Quy mô nhân nuôi ĐVHD của các hộ ở Hải Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 55)

Quy mô nhân nuôi các loài ĐVHD ở các huyện có sự khác nhau (bảng 4.4).

Bảng 4.4 Quy mô nhân nuôi bình quân của hộ theo loài vật nuôi

Huyện Loài nuôi Chí Linh Kinh Môn Nam Sách Gia Lộc Thanh Tứ Kỳ Thanh Miện Tp Hải Dươn g Ninh Giang Kim Thành Cẩm Giàng Bình Giang Rắn (m2/hộ) 345 420 - - 185 110 - - 130 - - - Nhím (cá thể/hộ) 16 10 38 7 8 22 18 12 - 14 18 11 Lợn rừng (cá thể/hộ) - 15 1 - 20 4 - - - - - - Cá sấu (cá thể/hộ) - 38 - - - - - - - - - - Kỳ đà (cá thể/hộ) 115 - - - - - - - - - - - Trĩ đỏ (cá thể/hộ) - 10 - - - - 620 - - - - - Công (cá thể/hộ) 10 Dúi (cá thể/hộ) 70 Gấu (cá thể/hộ) - 1 - - - - - - - - - -

47

Đối với nhân nuôi rắn, quy mô nhân nuôi được đánh giá bằng diện tích nuôi và diện tích nuôi bình quân/hộ cao nhất là huyện Kinh Môn (420 m2/hộ). Tiếp đến là huyện Chí Linh với 345 m2/hộ, huyện Thanh Hà với 285 m2/hộ. Sau đó là huyện Ninh Giang với 130 m2/hộ và huyện Tứ kỳ với 110m2/hộ;

Đối với nhân nuôi nhím, quy mô nhân nuôi tính bằng cá thể/hộ và số liệu điều tra cho thấy qui mô nhân nuôi bình quân cao nhất ở huyện Nam Sách với 38 cá thể/hộ. Tiếp đến là huyện Tứ Kỳ với 22 cá thể/hộ và huyện Thanh Miện và Cẩm Giàng với 18 cá thể/hộ, Thị xã Chí Linh với 16 cá thể/hộ; các huyện còn lại có quy mô nhân nuôi nhím bình quân thấp hơn so với các huyện trên, chỉ từ 7- 10 cá thể/hộ hoặc 14 cá thể/hộ.

Đối với nhân nuôi lợn rừng, quy mô nhân nuôi cao nhất ở huyện Thanh Hà 20 cá thể/hộ. Tiếp đến là huyện Kinh Môn với 15 cá thể/hộ, các huyện còn lại có nhân nuôi Lợn rừng là Nam Sách và Tứ Kỳ nhưng với quy mô rất nhỏ từ 1-4 cá thể/hộ.

Đối với nhân nuôi kỳ đà chỉ có duy nhất 1 hộ ở Chí Linh nuôi với quy mô là 115 con. Loài Trĩ đỏ ở huyện Thanh Miện với quy mô tương đối lớn là 620 con.

Qua phân tích trên cho ta thấy: Chí Linh, Kinh Môn, Nam Sách, Tứ Kỳ, Gia Lộc và Thanh Hà là các huyện tương đối phát triển nhân nuôi ĐVHD cả về số hộ nhân nuôi cũng như quy mô nhân nuôi so với các huyện còn lại trong tỉnh.

48

Hình 4.7. Hình ảnh về cơ sở nhân nuôi ĐVHD ở Chí Linh - Hải Dương

4.2.5. Cấp giấy phép đăng ký nhân nuôi ĐVHD

Theo báo cáo của Chi cục kiểm lâm tỉnh, hầu hết các hộ nhân nuôi ĐVHD đã hoàn tất việc đăng ký, tỷ lệ đăng ký trại nuôi đạt 98%. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có một số hộ nhân nuôi ĐVHD đã đăng ký giấy phép nhưng giấy phép hết hạn và chưa kịp gia hạn và một số hộ nhân nuôi tự phát, chưa đăng ký trạo nuôi, nguyên nhân dẫn đến tình trạng chưa đăng ký giấy phép được các hộ trả lời là do số loài và số lượng các loài nuôi còn ít, sản phẩm hàng hoá chưa nhiều và ổn định trong mỗi hộ, điều kiện đi lại ở nhiều vùng còn khó khăn, kiểm lâm chưa có điều kiện kiểm kê và nắm bắt đủ thông tin. Vì vậy, để có một con số chính xác, cần xây dựng hệ thống thông tin từ tỉnh tới huyện, xã. Bên cạnh đó, cần có các cuộc điều tra điểm, đánh giá chính xác các loài được nuôi và tình trạng đăng ký và cấp phép nhân nuôi.

49

Hình 4.8. Hoạt động kiểm tra các cơ sở nhân nuôi ĐVHD ở địa phương của lực lượng Kiểm lâm Hải Dương

4.3. Tình hình nhân nuôi ĐVHD của các hộ điều tra

4.3.1. Thông tin chung về chủ hộ

Tổng số hộ điều tra là 60 hộ được chia làm 3 nhóm (nông dân, công nhân, bộ đội xuất ngũ). Tính trong tổng số 60 hộ nhân nuôi ĐVHD được điều tra thì hộ là nông dân với 31 hộ chiếm tỷ lệ 51,6%; chủ hộ nhân nuôi là công nhân và bộ đội xuất ngũ với 29 hộ chiếm 48,4% tổng số hộ điều tra (bảng 4.5).

Bảng 4.5 Thông tin chung về chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu Số lượng (hộ) Tuổi bình quân

Tỷ lệ chủ hộ (%) VH cấp 2 VH cấp 3 Chưa đào tạo Trung cấp Tổng số hộ 60 51 16,6 83,4 83,4 16,6 - Nông dân 31 46 16,6 35,0 46,7 5 - Công nhân 21 52 0 35,0 26,7 8,3 - Bộ đội xuất ngũ 8 56 0 13,4 10 3,3

50

Tuổi của các chủ hộ cũng không cao, độ tuổi trung bình là 51, trong đó chủ hộ là nông dân có tuổi bình quân là 46, chủ hộ là công nhân về hưu tuổi bình quân là 52 và bộ đội xuất ngũ tuổi bình quân là 56. Có đến 83,4% là chủ hộ đã học hết cấp 3 và 16,6% chủ hộ học hết cấp 2. Ngoài ra có 16,6% % chủ hộ đã học qua trung cấp chứng tỏ các chủ hộ có nhiều hiểu biết về khoa học kỹ thuật, giá cả thị trường là điều kiện thuận lợi để phát triển nhân nuôi ĐVHD.

4.3.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của các hộ nhân nuôi ĐVHD

* Về đất đai: Qua bảng 4.6 ta thấy diện tích bình quân một hộ nhân nuôi ĐVHD rất khác nhau tùy theo loài vật nuôi.

Bảng 4.6. Diện tích đất bình quân một hộ nhân nuôi ĐVHD ở một số loài

Loại đất Rắn Lợn rừng Kỳ đà Nhím BQ chung SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) SL (m2) CC (%) Tổng DT đất 1925,0 100 1882,0 100 1.725,0 100 1.685,0 100 1804,25 100 1. Đất thổ cư 244,5 12,70 192,0 10,20 182,0 10,55 153,0 9,08 192,88 10,69 2. Đất NN 1.497,6 77,80 1.296,3 68,88 1.233,0 71,48 1.196,0 70,98 1.305,72 72,37 - Cây hàng năm 1.031,1 68,85 920,9 71,04 961,7 78,00 956,8 80,00 967,62 74,11 - Cây ăn quả 335,6 22,41 135,5 10,45 148,2 12,02 78,7 6,58 174,50 13,36 - Đất ao hồ 130,9 8,74 239,9 18,51 123,1 9,98 160,5 13,42 163,60 12,53 3. Đất lâm

nghiệp 182,9 9,50 393,7 20,92 310,0 17,97 336,0 19,94 305,65 16,94

Đối với các hộ nuôi rắn diện tích bình quân là 1925,0m2/hộ. Trong đó đất thổ cư là 244,5m2 chiếm 12,70% tổng diện tích đất của hộ gia đình (riêng diện tích nuôi rắn bình quân là 87,5 m2/hộ), đất nông nghiệp là 1.497,6m2

chiếm 77,80%, đất lâm nghiệp là 182,9m2 chiếm 9,50%.

51

m2, trong đó đất thổ cư là 192,0m2 chiếm 10,20%. Diện tích đất nông nghiệp là 1.296,3m2 chiếm 68,88%, đất lâm nghiệp là 393,7m2 chiếm 20,92% (diện tích nuôi lợn rừng bình quân là 97,05 m2/hộ).

Đối với hộ nhân nuôi kỳ đà diện tích bình quân của một hộ gia đình là 1.725,0 m2, trong đó diện tích đất thổ cư là 182,0 m2 chiếm 10,55% và diện tích đất nông nghiệp là 1.233,0 m2 chiếm 71,48%, diện tích đất lâm nghiệp là 310,0 m2 chiếm 17,97% (diện tích nuôi kỳ đà bình quân là 68,5 m2/hộ).

Đối với hộ nhân nuôi nhím diện tích bình quân là 1.685,0 m2. Trong đó đất thổ cư là 153,0m2 chiếm 9,08% tổng diện tích đất của hộ gia đình, đất nông nghiệp là 1.196,0m2 chiếm 70,98%, đất lâm nghiệp là 336,0 m2 chiếm 19,94% (diện tích nuôi nhím bình quân là 40,5 m2/hộ).

Nhìn chung với diện tích bình quân của hộ nhân nuôi ĐVHD là 1804,25 m2, thuận lợi cho phát triển trồng trọt và nhân nuôi, đặc biệt là nhân nuôi ĐVHD tại các gia đình, tận dụng các diện tích trồng trọt để trồng các loại cây rau, củ làm thức ăn vừa tối thiểu chi phí, vừa tận dụng khai thác được diện tích đất nông nghiệp. Trong công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát huy được lợi thế của vùng, nhân nuôi các loài có giá trị kinh tế cao làm tăng thu nhập cho người nông dân đang là hướng đi đúng của chính quyền địa phương tỉnh Hải Dương.

* Về vốn

Nhìn chung các hộ nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay ngân hàng và vốn tự có của gia đình. Tuy nhiên dựa vào điều kiện và tiềm lực của các hộ khác nhau thì số vốn khác nhau (bảng 4.7).

52

Bảng 4.7. Cơ cấu vốn bình quân một hộ nhân nuôi ĐVHD

Vốn Rắn Lợn rừng Kỳ đà Nhím Bình quân SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) SL (tr.đ) CC (%) Tự có 16,5 63,5 24,5 63,6 13,5 62,8 36,0 72,0 22,6 66,5 Vay 9,5 36,5 14,0 36,4 8,0 37,2 14,0 28,0 11,4 33,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Qua điều tra, phần lớn các hộ gia đình mong muốn được vay vốn để đầu tư mua con giống mở rộng quy mô, ngoài ra còn cần một lượng vốn để đầu tư mua nguyên liệu, làm kinh doanh dịch vụ nông nghiệp. Song nguồn vốn vay trực tiếp từ ngân hàng ít, lãi suất cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của hộ gia đình.

* Về lao động nhân nuôi ĐVHD

Trong các nguồn lực để sản xuất kinh doanh thì lao động có vị trí hết sức quan trọng quyết định đến quá trình sản xuất của hộ nhân nuôi ĐVHD.

Qua điều tra cho thấy các hộ điều tra chủ yếu sử dụng lao động là người trong gia đình. Số lao động thuê thường xuyên không có hoặc rất ít theo mùa vụ (1 - 2 lao động). Điều này có thể giải thích bởi nhiều công việc trong nhân nuôi ĐVHD không nặng nhọc nhưng đòi hỏi sự siêng năng dày dạn kinh nghiệm, do vậy thuê lao động thì sẽ làm tăng chi phí và giảm hiệu quả. Mặt khác, với quy mô nhân nuôi của các hộ như hiện nay thì chỉ cần lao động gia đình cũng có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân nuôi ĐVHD

Việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhân nuôi ĐVHD ở một địa phương là rất quan trọng, làm cơ sở cho việc xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nhân nuôi ĐVHD để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển nghề nhân nuôi ĐVHD.

53

Bảng 4.8. Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ nhân nuôi ĐVHD

(Đối với một số nhóm loài vật nuôi chính ở địa phương như Rắn, Nhím, Lợn rừng)

Các vấn đề Thuận lợi (%) Bình thường (%) Khó khăn (%) 1. Tiêu thụ sản phẩm đối 10,5 35,5 54,0 2. Chính sách 17,5 36,0 46,6

3. Khả năng mở rộng quy mô 18,5 37,6 43,9

4. Vốn 19,6 37,9 42,6 5. Giống 10,5 45,0 44,5 6. Thức ăn 15,0 53,0 32,0 7. Thời tiết 16,5 52,0 31,6 8. Chuồng trại 19,8 55,0 25,3 9. Dịch bệnh, phòng trừ dịch bệnh 15,0 62,0 23,0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2013

Một trong những nội dung quan trọng của đề tài là nắm bắt được đúng thực trạng các vấn đề trong sản xuất đối với hộ, xem hộ có những thuận lợi và khó khăn gì, cần tạo điều kiện cho hộ cái gì, cần giữ nguyên cái gì và cái gì cần làm khác đi. Các yếu tố ảnh hưởng tới nhân nuôi ĐVHD bao gồm: Vốn, thị trường tiêu thụ và thị trường đầu vào, kỹ thuật chăm sóc, chính sách… với cụ thể của từng hộ khác nhau, các vấn đề này có mức độ thuận lợi, khó khăn khác nhau và cần xác định rõ để chúng ta có những phương hướng tạo điều kiện tốt cho hộ.

* Yếu tố thị trường

Một vấn đề không kém phần quan trọng trong sản xuất đối với hiệu quả nhân nuôi ĐVHD của hộ đó là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây không phải là đặc thù của ngành nhân nuôi ĐVHD mà nó là thực trạng chung của nông sản

54

Việt Nam. Thị trường tiêu thụ ổn định cao tức là nông phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó dẫn đến vòng quay vốn sẽ nhanh, giá bán cao tức là khoảng cách giá thành và giá bán cao làm thu nhập trên 1 đồng vốn lớn.

Phần lớn sản phẩm rắn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Đài Loan. Nhất là từ sau năm 2000 đến nay, việc buôn bán rắn giữa Việt Nam với Trung Quốc được thông thương mở rộng, sản lượng rắn xuất khẩu không ngừng tăng. Đối với thị trường nội địa, sản phẩm rắn đa số được tiêu thụ ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Thế nhưng điều đáng nói là, hầu hết rắn đều xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch chứ không bằng con đường chính ngạch. Để bán được rắn, đầu tiên người dân phải bán cho các đầu nậu ở Lạng Sơn, Móng Cái, các đầu nậu lại gom hàng cho đầu nậu lớn hơn và sau đó mới có thể xuất sang Trung Quốc. Qua nhiều khâu trung gian, người nhân nuôi ắt phải chịu thiệt thòi về giá.

Đối với nhím, đa số các hộ đang nhân nuôi nhím sinh sản, nhím giống được bán các hộ trong tỉnh hoặc một số vùng lân cận chứ chưa phát triển lắm nghề nuôi nhím thương phẩm nên thị trường chưa vươn xa. Trong những năm gần đây Nhím giống bão hòa nên giá thành bán nhím xuống thấp, bên cạnh đó thì thị trường nhím thịt lại chưa được phát triển nên các hộ nhân nuôi Nhím thực sự khó khăn.

Đối với lợn rừng, kỳ đà chủ yếu là nhân nuôi thương phẩm, sản phẩm được bán cho các nhà hàng, khách sạn ở trong tỉnh hoặc các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội… Điều đáng nói ở đây là cũng như rắn, người nhân nuôi muốn bán được sản phẩm phải thông qua một số khâu trung gian, người thu gom nên nhiều khi họ bị ép giá, chịu thiệt thòi.

Về vấn đề giá cả đầu ra biến động rất thất thường và ít có chu kỳ. Do đó, việc ổn định giá cả là yêu cầu cấp bách của nghề nhân nuôi ĐVHD để người dân yên tâm với nghề nhân nuôi ĐVHD.

55

* Yếu tố chính sách

Về cơ bản, các chính sách có chú ý và đề cập đến quyền lợi khai thác và sử dụng hợp pháp của người dân, có chính sách trợ giúp và khuyến khích nhân nuôi ĐVHD. Nhưng do không có các hoạt động khuyến khích hoặc trợ giúp thực sự, đặc biệt là trợ giúp về nguồn giống, nên việc thực thi còn mang nặng tính thừa hành pháp luật, chứ chưa chú trọng đến việc khuyến khích các khía cạnh tích cực của việc kinh doanh, nhân giống và khai thác bền vững.

Để được cấp phép nhân nuôi hay tiêu thụ sản phẩm, người nhân nuôi phải đi qua nhiều cửa, thủ tục rườm rà. Đầu tiên người dân phải qua Hạt kiểm lâm, đến Chi cục kiểm lâm, tiếp đến Cục kiểm lâm, sau đó lại chuyển theo hướng ngược lại mới hoàn tất thủ tục. Như vậy mất rất nhiều thời gian cũng như cơ hội của người nhân nuôi .

Theo kết quả đánh giá của người dân, các tổ chức chính quyền, xã hội và cơ quan thực thi chính sách đã chỉ ra một số điểm cần hoàn thiện chính sách như sau:

Các chính sách mạnh về tăng cường quản lý, bảo vệ và khuyến khích nuôi trồng, khai thác bền vững để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, đa số các chính sách mới chỉ được thực hiện ở giai đoạn đầu, vì thế hiệu quả thực tế chưa cao, không bắt kịp với sự phát triển và thay đổi của thực tế.

Việc ban hành dường như còn mang tính thủ tục, để đáp ứng các khoảng trống của pháp luật chứ chưa xuất phát từ động cơ quản lý hoặc tìm giải pháp thực sự. Cơ chế giám sát và đánh giá định kỳ trong khi thực hiện cũng ít dược chú trọng. Các mục tiêu và kế hoạch đề ra nhiều nhưng chưa

Người nhân nuôi Cục kiểm lâm Chi cục kiểm lâm Hạt kiểm lâm

56

được thực hiện triệt để. Chưa có sự gắn kết giữa việc quản lý bảo vệ tài nguyên thiên nhiên với quyền lợi của người tham gia, đặc biệt, chưa khuyến khích và hướng dẫn cộng đồng trong vùng đệm tìm ra các nguồn sống khác để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)