NHẬN XÉT MÂU THUẪN TRUNG – NHẬT VỀ VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN CUỐI THẾ KỈ

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 41)

CUỐI THẾ KỈ XIX

CUỐI THẾ KỈ XIX

Nửa sau thế kỉ XIX, lịch sử thế giới chứng kiến về trình độ phát triển của các nước đế quốc Âu – Mĩ. Các nước tư bản phát triển mạnh mẽ, còn các nước phong kiến Á, Phi và khu vực Mĩ Latinh, chế độ quân chủ bước vào khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực, nội bộ mâu thuẫn, đối ngoại đều thực hiện chính sách đóng cửa tuyệt giao với thế giới bên ngồi, trong khi đó, các nước tư bản ngày càng đạt được thành tựu to lớn nhờ vào cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất. Chủ nghĩa tư bản trở thành một hệ thống trên thế giới và phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy, những nhu cầu tất yếu để các nước tư bản phát triển là đi xâm chiếm thuộc địa để tìm kiếm nguồn về tài nguyên, nguyên liệu, vốn, nhân công và thị trường.

Trong cùng bối cảnh đó, các nước phong kiến đang phải chứng kiến sự khủng hoảng trầm trọng của một hệ thống khơng cịn phù với giai đoạn phát triển của xã hội. Các triều đình phong kiến thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng để nhằm bảo vệ lợi ích thống trị của mình. Nội bộ rối ren, tranh giành quyền hành, quan lại thi nhau ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến việc triều chính, khơng thực hiện việc canh tân đất nước để trách khỏi họa xâm lược từ bên ngoài. Điều này chứng tỏ việc bị xâm lược của các nước đế quốc vào các nước có chế độ phong kiến khửng hoảng từ không tất yếu trở thành tất yếu cho việc xâm lược của các nước tư bản chủ nghĩa.Trở thành tâm điểm của các nước đế quốc muốn xâm lược.

Bên cạnh đó, một số nước đã nhận thấy muốn tránh khỏi nguy cơ bị xâm chiếm của các nước tư bản đó là phải canh tân đất nước, đưa đất nước phát triển mạnh, cần phải học hỏi theo phương Tây, đi theo phương Tây để tránh khỏi họa xâm lăng đó.

Một phần của tài liệu Quan hệ trung – nhật về vấn đề triều tiên cuối thế kỉ XIX (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)