Chiến tranh Trung – Nhật 1894

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 34 - 36)

Sau khi Hiệp ước Thiên Tân được ký kết giữa hai nước, các cuộc đàm phán của hai bên không đi đến một thỏa thuận nhất định về vấn đề Triều Tiên, mâu thuẫn trở nên gay gắt dẫn tới cuộc chiến tranh bùng nổ.

Ngày 18/9/1894, Thiên hồng Nhật Bản mới chính thức tuyên chiến, nhưng từ ngày 25/7/1894, hải quân Nhật Bản đã tập kích hạm đội ở ngồi khơi đảo HơTơ và lục quân Nhật đã tấn công quân Thanh ở Nha Sơn và Thánh Quan.

Ngày 1/8/1894, chính phủ Nhật Bản đặt bản doanh ở Hirơsima và đưa đại tướng Kawakami Sơrơku Phó tham mưu trưởng giữ trách nhiệm chỉ huy tác chiến. Đầu tháng 9, cánh lục quân thứ nhất của Nhật Bản do Yamagata đích thân chỉ huy đã tấn cơng Bình Nhưỡng và đánh bại đội qn chủ lực của nhà Thanh, sau hao ngày giao chiến. Để nâng cao khí thế, Thiên hồng Minh Trị, nội các chính phủ và quốc hội Nhật đã rời cả về đại bản doanh Hirơsima. Ngay sau đó, trong trận hải chiến ở Hồng Hải (Eo biển giữa Trung Quốc và Triều Tiên) vào ngày 7/9, hạm đội liên hợp của Nhật Bản dựa theo phương

pháp tác chiến cận đại của hải quân Anh đã đánh tan hạm đội Bắc Dương của nhà Mãn Thanh. Từ đó, Nhật chiếm lấy quyền khống chế trên mặt biển. Từ tháng 10, quân Nhật Bản thừa thắng đưa cánh lục quân thứ hai do Đại tướng Ơyama Iw chỉ huy vượt sông Áp Lục, chiếm bán đảo Liêu Đông, tấn công bán đảo Sơn Đông và Uy Hải Vệ rồi định thẳng đường uy hiếp luôn Bắc Kinh.

Cho đến tháng 3/1895, quân Nhật Bản đã nhanh chóng chiếm đóng hàng vạn căn cứ có ý nghĩa chiến lược quan trọng như: Lữ Thuận, Đại Liên (Thuộc bán đảo Liêu Đông), Uy Hải Vệ (thuộc bán đảo Đông Sơn) và đảo Bành Hồ. Quân nhà Thanh đến đây hoàn toàn tan rã rơi vào thế lúng túng, yêu cầu Nhật Bản được giảng hòa. Lúc này, chiến tranh đã diễn ra được 8 tháng, chính phủ Nhật Bản nhận thấy nếu kéo dài cuộc chiến cũng khơng có lợi gì cho Nhật Bản. Bởi vì Nhật Bản đã nhận định được tình hình lúc này như sau:

Thứ nhất, quân Nhật Bản đang tiến sâu vào nội địa Trung Quốc, cuộc chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc đang nổi lên rầm rộ, nguy cơ khó thể rút chân ra được.

Thứ hai, trang thiết bị của cả hải quân và lục quân Nhật Bản lúc này gần như cạn kiệt, “lính mệt, quân nhu thiếu”.

Thứ ba, Nhật Bản khi tiến quân vào nội địa Trung Quốc đã gây ra sự phản đối mạnh mẽ của các cường quốc khác.

Vậy, với ba lý do này, đồng thời đứng trước yêu cầu được giảng hòa của triều đình Mãn Thanh, chính phủ Nhật Bản đã đồng ý đi đến kết thúc cuộc chiến tranh.

Như vậy, cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) là biểu hiện cho việc thỏa thuận thất bại về việc giải quyết vấn đề Triều Tiên trong chính sách ngoại giao của cả Trung Quốc và Nhật Bản.

Như vậy, cuộc chiến tranh Trung – Nhật đã diễn ra trong vịn 8 tháng thì kết thúc (từ 7/1894 đến 3/1895) có thể thấy rằng đây là cuộc chiến thử sức và nỗ lực trong việc cận đại hóa của hai nước, đặc biệt về phương diện quân sự. Trước chiến tranh, dư luận phương Tây đều cho rằng Trung Quốc sẽ đè

bẹp “chú bé con” Nhật Bản một cách dễ dàng [20; 186]. Thắng lợi bất ngờ về phía Nhật Bản, về tinh thần cũng như về trang bị hơn hẳn quân đội Trung Quốc. Cịn triều đình Mãn Thanh chịu sự thất bại buộc phải đi đến ký kết Hiệp ước Mã Quan, đem lại rất nhiều quyền lợi cho Nhật Bản. Kết cục này không gây bất ngờ mà dường như được dự báo trước bằng sự chuẩn bị công phu về quân sự của Nhật Bản và bằng sự suy yếu, của triều đình phong kiến Mãn Thanh.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 34 - 36)