Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 40)

3.1.4. Sơng ngịi

- Hải Dương có 4 sông lớn chảy qua, tổng chiều dài 500 km và trên 2000 km sơng ngịi nhỏ. Hệ thống dịng chảy qua tỉnh hàng năm có lưu lượng trên 1 tỷ m3 nước.

- Hệ thống sơng Thái Bình và sơng Luộc với chiều dài 500 km chảy qua tỉnh hình thành mạng lưới giao thông đường sông rộng khắp và thuận lợi, tạo mối liên hệ với các tỉnh ngồi, hệ thống sơng nội đồng, chủ yếu là các sông trục chính hệ thống Bắc Hưng Hải tạo mối liên hệ nội vùng qua các

32

phương tiện vận tải đường sông loại nhỏ.

- Điều kiện khí hậu, đất đai của tỉnh thuận lợi cho phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp giúp cho việc trao đổi giao lưu kinh tế thuận lợi, nhưng cũng gây nhiều trở ngại cho cơng tác kiểm sốt, ngăn chặn khi dịch bệnh xảy ra.

3.2. Tiềm năng và nguồn nhân lực

3.2.1 Tiềm năng về tài nguyên

* Tài nguyên đất: Theo các tài liệu thổ nhưỡng hiện có, đất đai Hải

Dương gồm 2 nhóm chính:

- Nhóm đất đồng bằng: chủ yếu là phù sa sơng Thái Bình có xen kẽ phần nhỏ phù sa sơng Hồng, diện tích 147.900 ha, bằng 88,97% diện tích đất tự nhiên trong tỉnh.

- Nhóm đất đồi núi: Diện tích 18.320 ha bằng 11,03% diện tích tự nhiên trong tỉnh, phân bố ở phía đơng bắc tỉnh, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Mơn. Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển nhân nuôi .

- Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của tỉnh được phân thành những loại sau:

+ Nhóm đất đồng bằng (đất lúa nước): Do hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình tạo nên, cũng là đất phù sa nhưng có tính chất và đặc điểm khác nhau. Đây là vùng đất thích hợp cho sản xuất lúa nước và các loại cây trồng khác cung cấp thức ăn tinh, các phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc.

+ Đất phù sa sơng Hồng thường có màu nâu tươi, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất trung tính, ít chua, địa hình nghiêng dần từ phía sơng vào nội đồng. Các yếu tố dinh dưỡng từ trung bình đến tốt.

+ Đất phù sa hệ thống Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám. Thành phần cơ giới thường từ trung bình đến thịt nặng.

33

Nguồn nước mặt của Hải Dương tương đối phong phú. Với 4 sông lớn, chiều dài 500 km và trên 2.000 km sơng ngịi nội đồng, tổng lượng dịng chảy qua tỉnh hàng năm trên 1 tỷ m3 nước. Tuy nhiên, nước phân bố khơng đều. Lượng dịng chảy về mùa hạ lớn (70 – 80%) chịu tác động của lũ thượng nguồn, nước có nhiều phù sa, dâng nhanh, phải đầu tư nhiều cho các cơng trình đê, kè cống mới tránh được lụt lội, vỡ đê. Về mùa cạn từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, lượng nước trên các sơng chỉ cịn 20 – 30% lượng nước cả năm. Tình trạng thiếu nước trong mùa khơ gây khơng ít khó khăn cho sanr xuất nông nghiệp và giao thông đường thuỷ, phải đầu tư lớn để nạo vét, khơi dòng.

Khu hạ lưu Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà về mùa cạn, khi triều lên mang theo nước mặn vào khá sâu, ảnh hưởng đến cây trồng.

Chất lượng nguồn nước mặt đang có biểu hiện nhiễm bẩn. Khu cơng nghiệp Việt Trì đã sử dụng nước sông Hồng 200.000m3/ngày đêm, thải ra sông trên 100.000m3. Khu công nghiệp Thái Nguyên sử dụng nước sông Cầu 260.000m3/ngày đêm, thải ra 192.000 m3/ngày đêm. Trong nước thải đều có chứa sắt và một số kim loại nặng khác. Nước thải từ các nhà máy thuộc khu công nghiệp Sài Đồng, Phố Nối đổ vào hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải cũng chứa kim loại nặng và các chất gây bẩn khác cần được xử lý triệt để.

Nguồn nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá phong phú. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan có thể khai thác từ 30 – 50m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm nằm chủ yếu trong tầng chứa lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl dưới 200 mg/lit. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 – 120m. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm ở một số nơi có chứa nhiều ion, nước tạo váng kết tủa vàng phải lọc mới tạm sử dụng được. Có tới 10 – 12% số giếng khoan có hàm lượng Asen vượt ngưỡng an toàn, phải khử qua lọc cát và dàn phun mưa mới sử dụng được. Ngoài ra ở một số nơi phát hiện tầng nước ngầm có độ sâu 250 – 350m, nước có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ

34

sinh hoạt cho nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Theo Nghị quyết số 15/2007/NĐ-CP V/v điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tỉnh Hải Dương hiện có diện tích đất lâm nghiệp là 8.858,55 ha thuộc 2 huyện Chí Linh 7.544,94 ha và Kinh Mơn 1.313,61 ha, trong đó rừng đặc dụng 1.353,71 ha (Chí Linh 1.092,12 ha, Kinh Mơn 261,59 ha) rừng phịng hộ 7.504,84 ha (Chí Linh 6.452,82 ha, Kinh Môn 1.052,02 ha). Theo tiêu chí phân loại giữa đất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp qua kiểm kê phân loại rừng thì hiện tại đất lâm nghiệp của tỉnh có 11.935,75 ha phân bố ở 2 huyện: Chí Linh 10.296,19 ha và Kinh Mơn 1.639,56 ha.

Tài nguyên rừng của Hải Dương có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về cảnh quan, du lịch và cân bằng môi trường sinh thái. Rừng đặc dụng gắn với các di tích lịch sử văn hố lớn của đất nước như Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ, nơi lưu giữ dấu tích các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Liễu, Chu Văn An…

* Khống sản

Hải Dương có tiềm năng về khống sản phi kim loại, gồm các loại đá vôi, đất sét, cao lanh, than đá, than bùn, bơ xít, thuỷ ngân, cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ xi măng, gạch chịu lửa và hoá chất, chủ yếu phân bố ở khu vực Đơng bắc thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Mơn.

3.2.2 Nguồn nhân lực

Dân số trung bình tồn tỉnh là 1.711.522 người, mật độ 1.037 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần từ 1,05% năm 2001 còn 0,996% năm 2005. Số dân thành thị 266.435 người chiếm 15,57%. Số người trong độ tuổi lao động là 1.063.812 người chiếm tỷ lệ 62,16%.

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (84,43%) chủ yếu làm nơng nghiệp. Ngồi canh tác tồn tỉnh có 1.100

35

làng/1.420 làng có sản xuất ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó trên 50 làng có quy mơ phát triển khá mạnh, 32 làng được cơng nhận đạt tiêu chí làng nghề. Nhiều sản phẩm làng nghề như mộc, gốm sứ, kim hoàn, mây tre, chế biến bánh kẹo… đã có thương hiệu khá nổi tiếng trong tỉnh, trong vùng.

Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (26,62%). Năng suất lao động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chỉ bằng 38% so với mức trung bình của tỉnh, trong khi năng suất trong công nghiệp và xây dựng gấp 3,7 lần, dịch vụ gấp 3 lần. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm gần 80%. Cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cịn hạn chế. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, như lao động nông nghiệp từ 82,4% năm 2000 còn 70,0% năm 2005, lao động phi nông nghiệp tăng từ 17,6% năm 2000 lên 30,0% năm 2005, nhưng do số lao động nông nghiệp quá đông và thời gian sử dụng lao động trong nơng nghiệp cịn thấp, nên thu nhập của lao động nông nghiệp và dân cư nơng thơn cịn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (17,9%), việc cải thiện đời sống đối với các vùng thuần nông chuyển biến chậm.

3.3. Hệ thống hạ tầng và đơ thị hố

3.3.1 Hệ thống giao thông

* Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ của tỉnh gồm 9.206 km, trong đó 2.200 km đường ơ tô. Mật độ đường ô tô của tỉnh đạt 0,47 km/km2, cao nhất so với bình quân chung cả nước (0,21), đồng bằng sơng Hồng (0,43). Tồn bộ 5 tuyến quốc lộ chạy qua tỉnh với chiều dài 146 km đều được cải tạo nâng cấp. Trong 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 256,9 km, có 90 cầu, 471 cống

36

được cải tạo tu sửa dần, chất lượng cịn hạn chế, số có chất lượng tốt mới chiếm 3,84%.

Mạng lưới đường huyện gồm 27 tuyến, tổng chiều dài 352 km, với 103 cầu và 308 cống, do thiếu kinh phí nên việc sửa chữa nâng cấp cịn hạn chế.

Hệ thống đường xã, thôn của tỉnh với tổng chiều dài 8.419,3 km đã được cải thiện đáng kể qua chương trình phát triển giao thơng nơng thơn với phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Đường bê tông xi măng đạt 44%, đường nhựa 5,7%, còn lại là đường gạch, đường đá dăm, cấp phối và đất.

* Đường sắt

Tồn tỉnh có 3 tuyến đường sắt đi qua với chiều dài 70 km. Tuyến Hà Nội - Hải Phịng có 44 km qua tỉnh, tuyến Kép – ng Bí 10 km, tuyến Cổ Thành – ga Chí Linh 16 km. Các tuyến đường sắt chủ yếu vẫn khổ đường cũ, chưa được nâng cấp, năng lực khai thác mới đạt 50% công suất. Hệ thống nhà ga được nâng cấp, cải tạo một phần.

* Đường thuỷ

Tổng chiều dài các tuyến sông đã được quản lý khai thác vận tải là 393,5 km. Trong đó 274,5 km sông do Trung ương quản lý, 119 km sông do tỉnh quản lý. Trên các tuyến sông này đều được lắp đặt hệ thống báo hiệu đường thuỷ nội địa theo đúng quy định hiện hành.

3.3.2 Hệ thống cấp điện

Hệ thống cấp điện của Hải Dương đến nay tương đối tốt. Tốc độ tăng trưởng của điện năng thương phẩm đạt 9,8%/năm. Cơng suất cực đại tồn tỉnh đạt 160 MVA. Điện thương phẩm đạt 731,6 triệu KWh, bình quân đầu người tiêu thụ 431 KWh/năm, ngang mức tiêu thụ trung bình của cả nước. Đến nay 100% số xã được cấp điện, 100% số hộ khu vực thành thị, 99,98% số hộ khu vực nông thôn được cấp điện. Tuy nhiên tốc độ triển khai lưới điện 22 KV, cải tạo đường dây 6 KV và 10 KV sang 22 KV thực hiện chậm, do vậy một

37

chương trình nâng cấp các trạm trung gian như Ghẽ, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Thành không thuộc quy hoạch nhưng đã buộc phải thực hiện.

3.3.3 Bưu chính viễn thơng

Phát triển với tốc độ cao, áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật mới, nâng cấp mạng hiện có, nâng cao chất lưwng phục vụ. Doanh thu bưu chính viễn thơng tăng bình quân 28,7%/năm. Đến hết năm 2005, bình quân 100 dân có 14,6 máy điện thoại (7,4 máy cố định; 7,2 máy di động). Cơng nghệ thơng tin có hướng phát triển khá. Tồn tỉnh có 11 mạng thơng tin diện rộng, 800 mạng cục bộ, liên kết nối mạng với hơn 5.500 máy tính. 100% số xã, các doanh nghiệp và nhiều hộ gia đình đã thực hiện sử dụng máy vi tính và dịch vụ mạng.

3.3.4 Cấp thốt nước và vệ sinh mơi trường

Hệ thống cấp thoát nước của tỉnh đã được đầu tư xây dựng và cải tạo. Hàng loạt cơng trình cấp nước tập trung phục vụ nhu cầu sản xuất sinh hoạt ở đơ thị, cơng trình cấp nước sinh hoạt quy mô xã, thôn được triển khai thực hiện.

Thực hiện đề án nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2001 – 2005, tồn tỉnh đã có 71,6% số dân nơng thơn, tương ứng 1.118.000 người, được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, gồm 152.540 giếng khơi, 41.482 giếng khoan, 297.408 bể chứa nước mưa dung tích trên 4 m3, 29 cơng trình cấp nước tập trung quy mơ thơn, xã.

38

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Quản lý nhân nuôi và buôn bán sản phẩm ĐVHD ở Hải Dương

4.1.1. Công tác quản lý nhân nuôi, buôn bán sản phẩm ĐVHD ở Hải Dương Dương

Để tăng cường công tác quản lý ĐVHD, trong năm 2009 Chi cục kiểm lâm tỉnh đã tổ chức phổ biến, hướng dẫn đến các tập thể, hộ gia đình ni nhốt, ni sinh sản ĐVHD và trên các phương tiện thông tin đại chúng những Quy định của Nhà nước có liên quan đến nội dung quản lý ĐVHD, như:

- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ rừng.

- Nghị định số 32/2006/NĐ ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

- Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/8/2006 của Chính phủ quy định về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái nhập khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật (kể cả loài lai) hoang dã nguy cấp, quý, hiếm.

- Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý gấu nuôi (trước đây là Quyết định số 47/2006/QĐ-BNN ngày 6/6/2006).

Chi cục kiểm lâm đã chỉ đạo các hạt, đội kiểm lâm tổ chức kiểm tra định kỳ 02 lần (vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm), thống kê các hộ nuôi nhốt, nuôi sinh sản các loài ĐVHD, đặc biệt là các lồi thuộc nhóm quý, hiếm. Đối với những hộ có đủ điều kiện về nguồn giống hợp pháp, về chuồng trại, về kỹ thuật, kinh nghiệm nhân nuôi và đảm bảo an tồn, vệ sinh mơi trường theo đúng quy định, Chi cục Kiểm lâm sẽ cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi sinh sản ĐVHD”. Trong thời gian vừa qua Chi cục đã cấp

39

“Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi sinh sản ĐVHD” cho hơn 300 hộ trong đó có các hộ ni ĐVHD nhóm IIB (có rắn ráo trâu, rắn hổ mang, kỳ đà…), các hộ ni các lồi ĐVHD nhóm thơng thường (có nhím, lợn rừng…). Về ni rắn, trại ni ít cũng vài ba chục đơi, trại ni nhiều đến hàng nghìn cá thể. Các hộ gia đình có trại ni đã được cấp “Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi sinh sản ĐVHD”, khi thu hoạch sản phẩm được cơ quan Kiểm lâm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng và tiêu thụ sản phẩm.

Chi cục kiểm lâm đã hướng dẫn cho 64 quy ước thôn, bản về việc bảo vệ rừng và ĐVHD; chỉ đạo các hạt kiểm lâm ký cam kết với các nhà hàng không sử dụng, chế biến ĐVHD khơng có nguồn gốc hợp pháp; hướng dẫn các hộ ký cam kết nuôi gấu không lấy mật…

Tuy nhiên, hiện nay việc ni nhốt, ni sinh sản các lồi ĐVHD trên địa bàn tỉnh cịn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, ở những huyện ít chỉ có vài hộ, những nơi nhiều một huyệ cũng chỉ có vài chục hộ. Do đó cơng tác kiểm sốt, quản lý việc ni nhốt, ni sinh sản ĐVHD cịn nhiều khó khăn.

Do việc mua bán, vận chuyển trái phép ĐVHD mang lại lợi nhuận cao, các chủ hàng thường dùng các thủ đoạn như chia nhỏ lô hàng, để hàng cùng với hành lý, giấu các hầm xe tự tạo, sử dụng các loại phương tiện tốc độ cao có người cảnh giới phía trước, chặn phía sau… nhằm gây khó khăn cho cơng tác kiểm tra, kiểm soát.

Như vậy, công tác quản lý nhân nuôi ĐVHD về cơ bản được địa phương thực hiện tốt. Các hộ nhân nuôi ĐVHD đều chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về nhân nuôi ĐVHD. Tuy nhiên qua đánh giá cho thấy, giá cả các lồi động vật được nhân ni khơng được ổn định gây khó khăn cho người nhân nuôi. Đặc biệt trong thời gian vừa qua giá Nhím giảm xuống thấp so với các năm trước, trong khi đó giá ban đầu để đầu tư mua con giống lại rất cao vì vậy mà các hộ gia đình nhân ni rất khó thu lại nguồn

40

vốn đã bỏ ra nên nhiều hộ gia đình khơng cịn mặn mà với việc nhân ni lồi này. Chính vì vậy, khi Nhím sinh sản có hộ chấp nhận bán tháo để thu hồi vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)