Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 27)

Để đạt ứng được mục tiêu đặt ra đề tài tiến hành thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây:

1. Đánh giá tình hình quản lý nhân nuôi và buôn bán ĐVHD ở Hải Dương.

2. Xác định các loài ĐVHD được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh; 3. Đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật trong nhân nuôi ĐVHD;

4. Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong nhân nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh.

5. Đề xuất định hướng và các giải pháp nhằm phát triển, nâng cao hiệu

quả kinh tế nhân nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương. 2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Chọn mẫu điều tra

Mẫu điều tra gồm các hộ nhân nuôi, hộ buôn bán sản phẩm ĐVHD, các hộ không nuôi nhưng gần các hộ có nuôi ĐVHD, các cơ quan quản lý (chính quyền, kiểm lâm).

- Hộ buôn bán ĐVHD: Bao gồm các hộ thu gom, buôn bán trung gian, mua bán và xuất khẩu tiểu ngạch.

- Các cán bộ cơ quan quản lý các cấp: Cán bộ chính quyền, kiểm lâm, quản lý thị trường.

- Hộ dân không nuôi nhưng ở gần hộ nuôi ĐVHD.

Đề tài đã tiến hành điều tra 60 hộ gia đình/cá nhân bao gồm các thành phần trên thuộc các địa phương trong toàn tỉnh.

19

Các thông tin chính cần thu thập:

+ Thời gian hộ gia đình/ doanh nghiệp bắt đầu nhân nuôi ĐVHD

+ Số lượng loài, số cá thể/loài ĐVHD mà gia đình/doanh nghiệp đã và đang nhân nuôi.

+ Các biện pháp kỹ thuật mà gia đình/doanh nghiệp đã áp dụng trong việc nhân nuôi từng loài ĐVHD

+ Những kiến nghị của hộ gia đình/doanh nghiệp về cơ chế chính sách, kỹ thuật, vốn... để việc nhân nuôi ĐVHD được thuận lợi và phát triển

+ Trong thời gian tới hộ gia đình/doanh nghiệp dự định sẽ mở rộng hay thu hẹp việc nhân nuôi, nếu mở rộng thì sẽ ưu tiên nhân nuôi loài gì với số lượng là bao nhiêu?

Thông tin chi tiết cần thu thập được thể hiện ở phụ lục 01 và 02

2.5.2. Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu

2.5.2.1. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Các thông tin điều tra được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp thống kê trong phần mềm Excel.

Số lượng các loài ĐVHD nhân nuôi tại Hải Dương được thống kê theo huyện và theo nhóm loài, từ đó phân tích xác định những loài ĐVHD được người dân nhân nuôi với số lượng lớn.

Tên các loài ĐVHD được nhân nuôi tại địa phương được xác định theo các tài liệu sau đây:

Định loại các loài thú bằng sách hướng dẫn nhận biết có hình vẽ màu của Francis (2001; 2008), Nadler và Nguyễn Xuân Đặng (2008).

Các loài chim được định loại bằng các tài liệu: Craig Robson (2000), Nguyễn Cử và đồng tác giả (2000). Tên phổ thông và tên Latinh của các loài chim theo Nguyễn Lân Hùng Sơn và Nguyễn Thanh Vân (2011), và Võ Quý và Nguyễn Cử (2000).

20

Các loài bò sát và lưỡng cư theo tài liệu của Đào Văn Tiến (1977, 1978, 1981), Nguyễn Văn Sáng và cộng sự (2009).

2.5.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế

(1). Nội dung hiệu quả kinh tế:

Mục đích của sản xuất hàng hoá là thoả mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần cho xã hội. Mục đích đó được thực hiện khi nền sản xuất xã hội tạo ra những kết quả hữu ích ngày càng cao cho xã hội. Sản xuất đạt mục tiêu về hiệu quả kinh tế khi có một khối lượng nguồn lực nhất định tạo ra khối lượng sản phẩm hữu ích lớn nhất.

Theo các quan điểm trên thì hiệu quả kinh tế luôn liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó nội dung để xác định hiệu quả kinh tế bao gồm các nội dung sau:

- Xác định các yếu tố đầu vào: Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem xét kết quả hữu ích được tạo ra như thế nào, từ nguồn chi phí bao nhiêu, trong các điều kiện cụ thể nào, có thể chấp nhận được hay không. Như vậy, hiệu quả kinh tế liên quan trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và việc sử dụng nó với các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất.

- Xác định yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được, các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận.

Bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với lượng hao phí xã hội. Ở mỗi quốc gia, bản chất của hiệu quả kinh đều xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, mục đích là làm thế nào để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong khi mọi nguồn lực trong xã hội có giới hạn.

21

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay được áp dụng trong nghiên cứu kinh tế ở nước ta như sau:

a) Công thức 1: Hiệu quả = Kết quả thu được - Chi phí bỏ ra, hay H = Q - C Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả thu được; C: chi phí bỏ ra

Công thức này cho ta nhận biết quy mô hiệu quả của đối tượng nghiên cứu.

Loại chỉ tiêu này được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau tuỳ thuộc vào phạm vi tính chi phí (C) là chi phí trung gian hoặc chi phí vật chất hoặc tổng chi phí. Xác định hiệu quả kinh tế từ các chỉ tiêu chủ yếu của hệ thống tài khoản quốc gia và được xác định bằng các công thức sau:

* Tổng giá trị sản xuất (GTSX): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.

* Chi phí sản xuất bỏ ra, có thể biểu hiện theo các phạm vi tính toán sau:

- Tổng chi phí trung gian (CPTG): Là toàn bộ các khoản chi phí thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua và thuê các yếu tố đầu vào và chi phí dịch vụ trong thời kỳ sản xuất ra tổng sản phẩm đó.

- Tổng chi phí vật chất (CPVC): Là toàn bộ các khoản chi phí chi phí vật chất tính bằng tiền, gồm chi phí trung gian cộng với khoản chi phí khấu hao tài sản cố định, khoản tiền thuế và chi phí tài chính khác trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm đó.

- Tổng chi phí sản xuất (CPSX): Là tổng hao phí tính bằng tiền của các nguồn tài nguyên và các chi phí dịch vụ vật chất khác tham gia vào quá trình sản xuất ra tổng sản phẩm đó. Hay tổng chi phí sản xuất được bao gồm tổng chi phí vật chất và chi phí tính bằng tiền của lao động gia đình.

* Hiệu quả đựơc tính theo công thức 1 biểu hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: - Giá trị gia tăng được tính: GTGT = GTSX – CPTG

22

- Thu nhập hỗn hợp được tính: TNHH = GTSX – CPVC - Lợi nhuận được tính: LN = GTSX - CPSX

b) Công thức 2: Hiệu quả = Kết quả thu được/chi phí bỏ ra, hay H = Q/C Việc tính toán theo công thức này cho phép xác định kết quả sản xuất (tính phần tử số) và chi phí sản xuất (tính phần mẫu số) có phạm vi rộng hơn.

Phần tử số có thể là kết quả và hiệu quả chung như là: tổng giá trị sản xuất, hoặc giá trị gia tăng, hoặc thu nhập hỗn hợp, hoặc lợi nhuận. Phần mẫu số có thể hiệu là chi phí các yếu tố đầu vào như: tổng chi phí bằng tiền (CPTG, CPVC, CPSX) hay tổng vốn đầu tư sản xuất; tổng diện tích đất canh tác; tổng số lao động đầu tư trong sản xuất ra sản phẩm đó.

c) Công thức 3: So sánh mức chênh lệch của kết quả sản xuất với mức chênh lệch của chi phí bỏ ra. So sánh số tuyệt đối và số tương đối, công thức tính cụ thể như sau:

H = ∆Q - ∆C (1) và H = ∆Q/∆C (2)

- Cách xác định kết quả sản xuất thu được và chi phí sản xuất bỏ ra cũng được hiểu tương tự như đối với công thức thứ hai trên. Xác định ∆Q và ∆C là chênh lệch của Q và C theo thời gian hay theo tình huống của đối tượng cụ thể mà ta cần nghiên cứu. Do đó ở đây cũng có nhiều chỉ tiêu xác định cụ thể, tuỳ từng đối tượng và mục đích nghiên cứu mà lựa chọn chỉ tiêu cho phù hợp.

- Chỉ tiêu đánh giá ở trường hợp (1) phản ánh mức hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một lượng chi phí yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. Trường hợp (2) phản ánh mức độ hiệu quả đạt được khi đầu tư thêm một đơn vị yếu tố đầu vào nào đó cho sản xuất. Nhóm chỉ tiêu thứ (3) này thường được sử dụng xác định hiệu quả kinh tế của đầu tư theo chiều sâu hoặc hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

(3). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nhân nuôi ĐVHD:

23

tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế đó là: Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q) và nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến mẫu số (C).

Nhóm yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến tử số (Q): Nhóm này thể hiện giá trị sản phẩm của một quá trình sản xuất, nó phụ thuộc vào hai yếu tố là giá bán và sản lượng hàng hoá sản xuất ra.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán như: thị phần của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, thời điểm bán sản phẩm, kênh tiêu thụ sản phẩm, quy cách, tính chất của sản phẩm, chiến lược của nhà sản xuất, thị hiếu người tiêu dùng, chính sách phát triển sản xuất của đất nước cũng như của các đối thủ cạnh tranh,...

- Các yếu tố ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm: Hình thức và rủi ro trong vận chuyển, điều kiện tự nhiên (đặc biệt là đối với sản phẩm ngành thuỷ sản), thị trường tiêu thụ và hình thức bảo quản,..

Nhóm yếu tố ảnh hưởng đến mẫu số (C): Trong quá trình sản xuất, đây là tập hợp tất cả các chi phí nguồn lực đầu vào và các yếu tố ảnh hưởng đến các nguồn lực đó. Các chi phí cơ bản phục vụ sản xuất thường có: con giống, sức lao động, thức ăn, thuốc thú y,.. tuy nhiên chi phí cho mỗi nguồn lực lại chịu rất nhiều các yếu tố khác nhau, cụ thể là:

- Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nguyên vật liệu như: giá mua con giống, chất lượng con giống, giá thức ăn và thuốc thú y, điều kiện tự nhiên của vùng thu mua, thời gian thu mua, đối tượng cung cấp, hình thức vận chuyển,..

+ Các yếu tố ảnh hưởng đến khấu hao tài sản cố định như: đặc điểm vùng sinh thái, tính hiện đại của công nghệ, giá thành lắp giáp, thời gian sử dụng, nhà cung cấp,..

+ Chi phí lao động phục vụ sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: sức lao động, trình độ lao động, thị trường lao động, chiến lược đào tạo sử dụng của nhà sản xuất,..

24

+ Chi phí thuế sản xuất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như: chính sách thuế của Nhà nước, mặt hàng của doanh nghiệp sản xuất, thị trường bán sản phẩm của doanh nghiệp,..

Như vậy, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, chính sách và cơ chế quản lý của quốc gia, trình độ năng lực của nhà sản xuất và lực lượng lao động, mức độ phát triển của khoa học công nghệ, tập quán tiêu dùng,.. Từ nhận định đó có thể rút ra một số nhận xét về hiệu quả kinh tế là:

+ Việc làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh tế, đánh giá chính xác được hiệu quả kinh tế là rất khó khăn. Để làm được việc đó cần phải đánh giá chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, các yếu tố cấu thành và tác động đến đầu vào và đầu ra của qúa trình sản xuất.

+ Hiệu quả kinh tế luôn biến động, chỉ thể hiện tương đối chính xác mối quan hệ giữa giá trị các yếu tố đầu vào và giá trị sản phẩm đầu ra trong một giai đoạn nhất định.

+ Bất kỳ thời điểm nào hiệu quả kinh tế cũng nằm ở 1 trong 3 khả năng, đó là H < 1, H = 1, H > 1. Trong trường hợp H < 1 hay H = 1, khi chi phí các yếu tố đầu vào lớn hơn hay bằng giá trị sản phẩm sản xuất ra (lỗ hay hoà vốn), trường hợp này không đạt hiệu quả kinh tế. Như vậy, chỉ có trường hợp H > 1 mới đạt hiệu quả kinh tế. Do đó bất kỳ nhà sản xuất nào cũng cố gắng áp dụng khoa học tiên tiến để tiết kiệm nguyên vật liệu và hao phí lao động; áp dụng chiến lược tiếp thị, quan hệ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm đồng thời mua đủ nguyên vật liệu tốt, rẻ hơn và bán sản phẩm với giá đắt nhất. Tất cả các cố gắng đó chỉ nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Đạt hiệu quả kinh tế là mục đích chung của các nhà sản xuất và quản lý trong cả quá trình sản xuất.

25

- Góp phần giảm chi phí và phát triển sản xuất cho ổn định và phát triển nhân nuôi ĐVHD, tận dụng tối đa diện tích hiện có, làm tăng giá trị cho tài nguyên đất, góp phần phát triển cân đối bền vững và ổn định trong sản xuất ở nông thôn.

- Nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất đồi núi thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp.

- Hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học trong nhân nuôi ĐVHD.

- Hiệu quả xã hội: tạo việc làm, tăng thu nhập và làm giàu cho nông dân, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Hiệu quả môi trường: giảm ô nhiễm môi trường.

Trong những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những vùng đất đồi núi từ đó hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp ở những nơi này cũng được nâng lên rõ rệt. (5). Hệ thống chỉ tiêu đánh giá:

* Chỉ tiêu đánh giá kết quả

- Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra tron một thời gian nhất định, thường là 1 năm. Trong sản xuất của nông hộ giá trị sản xuất là giá trị các loại sản phẩm chính, sản phẩm phụ sản xuất ra trong năm.

GO = ∑Qi * Pi

Trong đó: Qi: Khối lượng sản phẩm loại i Pi: Giá bán sản phẩm loại i

- Tổng giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sáng tao ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất. Nó phản ánh trình độ đầu tư chi phí vật chất, lao động và khả năng tổ chức quản lý của chủ thể sản xuất. Tuy vậy, đối với hộ gia đình việc tính giá trị gia tăng là rất khó

26

chính xác.

VA = GO – IC

Trong đó: IC là chi phí trung gian, không bao gồm khấu hao và thuế. - Thu nhập hỗn hợp (MI) phản ánh khả năng đảm bảo đời sống và tích luỹ của người sản xuất. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với hộ trong điều kiện sản xuất chủ yếu dựa vào các nguồn lực gia đình.

MI = VA – (A + T)

Trong đó: A là phần khấu hoa tài sản cố định T là thuế

- Thu nhập thuần tuý (Lợi nhuận) (Pr): Là phần lãi trong thu nhập hỗn hợp khi sản xuất trong một chu kỳ sau khi trừ đi chi phí cơ hội của lao động gia đình.

Pr = MI – La * Pl

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)