kỉ XX đến nay
Trong suốt những thập niên sau đó vấn đề Triều Tiên trong quan hệ Trung – Nhật đã không chỉ tác động và ảnh hưởng đến quan hệ hai nước, mà quan hệ quốc tế giữa Nhật Bản, Trung Quốc và các nước đế quốc Âu – Mĩ bị xáo trộn, chồng chéo và phức tạp. Các quyền lợi, phạm vi ảnh hưởng của các nước đế quốc cũng bị động chạm tới và để lại hệ lụy cho đến tận ngày nay.
Ngày 27 tháng 7 năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Tanaca, trình lên Thiên hồng một bản kế hoạch gồm có 4 bước thể hiện âm mưu bá chủ thế giới của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản như sau: 1- đánh chiếm Đông Bắc Trung Quốc; 2- độc chiếm Trung Quốc; 3- làm chủ châu Á; 4- bá chủ toàn cầu [19; 283]. Qua bản tấu trình, thể hiện âm mưu xâm chiếm đầu tiên vẫn là Trung Quốc để từng bước thực hiệm mưu đồ bá chủ thế giới. Một lần nữa Trung Quốc lại phải đứng trước thảm họa xâm lược từ Nhật Bản.
Để thực hiện bước đầu theo kế hoạch, Nhật Bản thành lập Mãn Châu quốc đưa Phổ Nghi lên ngơi Hồng đế bù nhìn biến nơi đây thành thuộc địa của Nhật Bản. Năm 1935, quân Nhật từ Đông Bắc Trung Quốc đưa quân vào chiếm 22 huyện thuộc miền đơng tỉnh Hà Bắc và địi đặt tỉnh Hoa Bắc dưới sự chỉ đạo của Nhật Bản và đề ra 3 nguyên tắc trong chính sách đối với Trung Quốc: Trung Quốc phải đình chỉ mọi hoạt động chống Nhật, hủy bỏ chính sách dựa vào Anh, Mĩ; Trung Quốc phải công nhận Mãn Châu quốc, thực hiện hợp tác kinh tế Trung – Nhật – Mãn; Trung – Nhật phòng thủ chung. Đáp lại sự yêu cầu trắng trợn của Nhật Bản, Trung Quốc khơng thừa nhận tồn bộ 3 ngun tắc, cũng khơng phản đối tồn bộ 3 ngun tắc đó của Nhật Bản. Âm mưu xâm lược của Nhật Bản lại thách thức Trung Quốc, buộc Trung Quốc đứng trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh tất yếu bùng nổ.
Ngày 7/7/ 1937, quân đội Nhật Bản đã gây ra sự kiện ở Lư Câu Kiều (Bắc Kinh), tấn công quân đội Trung Quốc, mở rộng cuộc chiến tranh xâm
lược ra phạm vi toàn lãnh thổ Trung Quốc. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật lần thứ hai bùng nổ.
Tháng 9 năm 1939, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu sau đó lan rộng ra cả chiến trường châu Phi và châu Á – Thái Bình Dương cuộc chiến tranh có quy mơ lớn nhất lịch sử. Lúc này, cuộc kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc đã gắn liền với Mặt trận thống nhất chống phát xít trên phạm vi tồn thế giới.
Trải qua 6 năm chiến tranh (1939 – 1945), qua các giai đoạn cam go quyết liệt, quan hệ quốc tế chuyển biến phức tạp, Đồng minh chống phát xít hình thành đã dẫn đến thắng lợi cuối cùng vào năm 1945. Cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc kéo dài tới 8 năm (1937 -1945) với biết bao sự hi sinh, tổn thất đã kết thúc thắng lợi.
Như vậy, cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1937 – 1945), nằm trong kế hoạch “Nam tiến” của Nhật Bản nhằm phục vụ mục tiêu xâm lược thuộc địa của mình. Cũng gần giống như thuyết “Chinh Hàn” đối với Triều Tiên, Nhật Bản phải gạt bỏ và giành quyền lợi của mình ở Triều Tiên trong thuyết “Chinh Hàn” và biến Trung Quốc thành thuộc địa theo kế hoạch “Nam tiến”.
Sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, tưởng chừng như các vấn đề mâu thuẫn được giải quyết, không những thế các cuộc đối đầu của các cường quốc lớn vẫn tiếp tục, lúc này vấn đề về bán đảo Triều Tiên lại nóng lên hơn bao giờ hết.
Bán đảo Triều Tiên gồm Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc. Đây được coi là một trong những điểm nóng tại khu vực Đơng Bắc Á. Như đã trình bày, từ giữa thế kỉ XX, bán đảo Triều Tiên luôn là tuyến đầu đối kháng và Chiến tranh lạnh giữa Đông và Tây, là nơi diễn ra cuộc đọ sức giữa các cường quốc Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên Xơ nhằm tranh giành ảnh hưởng và vai trị trong khu vực.
Sau khi chiến tranh Triều Tiên chấm dứt, Hàn Quốc ký kết hàng loạt hiệp định với Mĩ, đồng thời cũng tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị với
Nhật Bản. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX, được sự viện trợ của Mĩ và Nhật, nền kinh tế Hàn Quốc nhanh chóng phát triển. Cùng với sự lớn mạng về kinh tế, Hàn Quốc ngày càng tìm cách nâng cao ảnh hưởng về chính trị và quân sự ở khu vực Đông Bắc Á. Liên minh Hàn – Mĩ, Hàn – Nhật ngày càng được củng cố và thắt chặt hơn. Hàn Quốc cùng với Mĩ và Nhật Bản liên tục tiến hành các cuộc tập trận chung ở khu vực biển Hoa Đông và biển Nhật Bản.
Đối lập với Hàn Quốc, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên đứng trước mn vàn khó khăn, đặc biệt về năng lượng. Để phần nào bù đắp cho sự thiếu hụt về sức mạnh của mình, Cộng hịa Dân chủ nhân dân Triều Tiên buộc phải phát triển hạt nhân. Căng thẳng giữa Mĩ và Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên về vấn đề phát triển vũ khí của nước này và căng thẳng trong quan hệ giữa hai miền Triều Tiên làm cho tình hình an ninh khu vực ln trong tình trạng bất ổn.
Có thể nói, bán đảo Triều Tiên là một điểm nóng bất ổn tiềm tàng trong khu vực Đông Bắc Á không chỉ bởi hố sâu ngăn cách quá lớn giữa hai miền mà còn bởi vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên. Chính điều đó khiến cho Trung Quốc và Nhật Bản không thể khơng đứng ngồi cuộc. Xét về góc độ địa chiến lược, Triều Tiên đối với Trung Quốc và Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng, có thể so sánh với Mêhicô đối với Mĩ hay Trung Á đối với Nga. Xét về góc độ chính trị, khủng hoảng hạt nhân sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và quá trình xây dựng hiện đại hóa đất nước của Trung Quốc và Nhật Bản. Nếu Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên duy trì và kiên quyết theo đuổi vũ khí hạt nhân thì chắc chắn sẽ khiến cho Mĩ và đồng minh trong khu vực Đông Bắc Á là Nhật Bản và Hàn Quốc liên kết lại với nhau, thực hiện các biện pháp trừng phạt Triều Tiên hoặc có thể dẫn đến cuộc chạy đua hạt nhân trên bán đảo và khu vực.
Trong những năm gần đây, trong quan hệ Trung – Nhật, cả hai nước vẫn cạnh tranh nhau về quyền lãnh đạo khu vực. Cạnh tranh và nâng cao tầm ảnh hưởng của hai nước ở trên tất cả các lĩnh vực về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế và văn hóa đối với khu vực Đơng Bắc Á.
Trung Quốc và Nhật Bản cạnh tranh nhau quyết liệt trong bối cảnh giữa hai nước còn tồn tại nhiều vấn đề nhạy cảm của lịch sử để lại, cộng thêm với tranh chấp chủ quyền biển đảo cũng như việc thăm đền Yasukumi của đại diện chính phủ Nhật Bản, hiện nay chỉ cần một động thái nhỏ đến từ hai phía là có thể thổi bùng lên mâu thuẫn vẫn âm ỉ tồn tại bấy lâu nay giữa hai nước. Chẳng hạn, chỉ cần Trung Quốc cho tàu tiến vào vùng biển tranh chấp Senkaku (Điếu Ngư) là có thể làm nóng lên quan hệ Trung – Nhật hoặc Trung Quốc cho máy bay bay vào vùng trời gần khơng phận Nhật Bản là có thể làm cho Nhật Bản đề phịng cao độ. Trong khi đó, chỉ cần người đứng đầu chính phủ Nhật Bản đến thăm đền Yasukuni là có thể làm cho căng thẳng giữa hai nước đẩy lên cao, tình hình khu vực cũng theo đó mà nóng dần lên cùng với sự bất ổn về an ninh gia tăng. Căng thẳng thậm chs có thể được đẩy lên mức độ cao nếu một trong hai bên chủ động lợi dụng những vấn đề còn tồn tại giữa hai nước để thực hiện mục đích của mình. Minh chứng cho điều này là chuyến thăm đền Yasukuni hồi tháng 3/2013 của Thủ tướng Nhật Bản Shizo Abe, nhưng đây không phải là lần đầu người đứng đầu chính phủ Nhật Bản viếng thăm đền, vì trước đây nhiều Thủ tướng Nhật Bản đã làm điều này. Tuy nhiên, nó lại xảy ra vào thời điểm căng thẳng Trung – Nhật đang được đẩy lên cao do trước đó vào ngày 23/11/2013, Trung Quốc đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phịng khơng trên biển Hoa Đơng. Thực tế cho thấy, chuyến thăm đó đã gặp phải phản ứng quá mạnh mẽ từ phía Trung Quốc do Bắc Kinh muốn lợi dụng việc thăm đề Yasukuni của Thủ tướng Shizo Abe để hạ thấp uy tín cũng như gây mâu thuẫn và chia rẽ quan hệ của Nhật Bản với các nước khác. Kết quả là căng thẳng Trung – Nhật bị đẩy lên cao và khu vực bị cuốn vào những tranh cãi, phê phán giữa hai nước.
Có thể nói, với một người theo chủ nghĩa dân tộc như ơng Shizo Abe thì việc trỗi dậy của Trung Quốc vượt qua Nhật Bản là một điều khó chấp nhận. Thậm chí, ngay người dân Nhật Bản cũng không chấp nhận điều này bởi lẽ, với một dân tộc thơng minh, mạnh mẽ và có ý chí vươn lên như người Nhật cộng thêm với việc trong quá khứ Nhật Bản luôn vượt qua Trung Quốc trong những lần đối đầu (Chiến tranh Trung – Nhật trong những năm 1894-
1895 và 1937- 1945) thì việc đứng sau Trung Quốc trong thế kỉ XXI sẽ đánh vào niềm tự hào dân tộc của Nhật Bản. Với tinh thần tự tôn dân tộc, người Nhật sẽ vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh vị trí số 1 trong khu vực với Trung Quốc. Bên cạnh yếu tố về tinh thần dân tộc thì việc Trung Quốc trỗi dậy mạnh mẽ cịn đe dọa khơng chỉ đến lợi ích kinh tế, chính trị mà cịn đến cả an ninh của Nhật Bản.
Từ khi Shizo Abe lên làm thủ tướng lần thứ hai, ơng đã đưa ra chính sách ngoại giao mới mà một trong những nội dung của nó là tăng cường mối quan hệ với các nước ASEAN, tăng tầm ảnh hưởng của Nhật Bản đối với khu vực này đồng thời cũng muốn làm suy giảm vai trò của Trung Quốc đối với ASEAN.
Trong khu vực Đông Bắc Á, Trung quốc cạnh tranh mạnh mẽ với Nhât Bản trên mọi lĩnh vực để khẳng định vị thế cũng như để gia tăng tầm ảnh hưởng quốc gia. Một trong những biểu hiện của sự canh tranh về tầm ảnh hưởng trong khu vực này mà gây đến sự căng thẳng giữa hai bên hiện nay là về chủ quyền quần đảo Sekaku/Điếu Ngư như đã phân tích ở trên. Chính vì sự tranh giành vị thế và tầm ảnh hưởng trong khu vực đã dẫn đến việc các bên cương quyết không nhượng bộ nhau. Một trong những nguyên nhân cạnh tranh gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc ngoài về lợi ích kinh tế, chính trị hay vị trí chiến lược của vùng tranh chấp thì Nhật Bản và Trung Quốc còn tranh chấp với nhau vì niềm tự tơn dân tộc, vì thể diện quốc gia.Cả hai bên đều muốn khẳng định vị thế của nước mình trong khu vực, khơng muốn mình trở nên yếu thế hơn so với đối thủ. Thái độ cũng như cách ứng xử của mỗi nước khi tranh chấp nổ ra sẽ xác lập hình ảnh cũng như vị thế và tầm ảnh hưởng của nước đó đối với các nước khác trong khu vực. do vậy, kết quả của tranh chấp quần đảo Sekaku/Điếu Ngư giữa Nhật Bản và Trung Quốc như thế nào sẽ tác động đến tầm ảnh hưởng cũng như việc khẳng định vị thế của một trong hai nước trong khu vực. Nếu phần thắng thuộc về Nhật Bản thì nước này sẽ khẳng định được vị thế của mình trước Trung Quốc cũng như trong khu vực, cịn ngược lại, thì vị thế và uy tín của Nhật Bản sẽ bị giảm sút và
đương nhiên tầm ảnh hưởng đối với các nước khác trong khu vực cũng sẽ yếu đi vì khi đó tiếng nói của Nhật Bản khơng có trọng lượng.
Như vậy, cạnh tranh trong quan hệ Trung – Nhật tuy đã xảy ra từ lâu trong quá khứ, nhưng hiện nay vẫn chưa chấm dứt mà trái lại còn diễn ra rất mạnh mẽ và trở thành vấn đề có tính thời sự nóng bỏng ở trong khu vực Đơng Bắc Á, Đơng Nam Á khơng chỉ vậy cịn có tầm ảnh hưởng ra nhiều khu vực khác trên thế giới hiện nay. Đặc biệt về vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên như đã trình bày ở trên.
Tiểu kết chương 3
Trong quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cho thấy thắng lợi của Nhật Bản trong chiến tranh Trung – Nhật đã nói lên sự thành cơng của Duy tân Minh Trị trong việc cận đại hóa đất nước ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX, từ chính sách ngoại giao xâm lược của chính quyền Minh Trị thể hiện một cách rõ nét nhất trong việc Duy tân đất nước. Thành công trong tất cả mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục. Đặc biệt trong quân sự, chính quyền Minh Trị xây dựng một lực lượng quân đội, hải quân vững mạnh chính quy, hiếu chiến, từng bước phát triển trở thành chủ nghĩa quân phiệt hùng mạnh. Đồng thời cho thấy sự suy yếu và khủng hoảng của chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ, lạc hậu của triều đình Mãn Thanh.
Chiến tranh Trung – Nhật để hệ quả to lớn đối với Trung Quốc và Triều Tiên. Trung Quốc trở thành miếng mồi xâu xé của Nhật Bản đế quốc Âu – Mĩ. Nhà Thanh suy yếu, nhân dân khổ cực và biến thành một nước phong kiến truyền thống trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Triều Tiên cũng khơng nằm ngoại lệ đó, từ sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản, trực tiếp bị chủ nghĩa tư bản Nhật thống trị trên đất nước mình.
KẾT LUẬN
Cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, chia nhau phạm vi ảnh hưởng. Quá trình cạnh tranh quyền lợi, phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đã đưa đến những mối quan hệ quốc tế hết sức căng thẳng, chồng chéo và phức tạp. Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên giai đoạn cuối thế kỉ XIX, cũng là một trong những bộ phận của quan hệ quốc tế cũng như trong khu vực Đông Bắc Á thể hiện cho vấn đề này.
Từ những nhân tố tác động đến sự xuất hiện và diễn biến của mâu thuẫn , kết cục của vấn đề trong quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX là một minh chứng cho việc đối đầu giữa cái mới và cái cũ cụ thể rõ hơn chính là cuộc đối đầu giữa một bên duy tân và một bên thủ cựu ở trong thời gian này.
Mối quan hệ đối đầu giữa cái mới và cái cũ này mặc dù xuất hiện muộn, nhưng mang tính đặc thù của khu vực nên quá trình diễn ra khá lâu và sức phức tạp. Không giống nhưđế quốc Mĩ thực hiện xâm lược Trung Quốc bằng con đường ngoại giao mua chuộc khôn khéo mà không mất một viên đạn hay một cử chỉ quân sự nào thì đế quốc Nhật Bản lại hoàn toàn ngược lại, sử dụng chính sách ngoại giao xâm lược bành trướng lãnh thổ và dùng sức mạnh quân sự và ý chí thép của mình để xâm lược chiếm vùng bán đảo Triều Tiên. Điều này đã đụng chạm đến lợi ích của Trung Quốc vì Triều Tiên đang là nước chư hầu của Trung Quốc mà Nhật Bản muốn chiếm Triều Tiên bằng những sức mạnh qn sự ấy. Chính vì điều này đã đẩy quan hệ Trung – Nhật giai đoạn cuối thế kỉ XIX vào một tình thế căng thẳng đối đầu. Diễn biến trong quan hệ của hai nước trở nên rất phức tạp và khó đi đến một thỏa thuận bình đẳng nào và dẫn đến cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).
Quan hệ Trung – Nhật về vấn đề Triều Tiên cuối thế kỉ XIX đó là cái kết cục yếu thế ln rơi về phía Trung Quốc. Trước đường lối quân sự mạnh của Nhật Bản, triều đình Mãn Thanh đã nhanh chóng tỏ ra yếu thế, đầu hàng,
sớm để cho Nhật Bản chiếm đoạt các quyền lợi ở bán đảo Triều Tiên. Nhật Bản đã thành công trong đường lối ngoại giao đối với Trung Quốc. Còn Trung Quốc từng bước bị đẩy vào tình cảnh phụ thuộc bị bóc lột bởi chính đế