* Nhật Bản
Nhật Bản đã xác định trước về một cuộc chiến tranh quân sự sẽ diễn ra giữa Nhật Bản và Trung Quốc, nên ngay từ sớm, Nhật Bản đã xúc tiến các hoạt động chuẩn bị cho chiến tranh. Năm 1883, Nhật Bản đặt kế hoạch trong vịng 8 năm sẽ đóng 42 tàu chiến. Ngân sách giành cho quân sự năm 1884 của Nhật chiếm 23% trong tổng ngân sách nhà nước, đến năm 1890 đã tăng lên 31% [7; 25]. Nhật Bản cũng ráo riết tuyên truyền cho chủ nghĩa xâm lược của mình ở cả trong và ngồi nước. Chính phủ Nhật Bản lập ra “Đông Phương
hiệp hội” với chủ trương tuyên truyền cho ý đồ Nhật Bản sẽ nắm bá quyền ở
vùng biển phía Đơng và khu vực Đông Á. Nhật Bản cũng chủ trương hợp nhất Nhật Bản và Triều Tiên thành một “Đại đông quốc”.
Để tránh sự can thiệp của đế quốc Anh, Mĩ vào tranh thủ sự giúp đỡ của hai nước này khi chiến tranh nổ ra, từ năm 1893, Nhật Bản đã xúc tiến mạnh các hoạt động đàm phán nhằm sửa đổi lại Điều ước Nhật – Anh (Điều ước bất bình đẳng ký kết trước đây). Hiệp ước mới nếu ký kết sẽ giúp Nhật Bản có thêm sự hậu thuẫn của đế quốc Anh khi bước vào cuộc chiến. Còn đối với đế quốc Mĩ, giai đoạn này tuy mâu thuẫn về quyền lực với Nhật Bản, nhưng với mong muốn đi sâu vào nô dịch Trung Quốc nên đã hứa giúp Nhật Bản.
Với Triều Tiên, Nhật Bản đã đưa ra yêu cầu xúc tiến việc “Cải cách
nền nộichính” nhằm tạo ra cơ hội cho quân đội Nhật Bản ở lại Triều Tiên một
cách hợp lệ và nhằm hướng chính phủ Triều Tiên phục vụ cho Nhật Bản. Ngày 20/08/1894, Nhật Bản đã buộc Triều Tiên phải ký kết một điều khoản hợp đồng tạm thời “NhậtBản – Triều Tiên”, chiếm quyền quản lý 2 đường sắt Seoul – Phú Sơn và Seoul – Ngân Xuyên cho Nhật Bản. Ngày 26/08/1894, Nhật Bản buộc Triều Tiên phải cung cấp tiện nghi quân sự và lương thực của quân đội Nhật Bản. Như thế, dần dần Nhật Bản đã hồn thành cải cách vĩnh viễn nền nội chính ở Triều Tiên.
Sát thời kì chiến tranh ở trong nước, Nhật Bản đã tiến hành trưng tập vốn để có tiền dốc vào chiến tranh. Chính phủ Nhật Bản đã phát hành cơng trái trong cả nước được hơn 200 triệu Yên [7; 26].
Việc Điều ước Nhật – Anh được ký kết tháng 7/1894 và việc Nhật Bản thi hành “Cải cách nội chính Triều Tiên” năm 1894, đã là các hậu thuẫn vững chắc cho Nhật Bản khi chiến tranh xảy ra. Với hai hậu thuẫn này, Nhật Bản sẵn sàng cho cuộc đối đầu bằng sức mạnh quân sự với Trung Quốc.
* Trung Quốc
Ở Trung Quốc, khi chiến tranh sắp bùng nổ, chính quyền Mãn Thanh khơng hề có bất cứ một hành động chuẩn bị nào mà còn tỏ ra vẻ ỷ lại và buông xuôiTừ Hi Thái Hậu, kẻ nắm thực quyền của triều đình Mãn Thanh lúc này đã không hề lo chuẩn bị cho lực lượng chiến đấu mà cịn tiêu một món
tiền lớn trong ngân sách xây dựng hải quân để xây dựng cơng trình Di Hịa Viên nhân kỉ niệm ngày sinh nhật của mình tròn 60 tuổi.
Lúc này trong nội bộ triều đình giữa Từ Hi Thái Hậu và Hoàng đế Quang Tự cũng đã xảy ra bất đồng lớn. Chia thành hai phe phái đối lập nhau, phe chủ chiến của Hoàng đế Quang Tự chủ trương đánh Nhật để giành lại quyền lợi của mình mà trước đó bị Nhật tước mất bởi hiệp ước Giang Hoa. Về phía Từ Hi Thái Hậu, đã thấy rõ nguy cơ mất đi quyền lợi của mình tại Triề Tiên, nhưng vẫn thản nhiên không chịu đầu tư trang bị cho cuộc chiến. Vì vậy, mọi trang bị cho hải quân đều bị ngừng lại. Tất cả những điều này thể hiện sự thối nát mục rỗng của triều đình Mãn Thanh, so với sự chuẩn bị của chính phủ Nhật Bản, thì có thể thấy khoảng cách và sự đối lập của hai bên là quá lớn và qua đó phần nào thấy được kết cục của cuộc chiến.