NhậtBản đẩy mạnh hoạt động ở bán đảoTriều Tiên

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 27 - 31)

Với những thuận lợi bước đầu trong công cuộc bành trướng ra bên ngoài, giới cầm quyền Nhật Bản nói chung, giới quân phiệt Nhật Bản nói riêng vơ cùng hào hứng. Lúc này, kế hoạch “Chinh Hàn” đã có điều kiện chín muồi để chính thức đi vào thực hiện.

Tháng 9/1875, chính phủ Nhật Bản đã dùng những chiếc tàu biển tối tân ngược dịng sơng tới Seoul – kinh đơ của Triều Tiên để xem động thái và phản ứng của Triều Tiên. Quân đội Triều Tiên đã nổ súng để cản lại. Lúc này Nhật Bản chỉ đợi có sự phản ứng này, nhanh chóng chớp thời cơ, phản kháng kịch liệt tới nhà cầm quyền Mãn Thanh. Lúc đó, Trung Quốc chưa có bộ ngoại giao, mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều giao cho cơ quan Tổng lí Nha Mơn (Nha trông coi mọi việc). Trước sự khiếu nại của Nhật Bản, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc đối thoại chất vấn giữa thuyền trưởng thuyền Nhật Bản và nhân viên của Tổng lý Nha Môn đã trả lời thẳng thừng rằng “Triều

Tiên tuy là phiên thuộc của Trung Hoa, nhưng Trung Hoa sẽ không chịu trách nhiệm về sự việc này, vì đó là việc riêng của Triều Tiên” [7;21].

Trước câu trả lời này, Nhật Bản khơng thể có được một cơ hội nào tốt hơn thế nữa, dựa vào ngay lời lẽ đó để buộc Triều Tiên phải tự nhận mình là nước độc lập. Đồng thời Nhật cũng nhanh chóng buộc Triều Tiên phải ký với mình Điều ước Giang Hoa (7/1876). Theo điều ước bất bình đẳng này, Nhật Bản được hưởng “Trị ngoại pháp quyền”, Triều Tiên phải chấp nhận mở 3 cửa biển; Phủ Sơn, Nhân Xuyên, Nguyên Sơn cho Nhật Bản và tư bản nước ngồi vào bn bán, đồng thời phải cơng nhận đặc quyền ngoại giao và quan thuế của Nhật Bản tại Triều Tiên. Lúc này, Tổng lý Nha Mơn Trung Quốc và triều đình Mãn Thanh mới nhận ra hậu quả lớn của sự nhu nhược, hèn kém

của mình. Nhật Bản do quỷ quyệt đã thắng Trung Quốc ngay từ một khe hở nhỏ. Còn Trung Quốc do khờ khạo, do hèn yếu và bạc nhược đã tự đặt mình vào thế yếu trước Nhật Bản [7; 21]. Tuy vậy, Trung Quốc cũng không dễ dàng chấp nhận Điều ước Giang Hoa (1876), lấy cớ Triều Tiên là nước phiên thuộc và đang chịu sự triều cống đối với Trung Quốc, nên khơng có quyền đơn phương kí kết điều ước với các nước khác Trung Quốc. Và thực tế, Điều ước Giang Hoa (1876) đã làm cho quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản vốn đã căng thẳng lại càng trở nên căng thẳng và đối đầu quyết liệt hơn.

Vào thời điểm này, trong triều đình Triều Tiên chia rẽ ra làm hai phái: một phái bảo thủ, thân nhà Thanh do nhiếp chính Taewongun (Viện Đại Quân) đứng đầu, chủ trương kháng cự đến cùng sự xâm lược của Nhật Bản. Một phái cải cách, thân Nhật do Kim Okkyun đứng đầu có chủ trương cần học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản và dựa vào Nhật Bản. Cả Trung Quốc và Nhật Bản đều ra sức củng cố, chi viện và đỡ đầu cho các phe phái của mình ở Triều Tiên.

Năm 1882, chính quyền Triều Tiên bất đồng, phái bảo thủ tổ chức dân chúng biểu tình bao vây cơng sứ của Nhật Bản ở thủ đô Seoul. Nhật Bản đã lợi dụng lập tức đưa quân vào Triều Tiên, hành động này làm cho mâu thuẫn giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng thêm sâu sắc. Để đáp trả lại hành động của Nhật Bản, lập tức triều đình Mãn Thanh cũng gửi quân tiến vào Triều Tiên hỗ trợ cho phái mình nhằm khơi phục thanh thế đã bị Nhật Bản giành lấy trong Hiệp ước Giang Hoa. Lúc này, cả hai lực lượng quân sự của Nhật Bản và của triều đình Mãn Thanh ở Triều Tiên đều đặt ở thế cầm cự, nhưng thực tế đều căng thẳng chờ đợi một thời cơ để gạt bỏ ảnh hưởng của đối thủ đối với Triều Tiên.

Để tiến thêm một bước tiếp theo trong quá trình thực hiện thuyết “ChinhHàn”, chính phủ Nhật Bản luôn kiện, thời cơ thuận lợi để luôn tranh thủ, chủ động tạo ra mọi điều đi đến thống trị Triều Tiên, gạt nhà Thanh ra khỏi địa bàn mà Nhật Bản vô cùng thèm khát này. Tháng 9/1884, nhân khi

nhà Thanh suy yếu do thua đế quốc Pháp trong chiến tranh Trung – Pháp (1884 – 1885) về vấn đề Bắc Việt Nam, Nhật Bản muốn tận dụng cơ hội này để gạt bỏ ảnh hưởng của nhà Thanh ra khỏi Triều Tiên. Chính phủ Nhật Bản đã dùng những thủ đoạn ngoại giao khôn khéo để lôi kéo Pháp giúp đỡ tài chính cho Nhật Bản hịng làm giảm thế lực của Trung Quốc tại Triều Tiên. Đồng thời, Nhật Bản cũng kích động phái cải cách ở Triều Tiên làm một cuộc chính biến (Chính biến Kơsin). Nhật Bản muốn thơng qua đó để dựng lên một chính phủ bù nhìn thân Nhật tại Triều Tiên nhằm phục vụ cho lợi ích xâm lược của mình.Điều này đã đẩy mẫu thuẫn của hai nước trở nên gay gắt.

2.1.2.Thái độ của triều đình Mãn Thanh

Việc ký kết Hiệp ước Giang Hoa rõ ràng làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Trung Quốc ở Triều Tiên.

Đây là điều ước bất bình đẳng khởi đầu cho quá trình khống chế Triều Tiên của Nhật Bản. Đứng trước âm mưu của các cường quốc phương Tây và Nhật Bản, Trung Quốc tất nhiên khơng thể khơng có hành động để bảo vệ quyền lợi của mình ở phiên thuộc phía Bắc của mình rơi vào sự chi phối của Nhật Bản. Vì vậy, triều đình Mãn Thanh đã khuyên Triều Tiên ký kết hiệp ước với các nước khác, để kiềm chế Nhật Bản.

Trước nguy cơ làm suy giảm quyền lợi và ảnh hưởng của mình, triều đình nhà Thanh áp dụng hàng loạt các biện pháp, như ép buộc Triều Tiên ký kết “Hiệp định thương mại đường thủy, bộ”, “Hiệp định biên mậu”, trong đó quy định “TriềuTiên là phiên thuộc của Trung Quốc, Trung Quốc có quyền xử

lý quan hệ ngoại giao của Triều Tiên”. Triều Tiên phải gọi Trung Quốc là

“Thượng Quốc” hoặc “Thiên Triều”, nhà Thanh phụ trách huấn luyện quân đội, đồng thời phái ủy viên thương mại và cố vấn tham gia công tác hải quan của Triều Tiên, ngấm ngầm thao túng chính trị Triều Tiên về mọi mặt chính trị, quân sự, ngoại giao, làm cho Triều Tiên càng ngày càng lệ thuộc và Trung Quốc. Nhật Bản cũng tích cực ứng phó với chính sách này của Trung Quốc, sau “Chính biến Giáp Thân”, lợi dụng khủng hoảng biên giới giữa Trung

Quốc với Nga, tháng 5 năm 1885, Nhật Bản ép nhà Thanh ký “Hiệp ước

Thiên Tân” có nội dung cam kết giữa hai bên:

1. Quân đội Nhật Bản và quân đội nhà Thanh đều phải rút ra khỏi Triều Tiên 2. Từ giờ về sau, mỗi khi bên nào muốn đem binh vào đất Triều Tiên phải thông báo cho nhau trước [3; 405].

Xét theo bề ngoài, “Hiệp ước Thiên Tân” là sản phẩm của sự thỏa hiệp và nhượng bộ trên cơ sở bình đẳng của cả hai phía Trung Quốc và Nhật Bản, nhưng nếuđọc kỹ, dễ dàng nhận thấy, điều khoản: “Trong tương lai nếu Triều

Tiên phát sinh biến cố lớn, một trong hai nước Trung – Nhật muốn phái quân đội đến Triều Tiên thì phải thơng báo cho nước kia biết trước” [3;405] hiệp

ước chỉ rõ, nhà Thanh thừa nhận quyền phái quân đội đến Triều Tiên của Nhật Bản giống như của Trung Quốc, nếu liên hệ, kết hợp với “Hiệp ước

Jemulpo” thì về bản chất, lúc này quan hệ tông phiên của nhà Thanh với Triều

Tiên đã chỉ còn là danh nghĩa. Trong thời gian này, do ý thức được thực lực của mình chưa đủ để tiến hành tranh chấp Triều Tiên một cách toàn diện với Trung Quốc, Nga và các cường quốc khác, lợi dụng thời gian tương đối hịa bình do “Hiệp ước Thiên Tân” mang lại, Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh cải cách, hồn thiện thể chế chính trị, phát triển kinh tế, quân sự, chuẩn bị giải quyết vấn đề Triều Tiên một cách triệt để.

Xét về tương quan lực lượng giữa Nhật Bản và Trung Quốc có ở Triều Tiên lúc bấy giờ thì có thể thấy, Hiệp ước Thiên Tân (1885) thực chất là một sự nhượng bộ lớn của nhà Thanh đối với Nhật Bản. Một lần nữa, nhà Thanh phải chịu một thế yếu hơn trước Nhật Bản. Bởi qua điều ước này, Nhật Bản nghiễm nhiên có quyền chia sẻ Triều Tiên, có quyền ngang hàng với Trung Quốc về mặt quân sự ở Triều Tiên. Theo các điều khoản trong điều ước đã ký kết, cả Nhật Bản và Trung Quốc đều phải cắt giảm quân sự, đều đi đến khống chế hành động của nhau. Nhưng thực tế, bên trong cả hai nước đều tiến hành chuẩn bị ráo riết nhằm tăng cường quân sự. Phía Trung Quốc đặc biệt chú ý xây dựng các hạm đội hải quân. Lực lượng quân đội nhà Mãn Thanh đóng ở

Triều Tiên do Viên Thế Khải chỉ huy cũng được tăng cường về cả số lượng và chất lượng. Về phía Nhật Bản, chính phủ cũng thi hành một loạt các cải cách quân sự, tích cực thao diễn quân đội và huấn luyện đổ bộ nhằm chuẩn bị chiến tranh đối ngoại.

Như thế, có thể thấy, với cả hai bên Nhật Bản và Trung Quốc, Triều Tiên đã như một quả cân để cả hai nước có thể mặc sức thi thố, thể hiện và cạnh tranh sức mạnh của mình. Cả Nhật Bản và Trung Quốc giai đoạn này đều coi Triều Tiên là miếng mồi, là cơ hội quan trọng để thực hiện loại trừ sức mạnh và ảnh hưởng của nhau. Vì vậy, vấn đề Triều Tiên đã làm cho quan hệ bang giao giữa hai nước cuối thế kỉ XIX trở nên mâu thuẫn gay gắt nguy cơ đữa tới cuộc chiến tranh là điều không thể tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)