Kết cục và thỏa thuận về vấn đề TriềuTiên

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 36 - 41)

Ngay từ đầu tháng 2 năm 1895, trước sự tấn công ồ ạt và giành thắng lợi của quân Nhật Bản, chính quyền nhà Thanh cảm thấy bị đe dọa thật sự, rất lo sợ và quyết định cầu hòa với Nhật Bản nhằm kết thúc chiến tranh. Nhật Bản lúc này cũng thấy rõ nếu tiếp tục cuộc chiến cũng khơng đạt được lợi ích gì hơn nên cũng quyết định đi đến giảng hòa. Ngày 17/2/1895, hai bên Trung Quốc và Nhật Bản quyết định bước vào đàm phán, ký kết Hiệp ước Shimonoseki (hay còn gọi là Hiệp ước Mã Quan).

Ngày 14/3, Lý Hồng Chương cùng con trai là Lý Minh Phương và cố vấn người Mĩ Côsuta đến Mã Quan nước Nhật để tiến hành đàm phán. Trong suốt quá trình diễn ra đàm phán Lý Hồng Chương nhiều lần xin giữ thể diện cho nhà Thanh, nhưng phía Nhật Bản không hề chú ý, dọa sẽ cho tiếp tục chiến tranh và mặc sức đưa ra yêu sách của mình.

Trong bàn đàm phán, Nhật Bản với tư cách là nước thắng trận đã giành ưu thế hơn trong bàn đàm phán. Trung Quốc một mặt do thua trận, một mặt do tâm lý hoảng sợ, hèn yếu nên đã nhanh chóng rơi vào thế bị động và khuất phục. Trong thực tế diễn ra hội nghị, đã có một số cơ hội để Trung Quốc có thể tận dụng làm giảm thế bất lợi cho mình, nhưng phía Trung Quốc mà đại biểu là Lý Hồng Chương đã tỏ ra hèn kém nên đã để mất cơ hội. Đặc biệt là cơ hội ngày 24/4/1895, Lý Hồng Chương trên đường về khách sạn đã bị một tên cuồng sát người Nhật bắn bị thương ở mắt trái. Theo thông lệnh quốc tế, nhà cầm quyền Nhật Bản sẽ phải gánh chịu trách nhiệm nặng nề về việc Bộ

trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc bị sát thương. Và thực tế, một số nước đã lên tiếng khiển trách Nhật Bản. Dư luận này làm cho bọn thống trị Nhật Bản không khỏi lo lắng, phải nói rằng: “Khơng thểkhơng nhượng bộ những yêu

sách từ phía Trung Quốc” [7;29]. Tuy vậy, phái đồn của Lý Hồng Chương

khơng hề biết tận dụng thái độ và cơ hội này của Nhật Bản. Như vậy, có thể thấy ngay từ đầu phái đoàn Trung Quốc mất đi tiếng nói của mình trước Nhật Bản.

Ngày 1/4, cuộc đàm phán được tiếp tục và diễn ra cho đến hết ngày 17/4. Quá trình này chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: (Từ 1/4 đến 10/4) Chính phủ Nhật Bản dùng thủ đoạn để Lý Hồng Chương hoang mang. Trong phần nêu dự thảo hiệp ước, nội dung đã được nêu cao hơn rất nhiều lần so với thực tế mong muốn của Nhật Bản. Chính phủ Nhật Bản còn dùng rất nhiều thủ đoạn để đe dọa Trung Quốc, làm cho Lý Hồng Chương chỉ biết cúi đầu khuất phục, không dám dùng lý lẽ để đấu tranh nên cuộc hội đàm chưa giải quyết được vấn đề gì cụ thể.

Giai đoạn 2: (Từ 10/4 đến 17/4) Đại biểu Nhật Bản lên thực giá, gọi là “Điềukhoản sát nút”. Lúc này chính phủ Nhật Bản tuyên bố: “Lần này nước

Nhật đưa ra các điều khoản là hạ hết mức, khơng nói kì kèo, chỉ hai chữ đồng ý hoặc không mà thôi” [7;29]. Trước sự ngạo mạn này, Lý Hồng Chương có

tranh cãi đơi điều nhưng chỉ là thấp giọng cầu xin. Trong tâm lý của Lý Hồng Chương lúc này đã muốn nhà Thanh nhanh chóng nhượng bộ trên bàn hội nghị. Ngày 13/4, ông gửi điện về nước nói rằng: Y đằng bảo rằng, “Nhật đã

cho 30 tàu chiến đến vịnh Đại Liên, ngày mai sẽ dốc thúc binh lính tiếp tục tiến” [7;30]. Thực tế khi viết những lời lẽ đó, Lý Hồng Chương đã rất hiểu

đây chỉ là những lời đe dọa từ phía Nhật, nhưng cố tình khơng giải thích gì thêm cho triều đình Mãn Thanh. Điều này chứng tỏ Lý Hồng Chương đã đạt được. Ngày 15/4, ông nhận được chiếu chỉ từ triều đình Mãn Thanh: “Nếu

Ngày 17/4, Hiệp ướcMã Quan đã chính thức được hai nước đặt bút ký tại lầu Xuân Phàm ở Mã Quan.

Hiệp ước Mã Quan có 11 điều khoản chính, có phụ lục “điều ước

riêng” và “Những điều chuyên môn của hiệp ước”. Nội dung chủ yếu gồm các

khoản chính sau đây:

1. Trung Quốc thừa nhận Triều Tiên hồn tồn độc lập, thốt khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc (trên thực chất là ở trong vòng ảnh hưởng của Nhật Bản).

2. Trung Quốc cắt nhượng bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, Bành Hồ và các đảo phụ cho Nhật.

3. Bồi thường chi phí chiến tranh cho Nhật Bản 200 triệu lạng bạc, chia làm 8 phần, nộp trong 7 năm phải xong.

4. Xóa bỏ hết các hiệp ước bất bình đẳng từ trước giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

5. Trung Quốc mở các cửa khẩu sông ở Trường Sa, Trùng Khánh, Tô Châu, Hà Châu để thông thương. Nhật Bản được lập các công xưởng ở các thương khẩu, hàng hóa làm ra được miễn các loại thuế, Nhật Bản có thể lập kho ở đất Trung Quốc để cất chứa hàng hóa [19;234].

Như vậy, nội dung của Hiệp ước Mã Quan đã đánh dấu thêm một bước về việc chủ nghĩa đế quốc áp bức Trung Quốc, biến Trung Quốc thành một nước có chế độbán thuộc địa. Theo đó, quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc đặt vào một hồn cảnh mới có lợi rất nhiều cho Nhật Bản mà hại nhiều cho Trung Quốc. Hiệp ước quy định nhà Thanh phải thừa nhận Nhật Bản bảo hộ Triều Tiên khiến Nhật Bản thực hiện được ước mơ mở rộng địa bàn đã ấp ủ hơn 20 năm qua, biến Triều Tiên thành bàn đạp vững chắc để xâm lược Trung Quốc.

Hiệp ước quy định khoản tiền bồi thường chiến tranh rất lớn, cộng với số tiền chuộc bán đảo Liêu Đơng thì lên tới 230 triệu lạng bạc, tương đương 3 lần số tiền nhà Thanh thu được trong 1 năm. Nhà Thanh để có được số tiền đó, ngồi việc vơ vét của nhân dân ra cịn phải vay nợ nước ngồi. Đây là dịp

để các cường quốc đế quốc biến thành chủ nợ của Trung Quốc, từ đó tiến hành khống chế cướp đoạt Trung Quốc một cách dễ dàng hơn.

Hiệp ước cho phép Nhật Bản lập nhà máy trên đất Trung Quốc, đồng nghĩa với việc chấp nhận cho các cường quốc phương Tây có được đặc quyền này. Sau chiến tranh, các cường quốc tranh nhau đến Trung Quốc mở nhà máy, xây dựng xí nghiệp, đường sắt, trực tiếp cướp đoạt tài nguyên và sức lao động của Trung Quốc, chèn ép nền công thương nghiệp dân tộc Trung Quốc trưởng thành, cản trở sức sản xuất trong nước phát triển.

Việc mở cửa 4 thương cảng mới và đặc quyền trên sông khiến cho các nước đế quốc xâm nhập được vào lưu vực sông Trường Giang rộng lớn, lại được trực tiếp cướp đoạt tài nguyên, tiêu thụ hàng hóa.

Hiệp ước quy định việc cắt đất, không những làm Trung Quốc mất đi những vùng chiến lược quan trọng mà còn làm cho nhân dân Đài Loan bị Nhật Bản thống trị theo chế độ thực dân.

Tóm lại, cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) là sự thể hiện đỉnh cao của sự mâu thuẫn trong quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX. Điều này cho ta thấy Nhật Bản đã thực hiện được một cách trọn vẹn mục đích của mình trong chính sách ngoại giao xâm lược của mình. Sau chiến tranh, chính phủ Nhật bản khẳng định được địa vị về chính trị, kinh tế ở châu Á và cả trên thế giới. Cịn Trung Quốc thì suy sụp hồn tồn. Kết cục này làm cho quan hệ giữa Trung Quốc – Nhật Bản khơng cịn ở thế ngang hàng như thời gian trước.

Như vây, Nhật Bản đã giành được một vị thế mới trong sự bang giao với Trung Quốc. Còn Trung Quốc nhanh chóng trở thành thân phận phụ thuộc, bị tư bản Nhật Bản mặc sức bó lột, vơ vét và thống trị. Thực tế chiến tranh Trung – Nhật đã làm cho quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản đi vào một thời kì mới và có tính chất hồn tồn mới. Nó khơng cịn là đối đầu, căng thẳng và quyết liệt nữa mà đã là quan hệ phụ thuộc giữa một nước đế quốc và một nước thuộc địa. Kết cục quan hệ ngoại giao này không chỉ gây xáo trộn ở

Trung Quốc và Nhật Bản, mà cịn làm thay đổi rất lớn tình hình châu Á giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nó cũng báo hiệu cho một thời kì mới trong quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX.

Tiểu kết chương 2

Từ năm 1875, trở đi quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên đã thực sự đứng trước một cuộc chiến tranh. Nhật Bản tăng cường sự đẩy mạnh hoạt động ở Triều Tiên, cố ý gây chuyện lấy cớ để cho quân đội tiến vào vùng đất này. Bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng về quân đội, hải quân sãn sàng cho một cuộc chiến tranh, chính quyền Nhật Bản chỉ còn việc tuyên chiến với triều đình Mãn Thanh. Với quyết tâm cao nhất để giành lấy quyền lợi của mình thì triều đình phong kiến Mãn Thanh vẫn ung dung, không quan tâm về việc xây dựng lực lượng quân đội để bảo vệ phiên thuộc của mình.

Cuộc chiến tranh Trung – Nhật diễn ra và kết thúc với việc Nhật Bản giành thắng lợi. Trung Quốc ký vào Hiệp ước Mã Quan công nhận quyền lợi của Nhật Bản ở Triều Tiên đồng thời phải cắt 3 bán đảo Liêu Đông, Đài Loan, Bành Hồ cho Nhật Bản. Chiến tranh Trung – Nhật là đỉnh cao của mâu thuẫn về giải quyết vấn đề Triều Tiên ở cuối thế kỉ XIX.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 36 - 41)