Tam cường can thiệp vào hiệp ước Mã Quan
Sau khi kí kết Hiệp ước Mã Quan ngày 17/4/1895, đến ngày 23/4/1895 đại diện ba nước phương Tây là Đức, Nga và Pháp tại Nhật Bản đồng loạt kêu gọi Nhật Bản phải trả bán đảo Liêu Đông cho nhà Thanh. Cả ba nước Nga, Đức và Pháp cịn uy hiếp Nhật Bản nếu khơng chịu trả, ba nước sẽ nhảy vào can thiệp. Tuy nhiên, ba nước đã cho hải qn của mình tập trung ở khu vực phía Đơng của Nhật Bản. Nga thậm chí cịn chuẩn bị lệnh động viên gấp để tằng cường các đơn vị tập trung tại khu vực Lữ Thuận. Việc can thiệp vào Hiệp ước Mã Quan này Nga rất khéo léo để gạt sự ảnh hưởng của Nhật ra
khỏi bán đảo Liêu Đông để che đậy tham vọng của mình ở Triều Tiên và Trung Quốc.
Đây là âm mưu trong chính sách ngoại giao của Nga Sa hoàng. Việc khuyên Nhật Bản trả lại bán đảo Liêu Đông cho Trung Quốc không những là để thỏa mãn sự tự ái mà cịn phục vụ cho lợi ích của Nga. Bởi vì khi bán đảo này trở thành thuộc địa của Nhật Bản thì con đường “Nam tiến” của Nga sẽ bị chặn lại. Đặc biệt Nga vì thèm muốn có những hải cảng mùa đông nước khơng bị đóng băng nên từ lâu đã nuôi mộng nới rộng lãnh thổ xuống phía nam. Do đó, cả vùng Mãn Châu mà bán đảo Liêu Đông là một bộ phận cũng như bán đảo Triều Tiên đều nằm trong tầm ngắm của họ.
Với Nhật Bản, tuy là kẻ thắng trong trận chiến tranh Trung – Nhật (1894 -1895) nhưng lúc đó Nhật Bản cũng chưa đủ sức mạnh quân sự để đối phó lại với Nga vì vừa trải qua cuộc đối đầu với Trung Quốc. Vì vậy, chính quyền Minh Trị đành ngậm đắng nuốt cay nghe theo lời khuyên của các cường quốc trả lại bán đảo Liêu Đơng cho triều đình Mãn Thanh. Trên thực tế là nhà Thanh đã phải mất số tiền khá lớn là 3 nghìn vạn lạng bạc tương đương với 5 nghìn vạn Yên để bồi thường cho Nhật Bản để lấy lại được bán đảo này [21; 175].
Qua việc này, trong nội bộ Nhật Bản rất căm hận việc Nga can thiệp và áp bức Nhật bằng thủ đoạn ngoại giao như thế. Lúc này, Nhật Bản chỉ chờ có đủ sức để đáp lại Nga bằng sức mạnh quân sự.
Cịn đối với các nước đế quốc phương Tây thì họ vơ cùng ngạc nhiên trước thắng lợi của Nhật Bản trước Trung Quốc. Nó đã thay đổi cái nhìn của họ đối với thế lực đang lên của Nhật Bản và muốn nhập họ với Nhật. Về việc này Giáo sư A. Gordon đã dẫn lời của Lord Charles Beresford, một nhân vật cao cấp người Anh, vào tháng 4 năm 1895 trong tờ Times ở London như sau: “Nhật Bản chỉ cần có 40 năm đã khing qua giai đoạn chính trị mà người Anh
phải mất 800 năm và người La Mã phải mất 600 năm. Tơi cịn dám nghĩ rằng sẽ khơng có gì mà họ không thể thực hiện được” [21; 175].
Sau sự kiện tam cường can thiệp vào Hiệp ước Mã Quanđể yêu cầu Nhật trả lại bán đảo Liêu Đông cho Trung Quốc, Nhật Bản chấp nhận trả lại bán đảo Liêu Đơng cho Trung Quốc. Qua đó, mà tình hình giữa hai nước Nga và Nhật Bản mâu thuẫn nhau. Ngồi việc Nga chiếm đóng khu vực Mãn Châu ra, Nga còn muốn nới rộng thế lực của mình ở Triều Tiên. Vì trong điều ước Mã Quan, có điều khoản nhà Thanh phải cơng nhận Triều Tiên là một nước độc lập. Nhưng thực ra, điều khoản ấy đã trở nên vơ nghĩa, bởi vì trên ngun tắc, một khi đã là quốc gia độc lập rồi thì Triều Tiên được tự quyền quyết định việc lựa chọn ngoại giao với nước nào. Triều Tiên có thể thân với nhà Thanh, thân Nga mà không cần phải Nhật Bản nhúng tay vào. Vì Nga muốn Triều Tiên thoát khỏi ảnh hưởng của Nhật Bản.
Mặt khác, vì có chính sách tiến xuống phía nam cho nên Nga xem việc Nhật Bản muốn đặt Triều Tiên dưới ảnh hưởng của mình tự thể là một thái độ vi phạm điều khoản quy định “Triều Tiên là một quốc gia độc lập”. Cho nên Nga mới tìm cách tiếp cận triều đình Triều Tiên, khuyên nên ra tuyên cáo rằng Triều Tiên muốn nắm giữ thực quyền. Nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Nga với Triều Tiên, tháng 10 năm 1895, Nhật Bản đã ám sát Hoàng hậu Min. Điều này làm cho dân chúng Triều Tiên phẫn nộ và người ngoại quốc ở Triều Tiên cũng phải kinh ngạc. Quốc vương Triều Tiên đã phải lánh mình đến Đại sứ quán Nga để nhờ bảo vệ. Như thế việc làm của Nhật không những làm cho Triều Tiên nghi ngờ việc này do Nga làm mà còn đưa đến việc Triều Tiên đi theo con đường thân Nga.
Như vậy, việc ba nước Nga – Pháp – Đức can thiệp vào thành quả của Nhật Bản sau hiệp ước Mã Quan chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn Nga – Nhật ở khu vực Đơng Bắc Á sau này.
Sự hình thành Liên minh Anh – Nhật
Việc tam cường can thiệp vào Hiệp ước Mã Quan năm 1895 đến năm 1898, Nga – Trung Quốc ký một hiệp ước thuê đảo Liêu Đơng trong vịng 25 năm. Trước sự bành trướng thế lực của Nga, lúc này trong nội bộ chính phủ
Nhật Bản có hai lối suy nghĩ khác nhau về đường lối chính sách đối ngoại. Một phái cho rằng phải tiếp tục thỏa hiệp với Nga như trước, còn phái thứ hai chủ trương cần phải có những biện pháp và hành động cứng rắn với Nga. Phái chủ trương đã đưa ra biện pháp rằng cần phải liên minh quân sự với Anh để đối đầu với Nga, bắt buộc Nga phải nghe tiếng nói của Nhật trong vấn đề Triều Tiên. Nếu Nga khơng nghe theo thì sẽ khơng từ nan nếu có chiến tranh.Vì vậy, trước hành động của Nga, Nhật Bản phải tìm kiếm đồng minh cho mình để đối phó với Nga. Tháng 1/1902, Hiệp ước Liên minh Anh – Nhật được công bố. Nội dung của bản hiệp ước này là: Công nhận độc lập của Trung Quốc, Triều Tiên nhưng sẽ có những biện pháp thiết yếu nhằm bảo vệ những lợi ích của mình nếu bị đe dọa bởi bất cứ quốc gia hay biến cố nào nảy sinh ở Trung Quốc hay Triều Tiên; nếu một trong hai nước phải gây chiến với một quốc gia khác, bên ký kết cịn lại sẽ duy trì trạng thái trung lập tuyệt đối nhưng bất cứ quốc gia thứ ba nào tham chiến chống lại đồng minh của mình, bên ký kết cịn lại sẽ hỗ trợ và tham chiến, sau đó xây dựng hịa bình qua hiệp định [15;82].
Sự kiện Liên minh Anh – Nhật cho thấy sự liên kết giữa một nước đế quốc phương Tây và phương Đông về vấn đề tranh giành quyền lợi ở khu vực. Trước chiến tranh Trung – Nhật diễn ra thì Anh và Mĩ đứng trung lập không can thiệp vào việc Nhật Bản giành quyền lợi ở khu vực Đông Bắc Á. Việc Nga thuê đảo Liêu Đông gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giới thương nhân của Anh khi Nga chiếm được Mãn Châu và Triều Tiên.Vì vậy, Anh muốn liên kết với Nhật Bản nhằm gạt bỏ ảnh hưởng của Nga ở Đông Bắc Á.
Như vậy, qua sự kiện Liên minh Anh – Nhật được ký kết, nó có một ý nghĩa quan trọng đối với Nhật Bản khơng những thế cịn thay đổi từng bước trên cục diện và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á.