Nhu cầu phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Hả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 71)

Dương

Điều tra sơ bộ cho thấy, khi được hỏi về nhu vầu phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD thì rất nhiều cở sở đều trả lời là có nhu cầu, mong muốn được phổ biến kiến thức, kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD. Kết quả phỏng vấn cho thấy các cở sở nhân nuôi ĐVHD có nhu cầu được tập huấn về kỹ thuật nhân

63

nuôi ĐVHD chiếm 55% tổng số các cơ sở nhân nuôi. Điều này chứng tỏ rằng phần lớn các cơ sở nhân nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay đang rất thiếu và yếu về kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD. Trong khi đó các cơ sở nhân nuôi lại ngày càng gia tăng về số lượng, kỹ thuật chưa đảm bảo, các cơ sở nhỏ lẻ, manh nún.

Điều tra cho thấy 22% các cở sở nhân nuôi không có nhu cầu tập huấn về kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD, số lượng này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các cơ sở nhân nuôi ĐVHD. Đây chủ yếu là các hộ đã nhân nuôi nhiều năm đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nhân nuôi ĐVHD. Các hộ không có nhu cầu tập huấn tập huấn đều là những hộ nuôi những loài ĐVHD đã được nhân nuôi lâu ở địa phương như Rắn, Lợn rừng và Nhím. Còn lại là các hộ không có ý kiến về việc tập huấn kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD, chiếm 23% tổng số cơ sở nhân nuôi. Đây là nhưng hộ nhân nuôi nhỏ lẻ hoặc chỉ nuôi làm cảnh nên họ không đi sâu vào kỹ thuật. Các hộ còn lại có nhu cầu tập huấn chiếm 55% là những hộ mới thực hiện việc nhân nuôi ĐVHD trong vài năm trở lại đây và những hộ nhân nuôi những loài mới như Kỳ Đà, Công, Cá sấu,…

Từ thực tế trên cho thấy, vấn đề đặt ra ở đây là cần có những chương trình phổ biến kỹ thuật cho các cơ sở nhân nuôi ĐVHD để họ có thêm hiểu biết, kỹ thuật về nhân nuôi ĐVHD góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen ĐVHD.

Các cơ sở nhân nuôi có nhu cầu được phổ biến về kỹ thuật nuôi, sinh sản, quy cách chuồng trại, chăm sóc, cách phòng và điều trị bệnh. Ngoài các yếu tố về kỹ thuật nhân nuôi thì các cơ sở còn có nhu cầu được tập huấn, phổ biến kiến thức về các loài có giá trị kinh tế, thủ tục đăng ký chăn nuôi ĐVHD và một yếu tố quan trọng nữa là thị trường tiêu thụ. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý có thể triển khai các chương trình phổ biến kiến thức về nhân

64

nuôi ĐVHD phù hợp với nhu cầu của từng địa bàn trong tỉnh, góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen ĐVHD.

4.4.3. Hình thức phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD

Có rất nhiều hình thức phổ biến kiến thức về nhân nuôi ĐVHD song cần lựa chọn hình thức phù hợp với nhu cầu của từng địa bàn để đem lại hiệu quả tốt nhất. Kết quả phỏng vấn cho thấy hình thức phổ biến kiến thức nhân nuôi ĐVHD có hiệu quả nhất hầu hết các địa bàn ở Hải Dương là hình thức thăm quan mô hình thực tế tại các cơ sở nhân nuôi ĐVHD thành công, chiếm 65%. Đây là hình thức được áp dụng rộng rãi vì các cơ sở nhân nuôi sau có thể học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật nhân nuôi, tham quan mô hình, quy cách chuồng trại từ các cơ sở mới nhân nuôi ĐVHD đã thành công và mua con giống tại các cơ sở này. Một hình thức cũng được rất nhiều cơ sở sử dụng trong nhân nuôi đó là thông qua sách báo, sách hướng dẫn kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD, hình thức này chiếm 23% ở các huyện. Còn lại một số cơ sở thông qua các chương trình truyền hình, internet, hoặc qua các lớp tập huấn kỹ thuật để nâng cao kiến thức về nhân nuôi ĐVHD, hình thức này chiếm khoảng 12%. Một số cơ sở nhân nuôi nhỏ lẻ hoặc nuôi làm cảnh thường thông qua các chương trình truyền hình hoặc sách báo, gia đình tự tìm hiểu và học về nhân nuôi ĐVHD.

Từ kết quả điều tra có thể thấy được những hình thức phổ biến kiến thức về nhân nuôi ĐVHD mang lại hiệu quả cao. Đây là cơ sở để các cơ quan quản lý đưa ra các biện pháp quản lý, hỗ trợ kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD phù hợp với từng địa bàn.

4.5. Kết quả và hiệu quả kinh tế nhân nuôi ĐVHD

4.5.1 Đầu tư chi phí trong nhân nuôi ĐVHD đối với các loài vật nuôi

Chi phí là một bộ phận quyết định chủ yếu đến hiệu quả sản xuất nói chung và hiệu quả kinh tế của nghề nhân nuôi ĐVHD nói riêng. Nếu kết quả

65

thu được như nhau thì chi phí ít hơn có hiệu quả cao hơn. Vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất một cách đầy đủ và hợp lý sẽ giúp cho việc đánh giá hiệu quả được chính xác và sát thực.

Bảng 4.9. Tổng hợp chi phí nhân nuôi ĐVHD bình quân 1 hộ theo loài

Chỉ tiêu Rắn Lợn rừng Nhím SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) SL (tr.đồng) CC (%) Tổng chi phí 1122,,66 110000 4400,,88 110000 3377,,11 110000

1. Mua con giống 6,6,55 5151,,66 2626,,00 6363,,77 2222,,00 5959,,33 2. Thức ăn 2,2,99 2323,,00 6,6,33 1515,,44 66,,55 1717,,55 3. Thuốc thú y 0,0,55 4,4,00 0,0,99 2,2,2 2 00,,99 2,2,44 4. Chi phí vật chất

khác 0

0,,22 1,1,66 0,0,55 1,1,2 2 00,,55 1,1,33

5. Chi tiền điện nước 0,0,22 1,1,66 0,0,55 1,1,2 2 00,,55 1,1,33 6. Trả lãi vốn vay 0,0,99 7,7,11 2,2,99 7,7,1 1 33,,00 8,8,11 7. Công lao động 0,0,99 7,7,11 3,3,00 7,7,4 4 33,,00 8,8,11 8. Khấu hao TSCĐ 0,0,55 4,4,00 0,0,77 1,1,7 7 00,,77 1,1,99

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

Qua bảng 4.9 cho thấy: Tổng chi phí cho nhân nuôi ĐVHD ở các loài có sự khác nhau, thể hiện tổng chi phí bình quân 1 hộ cho nhân nuôi rắn, nhân nuôi lợn rừng và nhân nuôi nhím đà lần lượt là 12,6 triệu đồng; 40,8 triệu đồng và 37,1 triệu đồng. Trong đó chi phí mua con giống chiếm tỷ lệ cao nhất trên 50% trở lên. Thức ăn là nguyên liệu không thể thiếu được trong nhân nuôi nói chung và nhân nuôi ĐVHD nói riêng, vật nuôi phải được ăn thì mới tồn tại và phát triển được. Mặt khác giá cả thức ăn lại phụ thuộc vào mùa vụ; như rắn thức ăn là chuột thì mùa thu hoạch lúa, màu, chuột dễ bắt hơn và giá cả rẻ hơn còn mùa lúa con gái giá chuột thường đắt hơn do chuột có nhiều chỗ ẩn nấp khó bắt. Thức ăn dạng công nghiệp phụ thuộc vào giá cả trên thị trường vì vậy chi phí về thức ăn chiếm tỷ lệ cao thứ hai trong tổng chi phí đầu tư và cũng

66

khác nhau ở các loài khác nhau với 23,3% ở Rắn, lợn rừng là 15,4% và 17,5% ở loài Nhím. Thuốc thú y sử dụng trong nhân nuôi ĐVHD là những thuốc thông thường nên giá cả ít biến động và lượng sử dụng cũng chiếm tỷ lệ nhỏ.

Thời gian lao động đầu tư cho các loài rất khác nhau tùy vào mỗi loài với chủ yếu là lào động gia đình. Lao động thuê ngoài không có vì quy mô của người nhân nuôi chưa cần phải thuê lao động ngoài mà tận dụng lao động trong gia đình.

Đặc biệt vì nhân nuôi ĐVHD là một loại hình đặc thù do vậy Nhà nước hiện vẫn đang khuyến khích các hộ gia đình nuôi để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm góp phần xoá đói, giảm nghèo do đó các hộ nhân nuôi chưa phải nộp thuế.

4.5.2. Hiệu quả sản xuất trong nhân nuôi ĐVHD

Giá trị sản xuất bình quân 1 hộ đối với hộ nuôi rắn, lợn rừng và Nhím được thể hiện ở bảng 4.10

Bảng 4.10. Thu nhập từ hoạt động nhân nuôi ĐVHD của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Nhím

Tổng số hộ điều tra Hộ 32 4 10

I. Tính tất cả các hộ điều tra

1. Khối lượng sản phẩm thu được - Sản phẩm chính Kg 6.6.111122,,5533 2.2.112244,,4400 4.4.334422,,5500 - Sản phẩm phụ Kg 4949,,6611 0,0,0000 0,0,0000 2. Giá trị sản xuất Tr. đ 2.2.969655,,9988 424244,,8888 868688,,5500 3. Chi phí trung gian Tr. đ 374,40 151,20 341,00 4. Giá trị gia tăng Tr. đ 2.591,58 273,68 527,50 5. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 2.575,58 270,88 520,50

II. Tính bình quân 1 hộ điều tra

1. Giá trị sản xuất Tr. đ 92,69 106,22 86,85 2. Chi phí trung gian Tr. đ 11,70 37,80 34,10 3. Giá trị gia tăng Tr. đ 80,99 68,42 52,75 4. Thu nhập hỗn hợp Tr. đ 80,49 67,72 52,05

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2013

67

rừng và Nhím tương ứng lần lượt là 92,69 triệu đồng; 106,22 triệu đồng và 86,85 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, thu nhập hỗn hợp bình quân của các hộ tương ứng là 80,49 triệu đồng; 67,72 triệu đồng và 52,05 triệu đồng.

Tỷ lệ sản phẩm phụ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu tổng sản phẩm nhân nuôi rắn vì sản phẩm phụ ở đây là xác và da rắn lột, còn nhân nuôi lợn rừng và kỳ đà không có sản phẩm phụ.

Qua đó cho thấy nhân nuôi các loài ĐVHD nói trên đều mang lại thu nhập hỗn hợp cao cho các hộ nhân nuôi, trong đó nhân nuôi Rắn cao hơn nhân nuôi Lợn rừng và Nhím. Từ đó góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ đồng thời tạo điều kiện cho các ngành nghề khác phát triển theo như các dịch vụ về thức ăn, thuốc thú y, vận chuyển, xây dựng, chế biến.

* Nhận xét chung về hiệu quả kinh tế chăn nuôi ĐVHD

Số liệu bảng 4.10 cho thấy giá trị sản xuất từ mô hình chăn nuôi ĐVHD đem lại bình quân là 95,25 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất của chăn nuôi Lợn rừng cao nhất đạt 106,22 triệu đồng/hộ, giá trị sản xuất của chăn nuôi rắn là 92,69 triệu đồng/hộ, chỉ tiêu này của chăn nuôi Nhím là 86,85 triệu đồng/hộ. So sánh 3 mô hình chăn nuôi qua các chỉ tiêu trong bảng 4.11 ta thấy hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi Rắn đạt được cao nhất, cao hơn hẳn các mô hình còn lại không chỉ ở tất cả các chỉ tiêu.

Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ĐVHD

(Tính bình quân 1 hộ điều tra)

STT Chỉ tiêu ĐVT Rắn Lợn rừng Nhím Bình quân 1 GO Tr. đ 92,69 106,22 86,85 95,25 2 IC Tr. đ 11,70 37,80 34,10 27,87 3 VA Tr. đ 80,99 68,42 52,75 67,39 4 MI Tr. đ 80,49 67,72 52,05 66,75 5 GO/IC Lần 7,92 2,81 2,55 4,43 6 VA/IC Lần 6,92 1,81 1,55 3,43 7 MI/IC Lần 6,88 1,79 1,53 3,40

68

Giá trị gia tăng của chăn nuôi rắn là 80,99 triệu đồng/hộ và thu nhập hỗn hợp là 80,49 triệu đồng/hộ. Các chỉ tiêu này tương ứng với chăn nuôi lợn rừng là 68,42 triệu đồng; 67,72 triệu đồng. Với nhân nuôi nhím là 52,75 triệu đồng; 52,05 triệu đồng. Qua các chỉ tiêu này ta thấy sự chênh lệch rõ ràng giữa 3 mô hình nhân nuôi ĐVHD.

Tương tự với các chỉ tiêu GO/IC; VA/IC; MI/IC ta cũng thu được kết quả là giá trị của mô hình nhân nuôi rắn lớn nhất. Như vậy nhân nuôi rắn là mô hình mang lại thu nhập cao cho người dân địa phương. Tuy nhiên, nhân nuôi rắn đòi hỏi phải có kinh nghiệm và cũng có khó khăn riêng nên tuỳ vào từng điều kiện cụ thể phát triển loài nuôi cho phù hợp.

4.6. Định hướng và một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương

4.6.1 Định hướng

4.6.1.1. Quan điểm chung

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp và nông thôn với kinh nghiệm và thành tựu đạt được, tỉnh Hải Dương chủ trương phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, từng bước thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông thôn, khuyến khích phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, đồng thời phát huy cao độ các nguồn lực về tự nhiên, kinh tế, xã hội, nguồn lao động, vốn của nông dân và vốn của Nhà nước, hộ hạ tầng hiện có nhằm phát triển nông nghiệp có hiệu quả và bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm, tăng sản lượng, chất lượng nông sản, cung cấp cho tiêu dùng, nhân nuôi , chế biến và xuất khẩu với nhu cầu ngày càng tăng, cải thiện đời sống và bộ mặt nông thôn.

69

Phát huy tối đa tiềm năng về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động và kinh nghiệm nhân nuôi , phát triển toàn diện đa dạng chú trọng nhân nuôi các loài lợi thế, chuyển từ nhân nuôi phân tán mang tính tận dụng quy mô nhỏ sang nhân nuôi sản xuất hàng hoá với quy mô phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật và nhu cầu tiêu thụ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đặc biệt là công tác giống, thức ăn nhân nuôi , công tác thú y… để đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Đẩy mạnh phát triển nhân nuôi ĐVHD dựa trên cầu về sản phẩm của thị trường theo hướng đa dạng hoá, đồng thời phải chú trọng các thị trường trọng điểm.

Đẩy mạnh phát triển nhân nuôi ĐVHD ở các hộ nông dân, tìm kiếm thị trường tiêu thụ đặc biệt là xuất khẩu. Phát huy lợi thế so sánh của vùng tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển một nền nông nghiệp bền vững.

Tuy nhiên các quan điểm trên phải được vận dụng một cách tổng hợp để xây dựng nên định hướng đúng và các giải pháp mang tính khả thi.

4.6.2. Một số giải pháp phát triển nhân nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương

Để các hộ phát triển nghề nhân nuôi ĐVHD theo định hướng trên và cũng để giải quyết những khó khăn,dưa trên kết quả nghiên cứu đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp chủ yếu như giải pháp về chính sách, vốn và kỹ thuật, giải pháp về chính sách, về thị truờng,… Trong các giải pháp này thì giải pháp về thị trường, chính sách là có tính quyết định lớn đến phát triển nghề nhân nuôi ĐVHD mang tính đặc thù này. Tuy nhiên cần thực hiện đồng thời và thống nhất các giải pháp này, khi các giải pháp được thực hiện tốt thì kết quả và hiệu quả của nghề nhân nuôi ĐVHD được nâng cao, giải quyết được nhiều chỗ làm việc mới, thu nhập của người lao động được nâng lên và dần ổn định. Từ đó góp phần nâng cao mức sống và cải thiện chất lượng cuộc

70

sống cho người dân địa phương. Các giải pháp cụ thể như sau:

4.6.2.1. Tăng cường sử dụng công cụ luật

Tăng cường yếu tố bảo vệ, phát triển nhân nuôi ĐVHD vào các chính sách hiện hành và sẽ ban hành của các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển ngành nghề ở nông thôn trong tỉnh và các chủ trương chính sách, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Cụ thể hoá quy ước, xây dựng chế tài nghiêm minh, tăng cường thanh tra- kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh, kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, đồng thời ban hành những chính sách khen thưởng, biểu dương những cơ sở thực hiện tốt bảo vệ ĐVHD.

Quy định cụ thể về điều kiện nhân nuôi các loài ĐVHD phù hợp với thực tế địa phương và quy định tại Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 71)