Thực trạng kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 70 - 71)

Nghề nhân nuôi ĐVHD tại Hải Dương khá phát triển với một số lượng lớn các cá thể đang được nhân nuôi. Phần lớn các loài được người dân nhân nuôi chủ yếu là các loài động vật quý hiếm, có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, việc nhân nuôi phát triển ĐVHD còn theo hướng tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, chưa có quy hoạch hệ thống cả về quy mô, thành phần loài, số lượng... và thiếu định hướng thị trường tiêu thụ các sản phẩm về ĐVHD. Vì vậy hầu hết các cơ sở nhân nuôi còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm về nhân nuôi ĐVHD.

Điều tra 60 hộ nhân nuôi ĐVHD với các loài phổ biến như nhím, các loài rắn, cá sấu, lợn rừng.... thì các cơ sở có kỹ thuật nhân nuôi hoàn thiện chỉ chiếm một phần nhỏ (28%). Một số cơ sở chỉ nuôi với mục đích làm cảnh nên không đi sâu vào kỹ thuật nuôi. Một số hộ thì mới nuôi lần đầu nên còn rất thiếu về kinh nghiệm, hiểu biết về đặc tính sinh học, sinh thái của loài, kỹ thuật thuần dưỡng, chăm sóc khi con vật bị bệnh nên chúng thường vị ốm hoặc chết...

Trong số các loài ĐVHD được nhân nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương, một số loài được nhiều hộ gia đình nhân nuôi với số lượng lớn như: Rắn, nhím. Chính vì vậy mà tại các hộ gia đình nhân nuôi các loài này công tác kỹ thuật thường hoàn thiện hơn so với các hộ nhân nuôi nhỏ lẻ, manh mún. Đặc biệt đối với các hộ nhân nuôi nhím số lượng lớn thì có khoảng 45% các hộ đã hoàn thiện về kỹ thuật, các hộ gia đình nhân nuôi rắn là 42%, lợn rừng là 25%. Trái lại tại những hộ gia đình nhân nuôi nhỏ lẻ hoặc các loài được nhân nuôi với số lượng nhỏ, công tác kỹ thuật mới chỉ được hoàn thiện trong khoảng từ 0 – 25%, như hươu sao (21%), gấu(12%), Kỳ đà (23%)....

62

lớn và lâu năm thường có nhiều kinh nghiệm trong việc nhân nuôi, chăm sóc cũng như phòng trị bệnh cho ĐVHD, từ đó công tác kỹ thuật trong nhân nuôi ĐVHD tại các cơ sở này dần được hoàn thiện. Bên cạnh đó, vấn đề mà phần lớn các cơ sở nhân nuôi ĐVHD hiện nay thường gặp phải đó là con vật bị bệnh mà không biết chữa trị hoặc khi chúng vào mùa sinh sản hay khi thời tiết thay đổi như: Lợn rừng: Đi ngoài, phân trắng, bệnh ho, thương hàn…chưa biết chữa trị bằng phương pháp gì (một số cá thể thương hàn bị chết); rắn bị chết do không phát hiện được bệnh; cầy và don khó sinh sản; rắn bị chết khi nhiệt độ quá cao; nhím nuôi chưa sinh sản hoặc bị chết khi mang thai; dúi bị chết không rõ nguyên nhân...

Nguyên nhân của các vấn đề trên chính là các cở sở còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật nhân nuôi, đặc tính loài vật nuôi, nhiều hộ nuôi theo phong trào mà không hiểu hết về kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD. Các cơ sở đã hoàn thiện về kỹ thuật nhân nuôi rất ít, chủ yếu là các cơ sở nhân nuôi lâu năm.

Kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nhân nuôi ĐVHD, nó quyết định sự thành công hay thất bại của các cở sở nhân nuôi. Tại các cơ sở thiếu kỹ thuật nhân nuôi các loài thường ốm hoặc chết mà không biết cách xử lý. Vấn đề đặt ra ở đây là cần có những giải pháp quản lý việc nhân nuôi ĐVHD, phổ biến kiến thức tới người dân về nhân nuôi ĐVHD để họ có thể phát triển nghề nhân nuôi ĐVHD góp phần bảo tồn và phát triển nguồn gen ĐVHD.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh hải dương và đề xuất (Trang 70 - 71)