6. Kết cấu luận văn
1.5. Tổng quan về quản lý rủi ro
1.5.4. Các bước nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
1.5.4.1. Phân nhóm khảo sát rủi ro
Phân nhóm khảo sát rủi ro là tiến hành khảo sát rủi ro theo từng nhóm cụ thể để đánh giá mức độ nguy hiểm đang, sẽ và có thể xảy ra để từ đó xây dựng những biện pháp kiểm soát rủi ro để thực thi công việc một cách hiệu quả nhất, an toàn nhất, nhằn tránh gây tai nạn cho con người, hư hại tài sản, thiết bị và tổn hại môi trường.
Có nhiều cách để phân nhóm rủi ro như sau:
- Thời gian: Tần suất xảy ra các mối nguy hại, tần suất nguy hiểm tỉ lệ thuận với những mối nguy hiểm trong cơng việc đó.
- Dây chuyền cơng nghệ, máy móc, thiết bị (máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ như: thiết bị nâng, thiết bị áp lực,…
Các yếu tố nguy cơ:
- Yếu tố chấn thương cơ học.
- Yếu tố gây nguy hiểm về điện, tĩnh điện gây điện giật, bỏng, cháy nổ.
- Yếu tố gây nguy hiểm về nhiệt cháy bỏng, cháy (ngọn lửa, tia lửa, vật nung nấu, nấu chảy, hơi khí nóng…
- Yếu tố gây nguy hiểm về hóa (các chất độc thể rắn, lỏng, khí gây nhiễm độc cấp tính, bỏng).
- Yếu tố nguy hiểm nổ.
1.5.4.2. Nhận diện mối nguy hiểm và xác định mức độ rủi ro
Bất cứ cái gì, điều gì có thể gây thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường đều là nguy hiểm.
Xác định mức độ rủi ro tức là xác định mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra.
- Mức độ nguy hiểm: là hậu quả gây ra bởi một sự cố hoặc tai nạn nào đó. - Tần suất nguy hiểm tỉ lệ thuận với lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc hoặc những mối nguy hiểm trong trong cơng việc đó.
1.5.4.3. Đặt ra hàng loạt câu hỏi thường dùng trong đánh giá rủi ro
Để ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết thường sử dụng các câu hỏi: Ai làm? Làm gì ? Khi nào ? Tại sao? Và làm như thế nào? (Who? What? When? Why? How? ).
Trả lời thấu đáo các câu hỏi What, When, Why, How có nghĩ là chúng ta phân tích sự cố mộ cách toàn diện và sẽ tránh được các sự cố xảy ra hoặc giảm thiệt hại tới mức thấp nhất nếu xảy ra sự cố.
1.5.4.4. Xác định cấp độ kiểm soát rủi ro
Mức độ kiểm soát rủi ro sẽ phụ thuộc vào năng lực kiểm soát rủi ro của mỗi doanh nghiệp.
Thơng thường có 5 cấp độ để kiểm soát rủi ro.
Các cấp độ có thể khác nhau, nhưng chúng ta nên tuân theo các mức độ ưu tiên sau để lựa chọn hình thức phù hợp với mỗi bước tiến hành công việc.
Sơ đồ 1.2: Thứ tự ƣu tiên của các nhóm biện pháp quản lý rủi ro
Nguồn: Tác giả
- Loại trừ: Trong năm nhóm biện pháp thì loại trừ là biện pháp được ưu tiên nhất vì nó mang lại hiệu quả triệt để, loại bỏ hồn tồn các yếu tố có khả năng tạo ra mối nguy hiểm cho con người, đem lại môi trường làm việc an toàn nhất.
- Cách ly, thay thế: Trong điều kiện sản xuất thực tế không phải lúc nào cũng có thể loại trừ triệt để các yếu tố nguy hiểm. Khi đó chúng ta phải nghĩ đến giải pháp cách ly mối nguy hiểm ra khỏi khu vực làm việc nhằm tránh tiếp xúc với chúng.
- Giải pháp về kỹ thuật: Cấp quản lý thứ 3 là áp dụng các biện pháp về kỹ thuật để quản lý, giảm thiểu rủi ro, có thể là các giải pháp về cơ cấu điều khiển và phanh hãm, thiết bị và cơ cấu phòng ngừa hay thiết bị an toàn, … để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ người lao động chủ động hơn.
- Giải pháp về công tác tổ chức: Cấp quản lý thứ 4 là cấp sử dụng mọi biện pháp tổ chức để có thể quản lý được rủi ro, gồm cả việc tổ chức nhân lực, tổ chức hiện trường, hệ thống biển báo, tín hiệu cảnh báo nguy hiểm.
- Phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBCVN): là cấp quản lý cuối cùng cho người lao động, khi mọi biện pháp đều không thể áp dụng. Hiệu quả bảo vệ người lao động của phương tiện bảo vệ cá nhân tương đối thấp vì thế đây được coi là biện pháp bổ sung, mang tính thụ động và ln là sự lựa chọn
cuối cùng trong khi tất cả các sự lựa chọn trên được xem xét và tiến hành, được dùng như biện pháp bảo vệ sau cùng.
1.5.4.5. Lập bảng đánh giá rủi ro
Bảng đánh giá rủi ro phải được ghi lại một cách rõ ràng cho từng công việc, thời gian cũng như địa điểm thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần ghi lại những nguy hiểm hiện hữu hoặc tiềm ẩn có thể tác động tới q trình tiến hành cơng việc. Những tác động đó gây ra ở mức độ nào, đối tượng bị ảnh hưởng. Bảng đánh giá rủi ro cũng cần nêu rõ tên những người đã tham gia quá trình đánh giá cũng như người có thẩm quyền phê duyệt…
Tiểu kết chƣơng 1
Nghiên cứu về đánh giá và quản lý rủi ro trong xây dựng đã được thực hiện, nghiên cứu áp dụng cho nhiều loại hình dự án, đối tượng, sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật bởi các nhà khoa học trên thế giới và đã đạt được những kết quả và thành tựu nhất định. Tại Việt Nam, mặc dù đã có những nghiên cứu về đánh giá và quản lý rủi ro, tuy nhiên hiệu quả quản lý rủi ro về an toàn tại các dự án là chưa đủ tốt, theo báo cáo về tình hình tai nạn hằng năm thì tai nạn lao động của lĩnh vực xây dựng vẫn luôn là cao nhất so với các lĩnh vực khác và ngã cao vẫn là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các vụ tai nạn. Cơng tác an tồn lao động trong lĩnh vực xây dựng nói chung và trong thi cơng xây dựng nhà cao tầng nói riêng đang ngày càng trở thành vấn đề cấp bách của toàn xã hội. Việc xây dựng các biện pháp quản lý vấn đề này còn nhiều hạn chế và bất cập. Chính vì thế, nghiên cứu này sẽ đánh giá thực tế cơng tác an tồn vệ sinh lao động lắp dựng, vận hành và tháo dỡ cần trục tháp, để từ đó đưa ra được một giải pháp chung mà các công trường xây dựng nói chung tại địa bàn Hà Nội đều có thể áp dụng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC LẮP DỰNG, VẬN HÀNH VÀ THÁO DỠ CẦN TRỤC THÁP TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN ĐẦU TƢ
XÂY DỰNG RICONS