Sau cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895) đã làm cho cả triều đình nhà Thanh và nhân dân Trung Quốc mất mát mọi bề. Các nước cường quốc Âu – Mĩ kẻ trước người sau tiến vào Trung Quốc, mượn danh nghĩa làm tô giới để biến nước này thành thuộc địa. Trung Quốc trở thành miếng mồi cho các nước đế quốcthi nhau xâu xé. Vấn đề này Nhật Bản không thể từ chối phần trách nhiệm đầu tàu của mình trong đó. Các nước đế quốc đã thấy cục diện thay đổi sau chiến thắng của Nhật Bản trước sự yếu thế triều đình Mãn Thanh trong chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).
Năm 1896, Nga được phép xây dựng đường sắt Mãn Châu, năm 1898, Nga lại yêu cầu thuê hai cảng Đại Liên và Lữ Thuận. Cùng với sự bành trướng của Nga, các nước đế quốc khác cũng đẩy mạnh xâu xé Trung Quốc. Năm 1897, Đức được quyền thuê Giao Châu, đặt đường sắt, khai mỏ và hưởng quyền ưu tiên kinh doanh bán đảo Sơn Đông, Pháp được quyền thuê Quảng Châu Loan, đầu tư xây dựng xe lửa Vân Nam và khai mỏ ở ba tỉnh Quảng Tây, Quảng Đơng, Vân Nam. Riêng Anh là nước có cơ sở từ trước nên giành được nhiều đặc quyền đặc lợi về buôn bán ở vùng hạ lưu sông Trường Giang, được quyền thuê Uy Hải Vệ, bán đảo Cửu Long, một phần Vân Nam...[18;84].
Trong khi các nước tư bản châu Âu và Nhật Bản phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Trung Quốc thì Mĩ chưa có khu vực nào trên lãnh thổ này. Để có thể len chân vào thị trường Trung Quốc, tháng 9/1899, Mĩ đưa ra “chính sách mở
cửa”. Nội dung của chính sách mở cửa bao gồm ba điểm chính:
Thứ nhất, hàng hóa của các nước phải theo chế độ thuế quan của Trung Quốc và do chính phủ Trung Quốc thu thuế.
Thứ hai, khơng can thiệp vào lợi ích của các nước giành được ở Trung Quốc. phải tôn trọng những điều kiện đã ký kết.
Thứ ba, trong mỗi khu vực ảnh hưởng của từng đế quốc, không được thu thuế cao đối với tàu bè và hàng hóa của các nước khác [18; 84].
Thực chất của chính sách mở cửa do Mĩ đề xướng là nhằm giữ Trung Quốc trong nguyên trạng, không cho phép các nước tư bản châu Âu và Nhật Bản mở rộng thế lực, tạo cơ hội để Mĩ có thể xâm nhập vào Trung Quốc. Về hình thức, triều đình Mãn Thanh vẫn tồn tại, nền độc lập vẫn được duy trì nhưng trên thục tế, lãnh thổ Trung Quốc đã bị chia thành nhiều khu vực ảnh hưởng.
Tóm lại, về mặt chính trị, cuộc chiến đã đẩy Trung Quốc từ địa vị một nước phong kiến có vị thế ở châu Á vào tình cảnh một nước bị bóc lột, chịu thân phận phụ thuộc. nó làm cho nhà nước phong kiến Mãn Thanh vốn đã mục nát nay càng thêm mục rỗng, tiến dần đến suy sụp hoàn toàn.
Về kinh tế, cái còn lại chiến tranh ở Trung Quốc là một nền kinh tế kiệt quệ và khơng lối thốt. Điều ước Mã Quan (1895) cho phép Nhật Bản cướp không của nhà Thanh 230 triệu lạng bạc, mà để có số tiền bối thường đó, chính phủ Mãn Thanh chỉ có con đường duy nhất là vơ vét của quần chúng nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, bằng phu phen tạp dịch. Chưa đủ, nhà Mãn Thanh cong phải vay mượn của nước ngồi, từ đó Trung Quốc tự trịng thêm vào cổ mình những ách nơ dịch và phụ thuộc mới từ phía các nước đế quốc.
Những cuộc xâm nhập của Nhật Bản vào Trung Quốc theo Hiệp ước Mã Quan đã là điều kiện quan trọng thúc đẩy nhanh q trình các nước tư bản bóc lột, cướp đoạt, thống trị Trung Quốc một cách gắt gao hơn. Trung Quốc mất nhiều chủ quyền, quan trọng hơn, các mạnh máu kinh tế trong nước đã bị tư bản nước ngoài nắm chặt và khai thác. Nền kinh tế Trung Quốc nằm trong sự kiểm soát nặng nề của các nước đế quốc, do đó khơng có điều kiện ngóc đầu lên được nữa.
Sau chiến tranh, đời sống nhân dân khổ cực, nền kinh tế kiệt quệ, xơ xác, lãnh thổ đất nước bị chia xẻ, dân tộc phải chịu nhiều áp bức, xâu xé của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới. Đó là thực trạng và hậu quả mà Trung Quốc phải gánh chịu sau chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).
Như vậy, việc Trung Quốc thất bại chứng tỏ sự thống trị của tư bản chủ nghĩa đang phát triển,con đường phong kiến mà Trung Quốc đã đến lúc mục nát đi đến suy vong. Trung Quốc trở thành một “chiếc bánh ngọt” của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với các đế quốc đã đưa đến sự bùng nổ phong trào Nghĩa Hịa Đồn cuối năm 1899 ở Sơn Đơng. Triều đình Mãn Thanh nhân cơ hội này đã ủng hộ cuộc khởi nghĩa nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của các nước thực dân phương Tây. Thế nhưng, khi liên quân các nước tràn vào, chính quyền phong kiến Trung Quốc run sợ đã quay lưng lại với nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và triều đình Mãn Thanh phải trả giá cho hành động của mình bằng việc ký điều ước bất bình đẳng Tân Sửu ngày 7/9/1901. Sự kiện này đánh dấu Trung Quốc chính thức trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến.
3.2.2. Đối với Nhật Bản
Đối với Nhật Bản, với tư cách là kẻ chiến thắng đã gặt hái được những kết quả hết sức to lớn mà chủ nghĩa tư bản Nhật đã mong mỏi từ rất lâu. Cái được của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản sau chiến tranh này đó là:
Bằng những nỗ lực của mình Nhật Bản đã gạt bỏ được ảnh hưởng của nhà Thanh ra khỏi Triều Tiên, mở ra một quá trình mới tạo điều kiện cho Nhật Bản để đi đến độc chiếm hoàn toàn bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản đã khoác được vào cổ nhà Thanh một ràng buộc phụ thuộc đó là hiệp ước bất bình đẳng Mã Quan, mà nội dung của nó đã giúp Nhật Bản vươn lên ngang hàng với các nước tư bản Âu – Mĩ trong cuộc chiến tranh đất đai ở Trung Quốc.
Sau chiến tranh, Nhật Bản đã bắt đầu sử dụng những cơ sở mới chiếm được để xâm nhập vùng Đông Bắc Trung Quốc, một vùng đất giàu khoáng sản mà chủ nghĩa tư bản Nhật đã thèm khát từ rất lâu.
Cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895) đã được coi là một trong những yếu tố quan trọng làm cho chủ nghĩa tư bản ở Nhật Bản được xác lập vững chắc sau chiến tranh.
Sau cuộc chiến, Nhật Bản có một cơ sở thuộc địa vững chắc, một số vốn giàu có (từ đền bù chiến tranh của Trung Quốc) và quan trọng hơn đã củng cố địa vị của mình ngang hàng với các cường quốc đế quốc phương Tây.
Tuy vậy, cũng phải thấy cuộc chiến tranh này cũng có tác động tiêu cực đến đất nước Nhật Bản. Khi nhận xét về các cuộc xâm lược Trung Quốc thời cận đại của các nước tư bản chủ nghĩa, Lênin cho rằng: “Để làm giàu cho
một đám nhà tư bản, các chính phủ tư sản đã tiến hành các cuộc chiến tranh liên miên, đã làm cho từng trung đồn binh lính phải bỏ mạng ở các nước nhiệt đới, khí hậu độc địa, đã làm phung phí hàng trăm triệu lạc bạc của nhân dân” [7; 32].
Thực tế cuộc chiến tranh này đã đem lại sự phát triển vượt bậc của chủ nghĩa tư bản Nhật Bản, làm giàu cho bọn tư sản, địa chủ và Thiên hồng. Cịn ngược lại, quần chúng nhân dân bị biến thành vật hy sinh để chủ nghĩa tư bản Nhật đạt được mục đích của mình. Trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895) số tiền chi phí cho quân sự Nhật lên tới 200 triệu yên, vượt hai lần tổng thu nhập hàng năm. Khoản tiền này khơng phải trích từ ngân sách quân sự của Nhật Bản mà phần lớn do nhân dân đóng góp nằng hình thức mua cơng trái qn sự, bằng tăng thuế, bóc lột sức lao động của nhân dân [7; 32].Vì thế, trong và sau thời gian chiến tranh, đời sống nhân dân Nhật Bản hết sức khổ cực, lầm than và điêu đứng. Đau đớn hơn rất nhiều người dân Nhật Bản đã phải bỏ mạng nơi chiến trường để đem lại quyền lợi cho giai cấp thống trị. Nhật Bản chiến thắng, nhưng Nhật Bản cũng phải trả một cái giá đắt đó là bằng xương máu, sức lực quá lớn của nhân dân mình để giành lấy chiến thắng đó.
Một điều ở trong cuộc chiến này mà chúng ta cần chú ý rằng, Nhật Bản giao chiến với Trung Quốc vì vấn đề tranh chấp quyền lợi ở Triều Tiên, nhưng đồng thời Nhật Bản cịn hướng tới một mục đích cao hơn là tạo ra một vận hội mới cho uy tín của Nhật Bản trên thế giới. Lúc đó, các nước phương Tây sẽ phải có cái nhìn mới đối với Nhật Bản, sẽ phải thấy Nhật Bản khác hẳn
Trung Quốc và khơng cịn là nước châu Á chậm tiến nữa. Từ đó, quyền lợi của Nhật Bản trên trường quốc tế khơng cịn thua thiệt mà được tôn trọng hơn rất nhiều. Nhật Bản chủ trương phân thắng bại với Trung Quốc để phương Tây khỏi nhầm lẫn Nhật Bản là một nước bình thường ở châu Á, từ đó châu Âu sẽ hiểu là khơng dẽ gì mà lấn át Nhật Bản như đã lấn át với Trung Quốc.
Như vậy, mục đích này của Nhật Bản đã thực hiện được một cách trọn vẹn. Sau chiến tranh, chính phủ Nhật Bản khẳng định được địa vị về chính trị, kinh tế ở châu Á và cả trên thế giới. Còn Trung Quốc chế độ phong kiến Mãn Thanh suy sụp hoàn toàn, bị các nước đế quốc xâu xé. Kết cục này làm cho quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản khơng cịn thế ngang hàng như thời gian trước nữa.