Tiềm năng và nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 41 - 44)

2.5.1 .Chọn mẫu điều tra

3.2. Tiềm năng và nguồn nhân lực

3.2.1 Tiềm năng về tài nguyên

* Tài nguyên đất: Theo các tài liệu thổ nhưỡng hiện có, đất đai Hải

Dương gồm 2 nhóm chính:

- Nhóm đất đồng bằng: chủ yếu là phù sa sơng Thái Bình có xen kẽ phần nhỏ phù sa sơng Hồng, diện tích 147.900 ha, bằng 88,97% diện tích đất tự nhiên trong tỉnh.

- Nhóm đất đồi núi: Diện tích 18.320 ha bằng 11,03% diện tích tự nhiên trong tỉnh, phân bố ở phía đơng bắc tỉnh, thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Mơn. Đây là vùng đất thích hợp cho việc phát triển nhân ni .

- Theo nguồn gốc phát sinh, đất đai của tỉnh được phân thành những loại sau:

+ Nhóm đất đồng bằng (đất lúa nước): Do hai hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình tạo nên, cũng là đất phù sa nhưng có tính chất và đặc điểm khác nhau. Đây là vùng đất thích hợp cho sản xuất lúa nước và các loại cây trồng khác cung cấp thức ăn tinh, các phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc.

+ Đất phù sa sông Hồng thường có màu nâu tươi, kết cấu tơi xốp, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, đất trung tính, ít chua, địa hình nghiêng dần từ phía sơng vào nội đồng. Các yếu tố dinh dưỡng từ trung bình đến tốt.

+ Đất phù sa hệ thống Thái Bình đa số có màu nâu nhạt hoặc hơi xám. Thành phần cơ giới thường từ trung bình đến thịt nặng.

33

Nguồn nước mặt của Hải Dương tương đối phong phú. Với 4 sông lớn, chiều dài 500 km và trên 2.000 km sơng ngịi nội đồng, tổng lượng dịng chảy qua tỉnh hàng năm trên 1 tỷ m3 nước. Tuy nhiên, nước phân bố không đều. Lượng dòng chảy về mùa hạ lớn (70 – 80%) chịu tác động của lũ thượng nguồn, nước có nhiều phù sa, dâng nhanh, phải đầu tư nhiều cho các cơng trình đê, kè cống mới tránh được lụt lội, vỡ đê. Về mùa cạn từ tháng 10 năm trước đến tháng 5 năm sau, lượng nước trên các sơng chỉ cịn 20 – 30% lượng nước cả năm. Tình trạng thiếu nước trong mùa khơ gây khơng ít khó khăn cho sanr xuất nông nghiệp và giao thông đường thuỷ, phải đầu tư lớn để nạo vét, khơi dòng.

Khu hạ lưu Kinh Môn, Tứ Kỳ, Thanh Hà về mùa cạn, khi triều lên mang theo nước mặn vào khá sâu, ảnh hưởng đến cây trồng.

Chất lượng nguồn nước mặt đang có biểu hiện nhiễm bẩn. Khu công nghiệp Việt Trì đã sử dụng nước sông Hồng 200.000m3/ngày đêm, thải ra sông trên 100.000m3. Khu công nghiệp Thái Nguyên sử dụng nước sông Cầu 260.000m3/ngày đêm, thải ra 192.000 m3/ngày đêm. Trong nước thải đều có chứa sắt và một số kim loại nặng khác. Nước thải từ các nhà máy thuộc khu công nghiệp Sài Đồng, Phố Nối đổ vào hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải cũng chứa kim loại nặng và các chất gây bẩn khác cần được xử lý triệt để.

Nguồn nước ngầm của tỉnh có trữ lượng khá phong phú. Lượng nước ngầm tại các giếng khoan có thể khai thác từ 30 – 50m3/ngày đêm. Nguồn nước ngầm nằm chủ yếu trong tầng chứa lỗ hổng Plutôxen, hàm lượng Cl dưới 200 mg/lit. Tầng khai thác phổ biến ở độ sâu trung bình từ 40 – 120m. Tuy nhiên chất lượng nước ngầm ở một số nơi có chứa nhiều ion, nước tạo váng kết tủa vàng phải lọc mới tạm sử dụng được. Có tới 10 – 12% số giếng khoan có hàm lượng Asen vượt ngưỡng an toàn, phải khử qua lọc cát và dàn phun mưa mới sử dụng được. Ngoài ra ở một số nơi phát hiện tầng nước ngầm có độ sâu 250 – 350m, nước có chất lượng tốt có thể khai thác phục vụ

34

sinh hoạt cho nhân dân.

* Tài nguyên rừng

Theo Nghị quyết số 15/2007/NĐ-CP V/v điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010, tỉnh Hải Dương hiện có diện tích đất lâm nghiệp là 8.858,55 ha thuộc 2 huyện Chí Linh 7.544,94 ha và Kinh Mơn 1.313,61 ha, trong đó rừng đặc dụng 1.353,71 ha (Chí Linh 1.092,12 ha, Kinh Mơn 261,59 ha) rừng phòng hộ 7.504,84 ha (Chí Linh 6.452,82 ha, Kinh Mơn 1.052,02 ha). Theo tiêu chí phân loại giữa đất nơng nghiệp và đất lâm nghiệp qua kiểm kê phân loại rừng thì hiện tại đất lâm nghiệp của tỉnh có 11.935,75 ha phân bố ở 2 huyện: Chí Linh 10.296,19 ha và Kinh Môn 1.639,56 ha.

Tài nguyên rừng của Hải Dương có ý nghĩa quan trọng đặc biệt về cảnh quan, du lịch và cân bằng môi trường sinh thái. Rừng đặc dụng gắn với các di tích lịch sử văn hố lớn của đất nước như Côn Sơn - Kiếp Bạc, An Phụ, nơi lưu giữ dấu tích các anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Trần Liễu, Chu Văn An…

* Khoáng sản

Hải Dương có tiềm năng về khống sản phi kim loại, gồm các loại đá vôi, đất sét, cao lanh, than đá, than bùn, bơ xít, thuỷ ngân, cung cấp cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ xi măng, gạch chịu lửa và hoá chất, chủ yếu phân bố ở khu vực Đơng bắc thuộc 2 huyện Chí Linh và Kinh Mơn.

3.2.2 Nguồn nhân lực

Dân số trung bình tồn tỉnh là 1.711.522 người, mật độ 1.037 người/km2, tỷ lệ tăng tự nhiên giảm dần từ 1,05% năm 2001 còn 0,996% năm 2005. Số dân thành thị 266.435 người chiếm 15,57%. Số người trong độ tuổi lao động là 1.063.812 người chiếm tỷ lệ 62,16%.

Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng lớn (84,43%) chủ yếu làm nông nghiệp. Ngoài canh tác toàn tỉnh có 1.100

35

làng/1.420 làng có sản xuất ngành nghề tiểu thủ cơng nghiệp, trong đó trên 50 làng có quy mơ phát triển khá mạnh, 32 làng được cơng nhận đạt tiêu chí làng nghề. Nhiều sản phẩm làng nghề như mộc, gốm sứ, kim hoàn, mây tre, chế biến bánh kẹo… đã có thương hiệu khá nổi tiếng trong tỉnh, trong vùng.

Tuy nguồn lao động dồi dào, nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp (26,62%). Năng suất lao động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản chỉ bằng 38% so với mức trung bình của tỉnh, trong khi năng suất trong cơng nghiệp và xây dựng gấp 3,7 lần, dịch vụ gấp 3 lần. Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm gần 80%. Cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cịn hạn chế. Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi nơng nghiệp cịn nhiều khó khăn.

Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, như lao động nông nghiệp từ 82,4% năm 2000 còn 70,0% năm 2005, lao động phi nông nghiệp tăng từ 17,6% năm 2000 lên 30,0% năm 2005, nhưng do số lao động nông nghiệp quá đông và thời gian sử dụng lao động trong nơng nghiệp cịn thấp, nên thu nhập của lao động nông nghiệp và dân cư nơng thơn cịn ở mức thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao (17,9%), việc cải thiện đời sống đối với các vùng thuần nông chuyển biến chậm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)