đột ngột.

Các yêu cầu đối với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt:

+ Bộ hãm rơi ngã kiểu trượt phải có một khóa tự động, có khả năng ngăn bộ hãm tụt tiếp xuống dây cứu sinh thẳng đứng trong khi rơi bằng việc khớp vào của cơ cấu phanh.

+ Bộ hãm rơi ngã kiểu trượt phải có khả năng khóa vào dây cứu sinh thẳng đứng cho dù dây cứu sinh căng hay chùng.

+ Nếu bộ hãm rơi ngã kiểu trượt được lắp với một cơ cấu mở, bộ hãm

phải được thiết kế sao cho nó chỉ có thể tháo được ra dây cứu sinh thẳng đứng bằng ít nhất hai thao tác bằng tay liên tiếp có chủ ý. Khi khớp vào dây cứu

sinh thẳng đứng, cơ cấu mở này phải được thiết kế để khoá tự động do hoạt động của một cơ cấu khố sao cho, khi sử dụng bình thường, bộ hãm rơi ngã kiểu trượt không thể tách ra khỏi dây cứu sinh thẳng đứng ngoài ý muốn.

Hình 3.1: Hệ thống chống rơi ngã cá nhân

Nguồn: Tác giả 3.2.1.2. Sử dụng thang

Lắp đặt lồng bảo vệ đối với thang đứng khi độ cao vượt quá 3m

Khi leo thang lên xuống phải tuân thủ quy tắc 3 điểm tiếp xúc (2 chân 1 tay và 2 tay 1 chân).

Khi lên xuống phải hướng mặt về phía thang và khơng được mang vác vật tư hay dụng cụ. Khu vực xung quanh chân thang khơng có chất gây trượt và các rủi ro vấp ngã.

Lắp đặt chiếu nghỉ ở các độ cao thang cách nhau lần lượt từ 10-12m, để nghỉ ngắn phục hồi sức khỏe.

Hình 3.2: Lắp đặt lồng bảo vệ đối với thang đứng và tuân thủ quy tắc 3 điểm khi leo thang

Nguồn: Tác giả 3.2.1.3. Lắp đặt rào chắn, lan can cứng.

Rào chắn được lắp đặt cho các hố đào, hố sau, cảnh báo các lỗ mở.

Hình 3.3: Lắp đặt rào chắn bảo vệ chân cẩu

Lắp đặt lan can cứng tại các rìa mép biên, lổ mở, lối đi lại, hoặc xung quanh khu vực có cơng việc đang làm trên cao và các khu vực tương tự khác.

Hình 3.4: Lắp đặt lan can trên gơng cẩu tháp

Nguồn: Tác giả

3.2.2. Giải pháp an toàn điện

Các tủ điện, tác giả áp dụng hệ thống theo dõi Th LOTO (LOG OUT, TAG OUT) treo trên tủ điện như: th xanh được phép sử dụng, th vàng cảnh báo đang sửa chữa, th đỏ là mức nguy hiểm tuyệt đối không được sử dụng.

Tủ điện phải có 2 cánh, cánh bên trong thường khóa và cánh ngồi chỉ đóng và khơng khóa để ngắt Aptomat nhanh chóng trong trường có sự cố về

điện. Trên cửa tủ có sơ đồ mạch điện, cảnh báo nguy hiểm và thông tin liên lạc thợ điện trong trường hợp khẩn cấp. Mỗi mạch điện đều được dán nhãn rõ ràng và có một bảng sơ đồ phân phối mạch điện được đặt tại mỗi tủ phân phối.

Hình 3.5: Tủ điện thiết bị nâng

Nguồn: Tác giả

Sau khi kiểm tra tủ điện, nếu tình trạng tủ điện đạt yêu cầu sẽ dán tem theo mã màu của tháng đó và ký tên người kiểm tra đo điện lên tem màu.

Bảng 3.3: Bảng màu tem an toàn cho sử dụng theo tháng

Các thiết bị bảo vệ chống giật như thiết bị dư dòng RCD, thiết bị chống rò tiếp đất ELCB được lắp đặt cho các tủ với các định mức như sau:

 Lựa chọn 1: Giá trị dòng rò cài đặt là 75mA – thời gian trễ là 100mS.

 Lựa chọn 2: Giá trị dòng rò cài đặt là 100mA – thời gian trễ là 50mS.

 Lựa chọn 3: Giá trị dòng rò cài đặt là 300mA – thời gian trễ là 20mS.

 Lựa chọn 4: Giá trị dòng rò cài đặt là 500mA – thời gian trễ là 0.0mS.

Hình 3.6: Cài đặt giá trị dịng rị cho tủ điện thiết bị nâng

Nguồn: Tác giả

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả an toàn trong lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp tại công ty cổ phần tập đoàn đầu tư xây dựng ricons (Trang 109 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)