Thắng lợi tất yếu của duy tân Minh Trị

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 45 - 48)

Sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895), Nhật Bản đã được nhìn nhận là một cường quốc ở châu Á. Điều này không những khiến cho Nhật Bản có một tư thế mới và có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thương lượng với các nước phương Tây để sửa đổi các hiệp ước bất bình đẳng mà cịn khiến cho nhiều nước tư bản phương tây đã lựa chọn và đặt quan hệ liên minh với Nhật Bản. Cũng từ đây, với tư cách là một cường quốc, Nhật Bản đã tích cực tham gia vào cơng cuộc xâu xé, tranh giành quyền lợi ở Trung Quốc với nhiều nước tư bản Âu – Mĩ khác.

Chiến thắng này đã chứng minh sự thành công to lớn của cuộc Duy tân ở Nhật Bản. Đặc biệt trong lĩnh vực chính trị ngoại giao. Tất cả các quốc gia trên thế giới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời Minh Trị lúc nào cũng được phân định rõ ràng thành hai hạng chủ yếu với hai cách cư xử cũng khác nhau. Hạng thứ được coi trọng và đối xử ngang hàng, bình đẳng, có thể là đồng minh, nhưng cũng có thể là đối thủ, đó chính là các cường quốc tư bản. Còn hạng thứ hai là các nước, các dân tộc nhỏ yếu lạc hậu ở châu Á – Thái Bình Dương bị đối xử rất bất công và các nước này đều trở thành đối tượng xâm lược, chinh phục của Nhật Bản. Trong tư duy thứ bậc của giớ cầm quyền Nhật Bản, các quốc gia dân tộc thuộc thứ hạng thứ hai được xem như là một thứ bàn đạp để Nhật Bản đạt được mục đích vươn lên giành địa vị có lợi hơn trong mối quan hệ với các quốc gia thuộc hạng thứ nhất.

Chính sách ngoại giao hướng tới phương Tây trong đối ngoại của Nhật Bản là một thay đổi rất mới mẻ, thể hiện rõ sự khác biệt giữa một Nhật Bản

đã cận đại hóa với Nhật Bản của thời kỳ phong kiến trước đó. Từ chỗ xem Trung Quốc là trung tâm văn minh, là một mơ hình phát triển mẫu mực và mong muốn đạt được thế ngang hàng với Trung Quốc là cái đích vươn tới đối ngoại Nhật Bản trước Duy tân Minh Trị, nhưng bắt đầu bước sang thời kỳ Minh Trị thì Nhật Bản đã thay thế vị trí của Trung Quốc và biến Trung Quốc thành hạng đối xử thứ hai trong chính sách đối ngoại của mình. Đi cùng với sự thay đổi này là sự ra đời, phát triển của một học thuyết “thoát khỏi châu Á” có ảnh hưởng chi phối rất sâu sắc tới mọi đường lối, chính sách của Nhật Bản. Học thuyết này được ra đời chính thức ở Nhật Bản năm 1885, do Fukuzawa Yukichi (1835 – 1901) võ sĩ, nhà Lan học, khoa học tự nhiên, giáo dục, nhà tư tưởng khai sáng là một trong sáu nhà Đại giáo dục thời kỳ Minh Trị. Trong Thuyết thoát Á, ông cho rằng “chừng nào Nhật Bản còn giữ mãi truyền thống

và phong tục châu Á thì nền độc lập của đất nước không thể giữ được” . Nhật

Bản chỉ “cùng tiến cùng thoái với các nước văn minh phương Tây” thì mới có thể n tâm mà trưởng thành được [2; 38].

Cũng theo học thuyết này vào thời điểm bấy giờ, với những thànhtựu đạt được trong công cuộc cải cách Minh Trị Duy tân thì Nhật Bản khơng nên và không cần thiết phải coi Trung Quốc là một đối thủ trong chính sách đối ngoại nữa, mà thậm chí cần vượt lên trên tầm ảnh hưởng của Trung Quốc để khơng cịn gì lo sợ Trung Quốc nữa, sau đó chỉ cịn sánh ngang hàng với các nước phương Tây, quay về bản sắc của mình, mở rộng quốc quyền ra bốn phía, chỉ cịn lo sợ các nước phương Tây, cũng chỉ cần giao thiệp với các nước phương Tây. Con đường thoát Á vươn lên sánh ngang hàng cùng các nước tư bản phương Tây của Nhật Bản thực hiện trong công cuộc Duy tân.Thể hiện rõ nhất ở chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa của Nhật Bản ở châu Á nói chung ở khu vực Đơng Bắc Á nói riêng cũng rất tàn bạo, dã man khơng kém gì chính sách của các nước phương Tây.

Chính sách bành trướng, xâm lược thuộc địa dưới thời kỳ Thiên hoàng Minh Trị là một thành cơng đáng kể, chính phủ Nhật Bản tiến hành cuộc

chiến tranh xâm lược ở nửa sau thế kỉ XIX. Cuộc chiến tranh có vai trị quan trọng đối với lịch sử Nhật Bản trong thời kỳ này là cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895) cho thấy chính ngoại giao sách xâm lược thuộc địa đều hướng về bán đảo Triều Tiên. Đánh dấu một mốc thành cơng mới của chính sách đối ngoại chính phủ Nhật Bản, đồng thời nó cũng là một mốc nấc thang phát triển mới của nước Nhật. Nhật Bản dần dần vươn lên vị trí ngang hàng, bình đẳng với các nước cường quốc Âu – Mĩ, và tiếp đó đã trở thành một cường quốc châu Á, nhất là với sự kế tiếp của chính sách đối ngoại của Nhật Bản thời Minh Trị ở các thời kỳ tiếp theo Nhật Bản đã vươn lên vị trí một cường quốc châu Á, và cuối cùng sau chiến tranh thế giới thứ nhất chính thức khẳng định vị trí là một trong ba cường quốc phát triển nhất của thế giới tư bản.

Tóm lại, thắng lợi của Nhật Bản trong việc cải cách duy tân đất nướclà một điều tất yếu phù hợp u cầu phát triển lịch sử lồi.Vì trong bối cảnh lúc đó các nước phương Tây đang ráo riết mở rộng tìm kiếm thuộc địa ở các nước phong kiến đang ở giai đoạn khủng hoảng. Nhật Bản đã nhìn nhận thấy cục diện của lịch sử kịp thời lựa chọn con đường xây dựng và phát triển đất nướcđể tránh khỏi họa xâm lăng. Bằng sự đầu tư trang bị vũ khí, khí tài quân sự đưa đến thắng lợi trong chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895), khơng những có nguy cơ trở thành thuộc địa mà Nhật Bản còn trở thành một nước đế quốc đi xâm chiếm thuộc địa ở khu vực Đông Bắc Á, trở thành nhà nước quân phiệt hiếu chiến ở Đông Bắc Á và châu Á – Thái Bình Dương.

Như vậy, chúng ta thấy được rằng thắng lợi trong duy tân đất nước của Nhật Bản thời Minh Trị, đặc biệt về chính trị ngoại giao đã có những tác động rất to lớn với quá trình phát triển của nước Nhật. Những tác động của chính sách này một lần nữa chứng minh tính đúng đắn, phù hợp của cơng cuộc duy tân đã thúc đẩy đưa đất nước ngày càng phát triển, đưa đất nước thoát khỏi thân phận trở thành một nước thuộc địa hay phụ thuộc, rút ngắn q trình cận đại hóa và khẳng định được vị thế của Nhật Bản trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)