Thủ cựu và duy tân trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 41 - 45)

Nửa sau thế kỉ XIX, lịch sử thế giới chứng kiến về trình độ phát triển của các nước đế quốc Âu – Mĩ. Các nước tư bản phát triển mạnh mẽ, còn các nước phong kiến Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh, chế độ quân chủ bước vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực, nội bộ mâu thuẫn, đối ngoại đều thực hiện chính sách đóng cửa tuyệt giao với thế giới bên ngồi, trong khi đó, các nước tư bản ngày càng đạt được thành tựu to lớn nhờ vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất. Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống trên thế giới và phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, những nhu cầu tất yếu để các nước tư bản phát triển là đi xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm nguồn về tài nguyên, nguyên liệu, vốn, nhân cơng và thị trường.

Trong cùng bối cảnh đó, các nước phong kiến đang phải chứng kiến sự khủng hoảng trầm trọng của một hệ thống khơng cịn phù với giai đoạn phát triển của xã hội. Các triều đình phong kiến thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng để nhằm bảo vệ lợi ích thống trị của mình. Nội bộ rối ren, tranh giành quyền hành, quan lại thi nhau ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến việc triều chính, khơng thực hiện việc canh tân đất nước để trách khỏi họa xâm lược từ bên ngoài. Điều này chứng tỏ việc bị xâm lược của các nước đế quốc vào các nước có chế độ phong kiến khửng hoảng từ không tất yếu trở thành tất yếu cho việc xâm lược của các nước tư bản chủ nghĩa.Trở thành tâm điểm của các nước đế quốc muốn xâm lược.

Bên cạnh đó, một số nước đã nhận thấy muốn tránh khỏi nguy cơ bị xâm chiếm của các nước tư bản đó là phải canh tân đất nước, đưa đất nước phát triển mạnh, cần phải học hỏi theo phương Tây, đi theo phương Tây để tránh khỏi họa xâm lăng đó.

Như vậy, có thể giải thích khái niệm “thủ cựu, duy tân” theo cuốn Từ điển Tiếng Việt của Tác giả Vĩnh Tịnh, Nhà xuất bản Lao Động thì “thủ cựu” là bảo thủ, chỉ biết khư khư giữ lại cái cũ, không chịu tiếp thu cái mới; “duy

tân” là cải cách theo cái mới, làm theo cái mới.

Khu vực Đông Bắc Á đã từng chứng kiến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của những nền văn minh lớn thời trung đại, tiêu biểu nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Chế độ phong kiến ở đây đã phát triển tới đỉnh cao và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Quan hệ sản xuất kinh tế tư bản chủ nghĩa ở đây đã manh nha hình thành song bị chế độ phong kiến kìm hãm. Những mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc đã dẫn tới sự khủng hoảng của chế độ phong kiến, đẩy các nước châu Á vào vịng xốy khó khăn và khủng hoảng. Châu Á nói chung, khu vực Đơng Bắc Á nói riêng trở thành vùng đất màu mỡ có sức hút mạnh mẽ đối với các nước cường quốc Âu – Mĩ.

Trung Quốc, một nước rộng lớn, giàu tài nguyên và đông dân cư, sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước cường quốc phương Tây, đi đầu là Anh. Vào khoảng giữa thế kỉ XIX, Anh đã tiến hành cuộc Chiến tranh Nha phiến (1840 -1842), buộc triều đình Mãn Thanh phải ký Hiệp ước Nam Kinh (1842) với những điều khoản nặng nề. Với hiệp ước này, Trung Quốc từ một quốc gia độ lập, có chủ quyền đã dần bị biến thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. Theo chân Anh, các nước cường quốc cũng lần lượt nhảy vào Trung Quốc và bắt triều đình Mãn Thanh phải ký các hiệp ước bất bình đẳng. Trên cơ sở đó, các nước cường quốc phương Tây đẩy mạnh việc xâm nhập vào thị trường Trung Quốc, khiến nước này lệ thuộc nặng nề vào bên ngoài.

Trước sức ép từ bên ngồi như vậy, triều đình Mãn Thanh lại lựa chọn biện pháp đóng cửa để tự vệ. Đây là biện pháp mang tính thụ động, bảo thủ và khiến cho việc mất nước từ chỗ không tất yếu trở thành tất yếu. Với chính sách đóng cửa và thiển cận như vậy, triều đình Mãn Thanh đã bỏ qua cơ hội để canh tân, cải cách đất nước. Đám vua tôi, quan lại vẫn khư khư bám lấy tư tưởng Nho giáo lỗi thời, không chịu thay đổi và tiếp nhận cái mới, vẫn tự

nhận mình là Trung Quốc thiên triều và từ chối tiếp nhận những tư tưởng mới từ phương Tây. Chính điều đó đã khiến cho Trung Quốc vốn đã bị thụt lùi so với bên ngồi nay càng lâm vào khó khăn, khủng hoảng và đứng trước nguy cơ lớn bị xâm lược, thơn tính.

Có thể thấy, Trung Quốc, với tư cách là một quốc gia rộng lớn của thế giới ở vào thời điểm bấy giờ, dù vẫn có những bước đi của mình song đã tỏ ra quá chậm chạp và bị phương Tây bỏ lại phía sau trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, quân sự, giáo dục. Tại sao một quốc gia hùng mạnh, chưa từng chịu thua kém bất kỳ một quốc gia nào khác ở thời trung đại và có vùng lãnh thổ rộng lớn, dân cư đông lại dần suy yếu và bị thơn tính? Điều này có thể được phân tích ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng có thể thấy một trong những nguyên nhân cơ bản chính là việc đóng cửa và thực thi một chính sách ngoại giao lỗi thời của triều đình phong kiến Trung Quốc lúc bấy giờ. Nói cách khác, ở vào thời điểm đó, thời kỳ mà các nước cường quốc Âu – Mĩ bành trướng mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thời kỳ mà sức mạnh hải quân, những tiến bộ về kỹ thuậtđã xóa nhịa khoảng cách về không gian địa lý thì Trung Quốc lại ngược dịng lịch sử đóng cửa và thi hành một chính sách ngoại giao hạn chế bn bán với bên ngồi.

Trong cùng bối cảnh lịch sử đó, Nhật Bản, nước láng giềng của Trung Quốc cũng gặp phải khơng ít sức ép từ các nước phương Tây. Việc đóng cửa với bên ngồi một thời gian dài, cơ lập mình một cách phi tự nhiên đã khiến Nhật Bản bị tụt hậu nghiêm trọng so với thế giới. Hàng loạt các nước phương Tây đã đến gõ cửa Nhật Bản, gây sức ép đối với chính quyền Mạc phủ. Trước áp lực từ bên ngồi, khơng cịn cách nào khác chính quyền Nhật đã phải ký kết các hiệp ước với nhiều điều khoản bất bình đẳng, mở cửa các hải cảng để người nước ngồi vào bn bán và nhượng bộ với các nước phương Tây.

Năm 1868, Thiên hoàng Mutsohito được sự ủng hộ của các lực lượng tiến bộ đã dành được thực quyền và tiến hành công cuộc duy tân đất nước, với những cải cách, Nhật Bản dưới thời Minh Trị khơng những Nhật Bản thốt

khỏi bị xâm lược mà còn trở thành một nước tư bản chủ nghĩa đi xâm lược thuộc địa. Trong bối cảnh của lịch sử thế giới nửa sau thế kỉ XIX, khi chủ nghĩa tư bản đang chuyển dần từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu thuộc địa ngày càng gia tăng. Chính quyền Minh Trị tiếp thu văn minh phương Tây và đề ra khẩu hiệu “Học hỏiphương Tây, bắt kịp phương

Tây và đi vượt phuong Tây” thực hiện trên mọi lĩnh vực [20;129]. Đặc biệt là

vấn đề về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng được chú trọng hơn bao giờ hết. Nhật Bản, một quốc gia mới nổi với những tham vọng bành trướng đã ý thức được điều đó, ln học hỏi và xây dựng cho mình một tiềm lực quân sự.

Hải quân Nhật Bản được xây dựng theo mẫu Hải quân Hoàng gia Anh, khi ấy là cường quốc hải quân hàng đầu thế giới. Các cố vấn người Anh được gửi đến Nhật Bản để huấn luyện, cố vấn và giáo dục về tổ chức hải quân. Đồng thời các sinh viên Nhật được gửi đến Liên hiệp Anh để học và nghiên cứu Hải quân Hoàng gia Anh. Qua học tập và nghiên cứu Nhật Bản đã xây dựng được một lực lượng hải quân rất thành thạo trong việc bắn đại bác và điều khiển tàu. Trong cuộc chiến tranh với Trung Quốc, sức mạnh của Hải quân Nhật Bản đã áp đảo hoàn toàn, điều này cho thấy sự lớn mạnh của hải quân Nhật đồng thời cũng thể hiện rõ sự chuẩn bị chu đáo của Nhật.

Lục quân Nhật Bản ban đầu xây dựng theo mẫu Lục quân Pháp đến năm 1868, Nhật chuyển theo hướng theo Lục quân Đức. Cho đến năm 1890, trước chiến tranh Trung – Nhật nổ ra, Nhật Bản đã có một quân đội kiểu phương Tây hiện đại, chuyên nghiệp, được trang bị và cung cấp tương đối tốt. Điều này còn được chứng minh trong cuộc chiến tranh Nga – Nhật vào đầu thế kỉ XX, với chiến thắng lừng lẫy của hải quân, lục quân của Nhật Bản.

Cuộc cải cách Minh Trị đã giúp cho Nhật Bản có nền kinh tế phát triển và quân đội thì ngày càng lớn mạnh. Điều này đã tạo ra thuận lợi cho Nhật trong việc thực hiện chính sách bành trướng, mở rộng lãnh thổ.

Như vậy, mâu thuẫn trong quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản về vấn đề Triều Tiên là một cuộc đối đầu tiêu biểu cho thủ cựu và duy tân. Cuộc cải

cách duy tân tự cường của Nhật Bản thành công đã đưa Nhật Bản đi lên con đường tư bản chủ nghĩa và chuyển dần sang chủ nghĩa đế quân phiệt hiếu chiến. Về phía Trung Quốc triều đình Mãn Thanh lúc bấy giờ khơng chịu thay đổi, vẫn tỏ ra bảo thủ và cố chấp để bám lấy lợi ích dịng họ. Tập đồn phong kiến Mãn Thanh, từ người đứng đầu đến bộ phận quan lại chỉ khư khư giữ lấy lợi ích của mình mà khơng quan tâm đến sự tồn vong của quốc gia, dân tộc.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)