Nỗ lực bành trướng của triều đình Mãn Thanh

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 25 - 27)

Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc ở trong tình trạng bị các nước đế quốc phương Tây xâu xé, tranh giành thuộc địa. Tuy vậy, triều đình Mãn Thanh vẫn nỗ lực để bành trướng và bảo vệ các nước phiên thuộc của mình.

Trong số các nước này, Việt Nam có vị trí quan trọng nhất đối với Trung Quốc, vì đồng văn với Trung Quốc, che chở cửa phía Nam cho Trung Quốc. Cho nên khi Pháp chiếm trọn Nam Kì, Trung Kì, rồi muốn chiếm ln cả Bắc Kì, hạ thành Hà Nội lần thứ nhất năm 1873, lần thứ hai năm 1882, triều đình Huế vội vàng cầu viện Mãn Thanh. Chính quyền Mãn Thanh lúc này đang lo chống đỡ trước sự xâm lược của đế quốc. Nhưng tham vọng bành trướng xâm lược Việt Nam và lòng sĩ diện “Thiên triều” làm cho Mãn Thanh muốn nhân thời cơ này xông vào đất Việt Nam chia phần với Pháp. Lý Hồng Chương đã từng lộ rõ ý đồ này với đô đốc Rơniê của Pháp.

Năm 1884, Lý Hồng Chương ký Điều ước Thiên Tân I với Pháp. Trong điều ước này, nhà Thanh công nhận các hiệp ước của nhà Nguyễn đã ký với Pháp và công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam. Lý Hồng Chương thay mặt chính quyền Mãn Thanh đã mặc cả với Pháp về một số quyền lợi ở Việt Nam để làm tiền đề mở cửa cho Pháp buôn bán ở miền Hoa Nam.

Miến Điện đã là phiên thuộc của Trung Quốc từ lâu, khi Anh chiếm được Ấn Độ (giữa thế kỉ XIX), mối quan hệ bang giao giữa Anh và Miến thường xảy ra mâu thuẫn bất đồng. Năm 1885, khi vua Miến Điện cơng nhận Pháp có quyền tối huệ quốc và quyền lãnh sự tài phán, cho lập ngân hàng, khai mỏ đặt đường sắt.Năm 1885, chiến tranh Trung – Pháp (1884 –

1885)bùng nổ,nhiều thổ ti của Miến Điện gửi lời cầu cứu tới Trung Quốc, triều đình Mãn Thanh chỉ cho sứ sang Anh để kháng nghị. Qua đó, Anh đồng ý thay vua Miến Điện nộp lễ cống cho Mãn Thanh, còn đất Miến thì vẫn thuộc quyền ảnh hưởng của Anh.

Xiêm cũng là thuộc quốc của Trung Quốc. Từthời nhà Minh các vua đã cử sứ giả đến các nước lôi kéo, thần phục. Xiêm đã cung thuận là nước chư hầu và cống nộp cho Trung Quốc. Đến giữa thế kỉ XIX, phong trào nơng dân Thái Bình Thiên Quốc bùng nổ, lúc này Xiêm không vào cống nạp nữa.Nhờ có vị trí thuận lợi đã cho phép Xiêm trở thành “khu đệm” trong mối quan hệ Anh (Miến) và Pháp (Việt Nam) mà Xiêm được độc lập. Xiêm khơng phải cung thuận triều đình Mãn Thanh và từ đó Xiêm – Thanh tuy cùng biên giới mà tuyệt nhiên khơng quan hệ gì với nhau.

Chính bởi vậy nên Triều Tiên với vị trí quan trọng, trên danh nghĩa vẫn là chư hầu của Trung Quốc, triều đình Mãn Thanh khơng dễ dàng từ bỏ quyền lợi của mình. Cả Trung Quốc và Nhật Bản cùng tham vọng ở bán đảo Triều Tiên tất yếu đưa đến mâu thuẫn hai nước về vấn đề này.

Tiểu kết chương 1

Cuối thế kỉ XIX đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của nhân loại và mối quan hệ quốc tế. Có thể thấy rằng nguyên nhân sâu xa của những vấn đề này đều bắt nguồn từ quá trình xâm chiếm, tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc Âu – Mĩ. Nhu cầu thuộc địa phục vụ cho việc cung cấp tài nguyên, nhiên liệu, nhân công và thị trường mà các nước đều thèm khát. Dĩ nhiên, những mảnh đất vơ chủ hoặc cịn đang tranh chấp như Triều Tiên trở nên hết sức quan trọng với việc tìm kiếm thuộc địa của họ.

Tầm quan trọng của bán đảo Triều Tiên có một ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản. Cùng mục tiêu là phải chiếm và giữ được Triều Tiên. Bởi lẽ đó Nhật Bản và Trung Quốc tất yếu sẽ mâu thuẫn với nhau. Vì vậy, cuộc chiến tranh Trung – Nhật sẽ diễn ra chỉ là vấn đề thời gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản về việc bảo vệ và tranh giành quyền lợi trên bán đảo này.

CHƯƠNGII

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)